Monday, October 19, 2015

BÀN VỀ NHỮNG NHẬN XÉT QUY CHỤP, MÉO MÓ VỀ NHÂN QUYỀN VIỆT NAM (P1)

Thời gian qua, Hạ viện Mỹ đã thông qua "Dự luật nhân quyền Việt Nam - HR 2140, H.R.1897 do hai Hạ nghị sỹ Ed Royce và Chris Smith đề xuất. Nội dung chủ yếu của dự luật đòi "thúc đẩy" nhân quyền cho Việt Nam bằng cách đề ra các biện pháp cấm tăng viện trợ ngoài viện trợ nhân đạo cho Việt Nam trong các năm tài khóa, trừ khi Việt Nam có những tiến bộ "nghiêm túc" và "đáng kể" về nhân quyền (như trả tự do cho tất cả các "tù nhân chính trị và tôn giáo", bảo vệ quyền tự do lập hội, tự do tôn giáo...), đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước đặc biệt quan tâm về tôn giáo (CPC), xem xét lại Việt Nam trong Báo cáo về buôn bán người thế giới, hỗ trợ Đài châu Á tự do (RFA) có đủ nguồn lực duy trì các chương trình tiếng Việt...

Một số Nghị sĩ Hạ viên Mỹ luôn có cái nhìn tiêu cực về tình hình nhân quyền Việt Nam
Các Dự luật lần này không có gì mới so với dự luật Nhân quyền Việt Nam các năm mà Hạ viện Mỹ thông qua. Từ năm 2004 đến nay, Hạ Nghị sỹ Chris Smith cùng một số Hạ Nghị sỹ khác như Ed Royce, Sanchez, Frank Wolf... đã 4 lần giới thiệu các dự luật Nhân quyền Việt Nam và đã được Hạ viện Mỹ thông qua, lần gần đây nhất là 5/2015. Năm nay, phát biểu tại phần thảo luận về dự luật, Chủ tịch ủy ban Đối ngoại Hạ viện Ed Royce và Hạ Nghị sỹ Chris Smith đã nhấn mạnh: “Tình hình dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam rất xấu, ngày càng thụt lùi và cho rằng một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do chính quyền Mỹ chưa có các cơ chế, chế tài gây sức ép với Việt Nam và coi đây là trách nhiệm của cơ quan luật pháp Mỹ.”

Sau khi Dự luật được Hạ viện thông qua, dư luận đã có phản ứng mạnh mẽ, trong đó có cả giới chức chính trị Mỹ cũng cho rằng, dự luật đã không phản ánh đúng tình hình thực tế về nhân quyền ở Việt Nam, tư duy lệch lạc, có ý đồ chính trị, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của một quốc gia có chủ quyền... Quy chiếu các hoạt động trên của Hạ viện Hoa Kỳ với khung cơ chế của LHQ và thông lệ trong quan hệ quốc tế về việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền quôc gia, chúng ta sẽ thấy ai vi phạm luật quốc tế về nhân quyền!

Nhân quyền đã trở thành giá trị chung của nhân loại, là mục tiêu cao đẹp của mọi quốc gia, có tính chất toàn cầu, mọi cá nhân và tổ chức đều có trách nhiệm bảo vệ và thúc đầy. Tuy nhiên việc này trước hết thuộc về trách nhiệm quốc gia, sau đó là cơ chế LHQ và cơ chế khu vực nếu có. Trong khuôn khổ đó, không một quốc gia, một tổ chức nào có đủ tư cách để phê phán, chỉ trích một quốc gia khác về tình hình nhân quyền. 

Việc đánh giá về vi phạm quyền con người của một quốc gia, vị thế pháp lý này dành cho cơ chế LHQ. Đại hội đồng LHQ là cơ quan có trách nhiệm cao nhất, là cơ quan quyết định cuối cùng về hình thức và biện pháp xử lý đối với một quốc gia vi phạm nhân quyền, bao gồm việc chỉ trích, lên án hành vi vi phạm trước dư luận quốc tế và có quyền yêu cầu quốc gia liên quan phải thay đổi chính sách, hành động để chấm dứt hoặc hạn chế các hoạt động vi phạm nhân quyền. 

Việc đưa các vi phạm quyền con người của một quốc gia ra trước Đại hội đồng LHQ được thực hiện theo quy trình, thủ tục chặt chẽ, có sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn của LHQ, trước hết là Hội đồng Nhân quyền, để bảo đảm chính xác, không tùy tiên, nhằm hạn chế tối đa việc bị lợi dụng vào mưu đồ chính trị của các bên liên quan.

Theo bộ máy tổ chức của LHQ hiện nay, việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền ở các quốc gia thành viên có hai khối cơ quan chịu trách nhiệm chính: Khối cơ quan dựa trên Hiến chương và khối cơ quan dựa ữên Công ước. Theo đó, định kỳ 4 năm, các quốc gia thành viên phải báo cáo tổng quan trên tất cả các lĩnh vực về tình hình thực hiện đảm bảo quyền con người (UPR) và báo cáo việc bảo vệ việc thực hiện công ước quốc tế về nhân quyền mà quốc gia mình đã tham gia. 

Do vậy, không một quốc gia hay tổ chức nào có đủ tư cách pháp lý để lên án, chỉ trích về tình hình nhân quyền của một quốc gia khác. Quan điểm của một quốc gia hay tổ chức về tình trạng nhân quyền của một quốc gia khác chỉ mang tính chất tham khảo và cần được thể hiện dưới các hình thức có tính xây dựng, tôn trọng chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác theo các nguyên tắc và mục tiêu đã được đề ra trong Hiến chương LHQ.

Trong khuôn khổ hợp tác về nhân quyền giữa Việt Nam và Mỹ, hai bên đã ữao đổi, tiếp xúc qua nhiều kênh, cấp độ, trong đó có việc tổ chức các phiên đối thoại nhân quyền thường niên về các chủ đề liên quan cùng quan tâm. Được biết, trước mỗi phiên đối thoại, phía Mỹ nhận được nhiều "kiến nghị" từ một số nghị sỹ và các tổ chức, cá nhân "quan tâm" đến tình hình nhân quyền Việt Nam. 

Đến nay, hai bên đã tổ chức 18 phiên đối thoại nhân quyền, trao đổi thẳng thắn nhiều vấn đề quan tâm cụ thể, như: Tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do internet, đề cập nhiều đến những vấn đề, đối tượng cụ thể. Mặc dù giữa hai bên còn có sự khác biệt trong cách tiếp cận về nhân quyền, nhưng phía Mỹ đã ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, trong đó quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam được đảm bảo và đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo (CPC). Hai bên cũng đồng thuận trong việc tôn trọng sự lựa chọn con đường phát triển của mỗi nước. Bên cạnh đó, thông qua cơ chế LHQ, phía Mỹ có thể tham vấn, cung cấp thông tin về các vấn đề liên quan việc bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam, nhằm đảm bảo đúng với khuôn khổ hệ thống các nguyên tắc làm việc của LHQ, không can thiệp công việc nội bộ của quốc gia thành viên, tôn trọng Hiến chương LHQ.

Như vậy có thể khẳng định, việc một nhóm các nghị sỹ Mỹ đã trình lên Quốc hội Mỹ "Dự luật nhân quyền Việt Nam HR 2140, H.R.1897", có nội dung lên án, chỉ trích vỉ phạm nhân quyền của Việt Nam và kiến nghị đưa ra các biện pháp chế tài là trái vớí tỉnh thần Hiến chương LHQ, và làm suy yếu vai trò của tổ chức này trong quan hệ quốc tế, không đúng với thông lệ ngoại giao quốc tế trong việc bày tỏ sự quan tâm về vấn đề nhân quyền trên tinh thần xây dựng, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Điểm qua một số nội dung cụ thể của dự luật nhân quyền Việt Nam mà Hạ viện Mỹ vừa thông qua, chúng ta càng thấy rõ những người ủng hộ dự luật này đã vi phạm thô bạo luật quốc tế về nhân quyền. Có thể thấy rõ đây là những đánh giá tùy tiện, thiếu xây dựng, không tôn trọng quyền dân tộc quốc gia, xuyên tạc bản chất của Nhà nước Việt Nam hiện nay, can thiệp cồng việc nội bộ của Việt Nam, vi phạm Hiến chương LHQ và trái với Công ước quốc tế về quyền con người. Khoản 2, Điều 2 Hiến chương LHQ ghi: "Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và tự quyết của các dân tộc và áp dụng các biện pháp phù hợp khác để củng cố hòa bình thế giới". Hay khoản 1, Điều 1 Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị nêu rõ: "Tất cả các dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa". Đặc biệt, nhận định này của dự luật này đã đi ngược lại với cam kết của hai quốc gia nêu trong Tuyên bố chung giữa Tổng thống Mỹ B.Obama và Tổng bí thư nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm và làm việc tại Hoa Kỳ năm 2015, hai bên dã nhấn mạnh các nguyên tắc trong quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, trong đó có tôn trọng Hiến chương LHQ, luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

Kiên Hoàng

No comments:

Post a Comment