Trong dân tộc Việt Nam, có lẽ những kẻ chống cộng cực đoan ở hải ngoại và đám dân chủ, chấy thức cơ hội trong nước là nhóm công chúng duy nhất không muốn Việt Nam vào TPP, và tỏ rõ sự hả hê mỗi lần chính quyền gặp những rào cản mới trong đàm phán.
Vì sao họ chọn thái độ như vậy?
Thứ nhất, đối với chúng, tiến trình đàm phán TPP là một cuộc đục nước béo cò. Hiện diện như một nhóm con tin để trao đổi giữa chính quyền Mỹ và Việt Nam, họ dễ dàng vớ được nơi đây nhiều cơ hội kiếm chác. Giai đoạn này là thời cơ ngàn năm có một để các nhà hoạt động cực đoan thu hút sự chú ý của báo giới nước ngoài, triều kiến giới chức ngoại giao của các quốc gia Âu Mỹ, lộng hành trong sự dễ dãi của phía Công an, và đi xin tiền tài trợ. Khi tiến trình đàm phán kết thúc, nước hết đục, các cơ hội biến mất, và điều kiện hoạt động sẽ lại khó khăn. Vì vậy, hơn ai hết, chúng có mọi lý do để ước sao cho cuộc đàm phán bị kéo dài.
Những kẻ cơ hội chính trị luôn mong muốn Việt Nam không gia nhập TPP
Thứ hai, về lâu về dài, đất nước càng mở cửa và dân chúng càng giàu lên, thì những kẻ chống cộng cực đoan ở hải ngoại và đám dân chủ, chấy thức cơ hội trong nước này càng không còn đất sống. Người dân càng bớt nghèo và bớt dốt, lượng nhang khói mà những nhà cách mạng này nhận được càng ít đi. Mặt khác, quan hệ Việt - Mỹ càng chuyển sang hướng hợp tác và đối thoại, thì những hoạt động chính trị chỉ mang tính chất đập phá của họ càng ít được chính quyền Mỹ tin dùng. Khi đó, những anh hùng chống cộng lẫy lừng ngày xưa sẽ chỉ còn là mớ vỏ chanh đã bị vắt kiệt nước. Dòng tiền tài trợ từ phương Tây sẽ chuyển hướng sang những hoạt động xã hội dân sự mang tính cải cách và xây dựng, vốn đòi hỏi cả trình độ, viễn kiến lẫn khả năng đối thoại với bên chính thống, những thứ không hề có nơi các nhà chống Cộng. Vì vậy, TPP là một trong những cách nhanh nhất để đưa phe chống Cộng chìm vào lãng quên.
Nhiều vị nói rằng khi ủng hộ phía Mỹ gia tăng rào cản chính trị với Việt Nam, họ đang giúp Việt Nam có thêm dân chủ, nhân quyền. Thật là một ảo tưởng nhảm nhí. Nếu người dân Việt phải nhờ người Mỹ ban phát dân chủ, nhân quyền, thì phải nói rằng họ không xứng đáng làm người và không xứng đáng làm chủ. Đừng trao quyền cho họ, vì ngay khi có nó, họ sẽ bán nó đi. Và một nền dân chủ lệ thuộc vào cuộc mặc cả giữa hai nhà nước chắc chắn là một nền dân chủ giả vờ. Nước ta không cần thứ dân chủ như thế, và cũng không cần những nhà dân chủ như thế.
Để có dân chủ, người dân phải có đủ sức mạnh để làm chủ. Sức mạnh ấy đến từ sự mở cửa về kinh tế và văn hóa, chứ không phải từ việc thả một dúm tù nhân. Với tất cả những lí do trên, phải khẳng định rằng TPP là một cơ hội dân chủ hóa tuyệt vời mà chúng ta không nên bỏ lỡ.
Ngọc Tuấn
No comments:
Post a Comment