Sunday, October 18, 2015

CÁC QUYỀN DÂN SỰ, CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM LUÔN ĐƯỢC ĐẢM BẢO

Trải qua gần 70 năm dựng nước và giữ nước, xây dụng và bảo vệ Tổ quốc, Nhà nước và nhân dân Việt Nam hiểu rõ quyền con người gắn với độc lập, hòa bình, dân chủ và phát triển. Mọi sự phát triển chỉ có ý nghĩa khi thành quả là của mỗi con người và vì mỗi con người. Khi con người được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển, thì sự tăng trưởng kinh tế, sự phát triển của nguồn lao động, cũng như sự phát triển các lĩnh vực khác của xã hội cũng đều vì mục tiêu phát triển con người và vì hạnh phúc của con người. Mọi chính sách phát triển của Việt Nam luôn lấy con người làm trung tâm, phát triển kinh tế vì con nguời; tăng trưởng kinh té gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong tùng bước phát triển và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, giáo dục, nâng cao dân trí, bảo vệ và cải thiện môi trường.


Ngụy tạo, bịa đặt về các quyền dân sự, chính trị tại Việt Nam của blog Danlambao
Từ năm 1946 đến nay, Quốc hội đã từng bước xây dựng các khung pháp lý cho sự phát triển bền vững và toàn diện của đất nước. Hiến pháp và pháp luật đã thiết lập những chế định quan trọng nhất, định hướng cho sự phát triển của Nhà nước, điều chỉnh mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế và xã hội, đảm bảo sự thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế, ổn định, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Việt Nam đã triển khai các Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, Chiến lược cải cách tư pháp, Chương trình cải cách hành chính... nhằm mục tiêu xây dựng và hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, bảo đảm các quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân.

Nội dung các quyền này được thể hiện xuyên suốt qua các chương, mục của Hiến pháp và được cụ thể hóa tại nhiều văn bản pháp luật quan trọng, trực tiếp liên quan đến lĩnh vực dân sự, chính trị như Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Bầu cử Đại biểu Hội đồng Nhân dân, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban Nhân dân, Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát Nhân dân, Bộ luật Dân sự; Bộ luật Tố tụng Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự; Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Đặc xá, Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo... Các văn bản pháp luật trên đã thể hiện đầy đủ các quyền dân sự, chính trị được thừa nhận trong Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới và các công ước quốc tế về nhân quyền, đặc biệt là Công ước về Quyền dân sự và chính trị năm 1966 của LHQ.

Nhà nước Việt Nam nỗ lực xây dựng và kiện toàn các thiết chế đảm bảo quyền con người trên thực tế. Hệ thống các cơ quan Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, bảo vệ pháp luật, đảm bảo các quyền và lợi ích của công dân. Nổi bật là vai trò của Quốc hội thực hiện chức năng giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước; bảo đảm tính độc lập của hệ thống tư pháp; hiệu quả của hệ thống cơ quan điều tra Nhà nước cũng như vai trò ngày càng tăng của các tổ chức chuyên môn như các Đoàn luật sư, Hội luật gia, cơ quan công chứng, văn phòng trợ giúp pháp luật... Vai trò và tiếng nói của các tổ chức, đoàn thể nhân dân như Hội Chữ Thập đỏ, Tổng Liên đoàn Lao động, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Người cao tuổi... trong việc tham gia quản lý nhà nước và xã hội ngày càng được coi trọng. Quy chế dân chủ ở cơ sở do Chính phủ ban hành năm 1998 đã tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân tham gia tích cực vào tiến trình xây dựng, hoạch định và giám sát việc thực hiện chính sách của nhà nước, được nhân dân đồng tình, hưởng ứng.

Hệ thống luật pháp của Việt Nam từng bước được bổ sung và hoàn thiện phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển hài hòa các mặt xã hội, bảo đảm cải thiện mọi mặt đời sống của người dân. Với nhiều nội dung mới, phù hợp với thực tiễn của cuộc sống, Hiến pháp năm 1992 và hệ thống các văn bản pháp luật như Luật Bảo vệ sức khỏe người dân 1989, Bộ luật Lao động 1994 (sửa đổi và bổ sung năm và 2006), Luật Giáo dục 1998 (sửa đổi năm 2005), Luật Đất đai hiện nay đang tiếp tục sửa đổi), Luật Bảo hiểm xã hội 2006, Luật Phòng chống HIV/AIDS 2006... đã tạo hành lang pháp lý trong việc cụ thể hóa và thực hiện các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân. Hệ thống pháp luật của Việt Nam trên lĩnh vực này đã tiếp cận với những chuẩn mực quốc tế và tạo tiền đề vững chắc cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước.

2002 Chính quyền các cấp được giao quyền mạnh hơn về quản lý tài chính, ngân sách, đầu tư, y tế, giáo dục... để chủ dộng triển khai những chính sách phát triển phù hợp với tình hình của từng địa phương. Các ủy ban như ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, ủy ban Quốc gia về người cao tuổi được thành lập để thực hiện chức năng tư vấn cho Chính phủ về chính sách và giải pháp đối với những vấn đề liên quan; tuyên truyền, phổ biến và vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời giám sát việc thực hiện của các cơ quan chính phủ. Các tổ chức, đoàn thể nhân dân như Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam... đóng vai trò ngày càng quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Những thành tựu đạt được trong việc đảm bảo quyền dân sự, chính trị và quyền kinh tế, xã hội, văn hóa cho người dân thể hiện cam kết mạnh mẽ và nỗ lực không ngừng của Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, trong điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước còn nhiều khó khăn. Đây là tiền đề quan trọng để Việt Nam tiếp tục phấn đấu đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền cơ bản của người dân.

Hoàng Trường

No comments:

Post a Comment