Monday, October 19, 2015

BÀN VỀ NHỮNG NHẬN XÉT QUY CHỤP, MÉO MÓ VỀ NHÂN QUYỀN VIỆT NAM (P2)

Các Dự luật mà Hạ viện Mỹ ban hành nhận xét: "Từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương Mại thế giới ngày 11-01-2007, chính quyền Việt Nam bắt bớ tùy tiện đối với nhiều người đấu tranh ôn hòa cho tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền, như: Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Cù Huy Hà Vũ, Lê Công Định, Nguyễn Ván Hải, Tạ Phong Tần và Lê Văn Sơn". Hay "Chính quyền Việt Nam tiếp tục giới hạn quyền tự do tôn giáo, kiềm chế hoạt động của các tổ chức tôn giáo độc lập, sách nhiễu các tín đồ nào có hoạt dộng tôn giáo bị chính quyền coi là mối đe dọa tiềm tàng cho vị trí độc tôn quyền lực của họ. Đây là những nhận xét không đúng với tình hình thực tiễn của Việt Nam trong việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, cố tình tôn giáo hóa, dân tộc hóa các vấn đề liên quan, cố tình gán ghép các nhân quyền và pháp luật. Các vụ việc, trường hợp cụ thể với vấn đề quyền con người với dụng ý can thiệp, vu cáo Việt Nam. 

Khái niệm vè bắt giam giữ tùy tiện đã được LHQ nêu rõ, đó là việc bắt, xử lý không theo một quy trình pháp lý sẵn có để đảm bảo việc bắt, xét xử công bằng, độc lập và phù hợp với chuẩn mực luật nhân quyền quốc tế. Đối với những trường hợp cụ thể mà dự luật đề cập, họ là những người có hoạt động vi phạm pháp luật Việt Nam (Điều 79, Điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam) và bị bắt, xử lý theo đúng quy trình luật định. Phiên tòa xét xử các trường hợp trên được tổ chức công khai, độc lập. Trong đó, một số phiên xử, đại diện Đại sứ quán các nước Mỹ, EU và G4, các hãng thông tấn AP, DPA, Reuters... đều tham dự. Các trường hợp này đều có luật sư bào chữa và tranh tụng tại các phiên tòa. Ngoài ra, pháp luật Việt Nam cũng nghiêm cấm việc bắt giữ hoặc giam ngườỉ trái pháp luật (Điều 123 BLHS). Rõ ràng, nhận xét của các dự luật về việc bắt giữ tủy tiện dối với các trường hợp nêu trên là không dứng với văn kiện pháp lý của LHQ về vấn đề bắt giữ tùy tiện, không đúng với tình hình thực tế tại Việt Nam. 

Ed Royce và Chris Smith tác giả của các dự luật về Nhân quyền Việt Nam
Dự luật đề cập đến việc một số bloggers, một số người theo tôn giáo bị bắt và cáo buộc Việt Nam đàn áp tôn giáo, đàn áp người bắt đồng chính kiến, vi phạm tự do ngôn luận. Đây là nhận xét quy chụp, lập lờ, cố tình gán ghép hoạt động thực thi pháp luật của lực lượng chức năng với vấn đề nhân quyền, tôn giáo. Bản chất của vấn đề không phải là các trường hợp trên bị bắt vì họ theo tôn giáo hay chỉ vì họ là các blogger, họ bị bắt vì đã có các hoạt động vi phạm pháp luật Việt Nam. 

Tương tự như vậy, chả lẽ chúng ta lại gán ghép, cáo buộc lực lượng chút năng Mỹ đã phân biệt đối xử; đàn áp ngườỉ theo đạo Hồi chỉ vì họ đã thực hiện nhiệm vụ khi bắt một tín đồ Hồi giáo về các hoạt động khủng bố. Như tại bất cứ quốc gia nào, việc xem xét hành động của những công dân nói trên không phụ thuộc vào những cái “mác” họ tự gắn cho mình như “blogger”, “người bảo vệ nhân quyền”, mà cần căn cứ vào những quy định của hệ thống pháp luật của Việt Nam. 

Các trường hợp cụ thể mà dự luật đề cập đã có hành vi lợi dụng tự do ngôn luận xuyên tạc chính sách, pháp luật Nhà nước Việt Nam, thậm chí đã có các hoạt động thực tiễn và công khai kêu gọi, kích động các hoạt động lật đổ Nhà nước Việt Nam. 

Các hoạt động trên đã đe dọa trực tiếp an ninh quốc gia, vi pham pháp luật Việt Nam. Việc bắt, xử lý các trường hợp trên là đúng và cần thiết, ở đây cũng cần nêu thêm Điều 79, Điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam là hoàn toàn hợp hiến và phù hợp luật nhân quyền quốc tế, là cụ thể hóa luật nhân quyền quốc tế. Nội dung của các điều luật trên không hạn chế quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, chỉ xử lý các hoạt động lợi dụng tự do ngôn luận nhằm xâm phạm an ninh quốc gia và quyền lợi ích hợp pháp của người khác. 

Khoản 3 Điều 19 Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị nêu rõ: "Việc thực hiện quyền tự do ngôn luận kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, có thể dẫn tới một số giới hạn nhất định, những hạn chế này phải dược pháp luật quy định và cần thiết để: “Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác, bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc dạo đức cộng đồng". 

Đối với nước Mỹ, họ luôn tự nhận là nước đi đầu trong việc bảo đảm quyền con người. Nhưng cộng đồng quốc tế nói chung và nước Mỹ nói riêng đang gặp phải những thách thức về an ninh phi truyền thống mà nước Mỹ đang phải đối mặt. Vấn đề quyền cá nhân và an ninh quốc gia luôn là bài toán, là thách thức đối với chính nước Mỹ. Và trong nhiều trường hợp, các chính sách và hoạt động của chính quyền Mỹ lấy lý do an ninh quốc gia đã gặp phải sự chỉ trích dữ dội của dư luận tại Mỹ vì vi phạm quyền con người, quyền riêng tư đó sao? 

Sau vụ khủng bố 11-9-2001, Đạo luật Yêu nước Mỹ được ban hành, với nhiều quyền hạn cho lực lượng chức năng, vi phạm quyền thư tín, riêng tư cá nhân. Gần đây nhất, qua vụ Snowden cho thấy, quyền tự do ngôn luận, quyền thư tín bị chính quyền Mỹ vi phạm nghiêm trọng và có hệ thống. Do vậy, có thể thấy, các nhận xét của các dự luật là không công bằng, áp dụng tiêu chuẩn kép, có chủ ý can thiệp công việc nội bộ và một mặt nào đó có thề làm phức tạp thêm vắn đề quan tâm của Việt Nam. 

Quan hệ Việt - Mỹ đà có bước đi vững chắc, từng bước được nâng cấp với quá trình dịch chuyển từ bao vây, cấm vận sang đối tác, hợp tác, trong đó có hợp tác về nhân quyền. Tuy nhiên, hiện nay tại nước Mỹ vẫn còn một số thế lực có tâm lý chống Việt Nam, dùng vấn đề nhân quyền như là công cụ để can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam, đi ngược lại với xu thế chung và cam kết của lãnh đạo hai bên, không tôn trọng thông lệ quốc tế và khuôn khổ các cơ chế nhân quyền LHQ trong việc giải quyết các vấn đề nhân quyền. Do vậy, sẽ không phải là mảnh ghép cuối cùng trong ý đồ tạo dựng một bức tranh giả về tình hình nhân quyền Việt Nam. 

Hiện nay, trong khuôn khổ hợp tác về nhân quyền giữa Việt Nam và Mỹ, hai bên vẫn tổ chức đối thoại thường niên, mặc dù còn có sự cách biệt về cách tiếp cận, nhưng trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở, các phiên đối thoại đã góp phần giải tỏa những vấn đề hai bên cùng quan tâm. Để vấn đề hợp tác trên có hiệu quả, thiết nghĩ một số Nghị sỹ Mỹ cũng như Hạ viện Hoa Kỳ hãy từ bỏ sự thù hận, tôn trọng Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế về nhân quyền, tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam và có cách nhìn thực tế hơn trong quan hệ, hợp tác nhiều mặt, đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ mà hai bên đã cam kết. 

Kiên Hoàng

No comments:

Post a Comment