Friday, October 16, 2015

CHÍNH BIẾN THÁI LAN VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆT NAM

Đầu năm 2004, tại các tỉnh miền Nam Thái Lan (nơi có đa số người Hồi giáo Pisinh sống) bắt đầu xuất hiện tình hình căng thẳng. Hàng loạt vụ tấn công vào các trụ sở cơ quan chinh quyền, trụ sở cảnh sát, cơ sở giáo dục công lập, địa điểm đồn trú của các đơn vị quân đội (những biểu tượng của chính quyền Trung ương Thái Lan) đã diễn ra, cướp đi sinh mạng nhiều người, trong đó có nhiều người dân vô tội. 

Thái Lan luôn nằm trong tình trạng bất ổn

Đặc biệt, những vụ tấn công nhằm vào các chức sắc Phật giáo tại đây diễn ra liên tiếp, khiến nhiều người nghĩ đến các mâu thuẫn tôn giáo, thậm chí là sự hận thù tôn giáo đã hiện diện ở khu vực này. Trong mười năm qua, đã có gần 5.400 người bị chết, gần 9.600 người bị thương, gồm thường dân theo Phật giáo, Hồi giáo, cảnh sát, binh lính và cả lực lượng khủng bố, trong đó đông nhất là thường dân, tài sản của Nhà nước và người dân bị phá hủy, hư hại chưa thống kê được.

Tình hình ở miền Nam Thái Lan luôn rất căng thẳng, vì người dân không thể biết mối nguy hiểm đe dọa mình đang đến từ đâu và vào lúc nào để phòng tránh. Trong khi đó, hình ảnh phổ biến và đậm nét ở khu vực này là bất kỳ ở nơi nào cũng đều có các trạm canh gác, kiểm soát được dựng lên, các công sự phòng thủ được thiết lập bằng những bao cát chống đạn, binh lính lăm lăm súng trong tay với tinh thần cảnh giác cao... khiến người ta luôn cảm thấy tình hình an ninh ở đây không đảm bảo, sự thanh bình bị đe dọa, cuộc sống luôn diễn ra trong nơm nớp lo sợ. An ninh, trật tự ở khu vực này đến bao giờ được lập lại vẫn luôn là câu hỏi lớn, chưa có lời giải đối với mọi thành phần liên quan, trong đó trách nhiệm của chính phủ Thái Lan và của lực lượng Hồi giáo ly khai phải được đặt lên hàng đầu.

Khu vực miền Nam Thái Lan và một số bang phía Bắc Malaysia hiện nay vốn là lãnh thổ của Vương quốc Hồi giáo Pattani có từ thế kỷ XIII. Đến thế kỷ XVI, do nhiều nguyên nhân phức tạp về lịch sử, dân tộc và địa lý, một phần của Vương quốc này bị sáp nhập vào Vương quốc Siam (từ ngày 11/5/1949 đổi tên là Thailand - Thái Lan ngày nay). Đến năm 1902, được chính quyền Bangkok tuyên bố chính thức sáp nhập vào Vương quốc Sỉam. Vùng đất này ở cực Nam Thái Lan, giáp, với Malaysia và hiện được chia thành các tình là Narathivvat, Pattani, Yala và 4 quận thuộc tỉnh Songkhla. Người dân theo đạo Hồi chiếm đa số, nhưng họ lại là thiểu số (gần 4%) trong đa số dân theo Phật giáo của đất nước Phật giáo Thái Lan. 

Người theo đạo Hồi ở khu vực này có khoảng 4 triệu người, trong đó có 2,2 triệu người từ 15 tuổi trở lên, hầu hết đều mang hai quốc tịch Thái Lan và Malaysia. Các phần từ Hồi giáo cực đoan đã lợi dụng đặc điểm đó để phạm tội trên đất Thái Lan, sau đó vượt biên giới sang Malaysia lẩn trốn khi Thái Lan mở những cuộc tấn công truy lùng (người theo Hồi giáo ở miền Nam Thái Lan thường cố nguồn gốc Malaysla. Trong khi đó, người theo Phật giáo Thái Lan chủ yếu có nguồn gốc Thái Lan). 

Thực tế trên gây rất nhiều khó khăn cho lực lượng An ninh Thái Lan (cho dù họ có nhận được sự ủng hộ của chính quyền Malaysia..). Biên giới Thái Lan - Malaysia là vùng rừng rậm nhiệt đới. Với những yếu tố lịch sử và địa lý làm ảnh hưởng sâu sắc đến yếu tố sắc tộc, tôn giáo, người Hồi giáo hiện đang sống tập trung tại khu vực cực Nam Thái Lan ngẫu nhiên cổ sự bắt đồng về ngôn ngữ, văn hoá, tôn giáo với các vùng, miền khác của đất nước Phật giáo Thái Lan.

Theo cựu Thủ tướng Thaksin Shinavvatra, ý đồ của những kẻ khủng bố là nhằm tạo ra xung đột tôn giáo ở khu vực này. Các thủ lĩnh Hồi giáo tạỉ đây đã và đang tích cực tập hợp lực lượng Hồi giáo ly khai, như Tổ chức Giải phóng thống nhất Pattanỉ (PULO), tổ chức PULO mới, Phong trào ly khai “Mặt trận Cách mạng Dân tộc Melayu Thống nhất” (BRN)... nhằm đấu tranh với chính quyền Trung ương để đòi lại quyền tự trị và khôi phục Vương quốc Pattani. Vấn đề trở nên nghiêm trọng do liên quan trực tiếp đến tôn giáo, đặc biệt khó kiểm soát sau sự kiện 11/9/2001, khỉ các tổ chức này bị kích động bởi tư tưởng cực đoan và nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ nhiều mặt từ các tồ chức khủng bố quốc tế.

Sự thật là, người theo Phật giáo chiếm thiểu số ở miền Nam, nhưng thường là những người giàu có hơn người Hồi giáo địa phương, đồng thời đa số những chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo các cơ quan hành chính, cảnh sát, an ninh nội địa... ở đây lại nằm trong tay những người theo đạo Phật. Thực tế này đã tạo nên tâm lý bất mãn, cảm thấy bị ức hiếp trong đa số người dân Hồi giáo tại đây. 

Đã có nhiều nhà phân tích cho rằng, nếu Chính phủ Thái Lan tôn trọng nhân quyền trong chính sách đối xử với người Hồi giáo, không chà đạp các đặc trưng văn hóa của người Hồi giáo và nếu cộng đồng người Hồi giáo ở miền Nam Thái Lan được Nhà nước Thái Lan đối xử công bằng như với những cộng đồng người Thái khác, thì sự nổi loạn sẽ dịu đi rắt nhiều, thậm chí đã không cố xung đột đẫm máu như đã diễn ra trong thời gian qua. 

Vì vậy, có thể hiểu mục tiêu nổi dậy của người Hồi giáo ở miền Nam Thái Lan là để chống lại điều mà họ gọi là sự kỳ thị, bất công mà chính quyền Trung ương của Nhà nước Phật giáo Thái Lan dành cho người gốc Malaysia theo đạo Hồi. Tính chất hoạt động khủng bố ở miền Nam Thái Lan không giống như hoạt động Hồi giáo thánh chiến (thông qua các tỏ chức khủng bố Hồi giáo cực đoan) đã và đang diễn ra ở nhiều nước Hồi giáo khác trên thế giới. Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng, việc giải thể Trung tâm quản lý các tỉnh biên giới phía Nam theo mô hình tỉnh trưởng của cựu Thủ tướng Thaksỉn Shinavvatra, chuyển giao cơ chế và lực lượng giành nhau quyết liệt về quyền lực, khi ngấm ngầm, lúc bùng phát, làm cho tình hình chính trị ở Thái Lan tiếp tục rơi vào tình trạng bất ổn trầm trọng, xã hội Thái Lan bị chia rẽ sâu sắc.

Xung đột ở miền Nam Thái Lan mang đậm màu sắc tôn giáo và đã trải qua 3 đời thủ tướng chính thức (Thaksỉn kiểm soát khu vực này từ quân đội sang cảnh sát đập phá vỡ thế cân bằng và ổn định tại đây được quân đội và cảnh sát tạo lập từ thập niên 70 của thế kỷ trước cũng là một trong những nguyên nhân chính làm cho tình hình miền Nam Thái Lan căng thẳng, khó kiểm soát. Chính phủ Thái Lan thực hiện chính sách vừa đàm phán với lãnh tụ các nhóm ly khai, dụ dỗ, lôi kéo một số nhân vật cầm đầu, nổ lực đưa họ hòa nhập vào chính sách quốc gia đối với khu vực này, vừa tiến hành các hoạt động chia rẽ, ly gián nội bộ các nhóm khùng bố, đầy các đối tượng “cứng đầu" vào thế bị cô lập, kết hợp tấn công trấn áp các băng, nhóm khùng bố, nhưng hiệu quả chưa đạt được như mong đợi. 

Diễn biến tình hình phức tạp, khó lường ở miền Nam Thái Lan với những hoạt động khủng bố do các nhóm Hồi giáo ly khai tiến hành mang đậm màu sắc dân tộc và tinh thần tôn giáo, diễn ra thường xuyên, đầy bạo lực sẽ có những tác động nhất định và nhanh chóng về mọi mặt, nhất là tới  Việt Nam, đặc biệt là tác động xấu đến những vấn đề nhạy cảm như dân tộc, tôn giáo ờ các vùng chiến lược Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. 

Các hoạt động tuyên truyền thông và ngoài nước đòi thành lập “Nhà nước Mông”, hoạt động “xưng vua”, “đón vua”... ở các tỉnh Tây Bắc; hoạt động xúc tiến thành lập “Tổng hội Tin lành Đêgar” ở Tây Nguyên, các hoạt động riêng lẻ hoặc liên kết của các hội, nhỏm phản động lưu vong người Chăm, Khmer, người Thượng đòi quyền tự quyết, hoạt động kích động hận thù dân tộc, xuyên tạc lịch sử vùng đất Tây Nam Bộ, tuyên truyền “đất nước KKK”... Đang không ngừng diễn biến phức tạp và chắc chắn sẽ được khích lệ tinh thần dân tộc và tôn giáo từ hoạt động khủng bố mang đậm màu sắc dân tộc và tôn giáo diễn ra ờ miền Nam Thái Lan, theo quy luật là tình hình ở miền Nam Thái Lan càng diễn biến căng thẳng, phức tạp thì ảnh hưởng, tác động tiêu cực của nó vào các hoạt động nêu trên ờ các vùng chiến lược của Việt Nam càng rõ ràng, mạnh mẽ.

Trước những khả năng thực tế như đã phân tích, các lực lượng liên quan có nhiệm vụ đảm bảo an ninh các vùng chiến lược cần phải luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, nhận thức sâu sắc tính chất nguy hiểm của những diễn biến bạo loạn tôn giáo ở miền Nam Thái Lan và nguy cơ tác động tiêu cực đến an ninh chính trị các vùng chiến lược; tuân thủ triệt để quan điểm, tư tưởng chì đạo và các phương châm, nguyên tắc trong công tác đảm bảo an ninh các vùng chiến lược, trong đó đặc biệt coi trọng lấy an ninh cơ sở, an ninh tại chỗ làm ưu tiên hàng đầu trong đảm bảo an ninh các vùng chiến lược; chủ động tăng cường nắm tình hình mọi mặt, mọi diễn biến có lên quan đến an ninh chính trị trên địa bàn; kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường trên địa bàn tương ứng với thời điểm những diễn biến phức tạp ở miền Nam Thái Lan xảy ra và mối liên hệ giữa chúng; chủ động nghiên cứu, đưa ra các dự báo chính xác về khả năng xuất hiện các tình huống phức tạp, các hoạt động biểu tình, gây rối, gây bạo loạn và các hoạt động phá hoại khác lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo xây dựng và triền khai các kế hoạch, phương án, đề án đảm bảo an ninh chính trị trên địa bàn trong mọi tình huống...

Nguy cơ tác động xấu của bạo loạn tôn giáo ở miền Nam Thái Lan đến tình hình các vùng của ta cần được coi là một sự tấn công từ bên ngoài, nhưng không khó dự báo và nếu xảy ra cũng không phải là khó ngăn chặn hoặc vô hiệu hóa. 

Hoạt động chống đối của các thế lực thù địch ở mỗi địa bàn chiến lược của Việt Nam đều có những đặc trưng riêng, nhưng có điểm chung là đều liên quan đến việc lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo để thực hiện âm mưu ly khai. Tính chất của hoạt động đó tương tự như các hoạt động bạo loạn tôn giáo ờ miền Nam Thái Lan xảy ra trong thời gian qua và đang tiếp diễn phức tạp. 

Cảnh giác, phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động lợi dụng những diễn biến xấu về tình hình dân tộc và tôn giáo ở miền Nam Thái Lan để chống Đảng, Nhà nước tại các vùng chiến lược là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, nhất là của các lực lượng đảm bảo an ninh trên địa bàn trong tình hình hiện nay.

Hải Trang

No comments:

Post a Comment