Sunday, October 11, 2015

HẬU QUẢ CỦA MỘT CUỘC CÁCH MẠNG MÀU

Cho đến thời điểm hiện tại, các thỏa thuận giữa lực lượng đối lập ở Ukraine và chính quyền Kiev dường như không đủ sức dập tắt ngọn lửa bạo lực được nhen nhóm và đang bùng phát tại quốc gia Đông âu này. Đẫm máu khi cảnh sát chống bạo động xông vào rào chắn được thiết lập bởi những người biểu tình chống Chính phủ tại quảng trường Độc lập tại Thủ đô. Và dù đương kim Tổng thống Viktor Yanukovych cùng 3 thủ Enh đối Lập Areseni Yatsenuk (Đảng Đất mẹ), Vitali Klitschko (Đảng Udar) và Oleg Tyagnibok (Đảng Tự do) đã dạt được thỏa thuận “về đình chiến và bắt đầu tiễn trình đàm phán” sau đó vài tiếng đồng hồ, nhưng tại khắp các tỉnh thành của Ukraine, biểu tình và bạo lực vẫn đang lan rộng. Không chỉ tái chiếm và giành lại quyền kiềm soát quảng trường Độc lập ở Kiev, những người biểu tình cổ vũ trang còn phong tỏa một con đường dẫn tới cửa khẩu Rorczowa sang Ba Lan. Chưa hết những người biểu tình còn có cả một tiểu đội các tay súng bắn đa cấp trên nóc nhà và bắn đạn thật vào lực lượng cảnh sát chống bạo động... Đổ máu có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong bất kỳ hoàn cảnh nào.


Cảnh tượng hỗn loạn như một bộ phim chiến tranh khi người biểu tình Ukraine đụng độ với cảnh sát ở quảng trường Độc lập
Những hành động này càng khiến Ukraine đứng trước nguy cơ trở thành một bãi chiến trường khốc liệt, nhất là khi Bộ Nội vụ nước này chính thức thông báo về việc những người biểu tình quá khích, từ nhiều nguồn cung cấp khác nhau đã có trong tay ít nhất 2.000 đơn vị súng và 100.000 đạn dược các loại. Đến ngay cả các thành viên nội các Ukraine, dù rất hy vọng vào các cuộc đàm phán mới, cũng buộc phải sơ tán khỏi tòa nhà chính của Chính phủ nằm gần khu vực xảy ra các cuộc đụng độ ở trung tâm thủ đô Kiev. Báo động an ninh chính thức được đưa ra và Cơ quan An ninh quốc gia Ukraine (SBƯ) cũng công bố một chiến dịch chống khủng bố trên phạm vi toàn quốc nhằm đối phó với làn sóng biểu tình chống Chính phủ hiện nay. Lực lượng chống khủng bố Ukraine được đặt trong tình trạng báo động cao, sẵn sàng hoạt động và tham gia giải quyết trong tình huống bất ngờ. An ninh được siết chặt tại một số địa điểm nhạy cảm ở Ukraine như nhà ga, sân bay, trạm xe buýt, các đường ống dẫn dầu, nhà máy diện, các kho vũ khí, các cơ quan chính phủ... Một số quy định mới đối với hoạt dộng biểu tình trên đường phố cũng được đặt ra trong đó nghiêm cấm việc tiến quá gần đến trụ sở các cơ quan, ban ngành trực thuộc Chính phủ; cấm người biểu tình sử dụng các thiết bị gây bạo lực trên đường phố; các cơ quan chức năng tại Kiev còn thiết lập 2 trạm kiểm soát trên đường từ sân bay quốc tế Borispoi về Thủ dô.

Đáng chú ý là trong khi những người ủng hộ phe đối lập vẫn tiếp tục tham gia biểu tình trên đường phố với lý do rằng, việc tìm kiếm một Thủ tướng mới của Tổng thống Viktor Yanukovych vẫn là chưa đủ cho lời kêu gọi cải cách Hiến pháp và tổ chức bầu cử mới thì những người ủng hộ Chính phủ đương nhiệm của Ukraine cũng bắt đầu lên kế hoạch đối đầu trực tiếp với lực lượng đối lập. Đây là nhân tố khiến tình hình ở Ukraine càng thêm rối ren, đẩy các bên lớn gần hơn miệng hổ của sự xung dột, bạo lực, thậm chí là nội chiến. Nhiều nhà phân tích nhận định, cách giải quyết tốt nhất cho vấn đề hiện nay ở Ukraine là sự thỏa hiệp giữa các bên. Nghĩa là cả Chính phủ và lực lượng đối lập đều phải có từng bước nhún nhường nhất định. Hiện tại, sự mâu thuẫn lớn nhất trong đàm phán giữa hai bên chính là việc cải cách Hiến pháp mà cụ thể là việc quy định quyền hạn của Tổng thống. Lực lượng đối lập thì muốn gây sức ép để Ukraine quay trở lại với bàn Hiến pháp năm 2004, theo đó những quyền lực lượng yếu chi phối Chinh phủ sẽ được chuyển từ Tổng thống sang Quốc hội. Theo đó Quốc hội sẽ có quyền thành lập và giải tán Chính phủ, trong khi Thủ tướng có quyền bổ nhiệm các bộ trưởng trong nội các với sự đồng thuận trong Quốc hội. Nếu điều này xảy ra thì Ukraine lại sẽ lặp lại lịch sử cuộc đối đầu giữa Tổng thống với Thủ tướng. Và Tổng thống Viktor Yanukovych cũng không bao giờ chấp nhận. Bước lùi của ông Viktor Yanukovych hiện giờ mớỉ chỉ dừng lại ở việc chia sẻ chiếc ghế Thủ tướng cho thủ lĩnh lực lượng đối lập Arseniy Yatsenyuk và chiếc ghế Phó Thủ tướng cho cựu võ sĩ quyền anh Vital! Klitschko nhưng hai người này vẫn chịu chấp nhận.

Nhưng dường như, sự nhân nhượng của Tổng thống Viktor Yanukovych càng khiến cho lực lượng đối lập có đà lấn tới. Cụ thể là một ngày sau khi thỏa thuận hòa bình được hai bên ký kết, Quốc hội Ukraine duới sức ép của lực lượng đối lập đã bỏ phiếu cách chức quyền Bộ trưởng Nội vụ Vitaly Zakharchenko vì được cho là đã sử dụng “bạo lực" nhằm vào người biểu tình trong làn sóng bất ổn trên dường phố ở thủ đô Kiev và nhất trí ủng hộ lệnh ân xá vô điều kiện toàn bộ những người bị bắt giữ hoặc có khả năng bị truy tố liên quan đến cuộc biểu tình... Đỉnh điểm của việc này là vào ngày 22-2, đến lượt Tổng thống Viktor Yanukovych trở thành mục tiêu tấn công bằng lá phiếu ủng hộ phế truất. Ngay sau đó, ông Víktor Yanukovych đã buộc phải rời Kiev trong tiếng súng và tạm lánh ở Kharkov nơi có đông người ủng hộ ông. Còn cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko, sau những ngày tháng ngồi tù vì hàng loạt tội danh, lại xuất hiện trên quảng trường Độc lập với lời kêu gọi về một sự thay đổi hay thực chất là một “cuộc cách mạng màu” mới ở quốc gia Dông Âu này. Cuộc chiến bên ngoài “Gió dổi chiều” là nhũng gì mà giới phân tích nhận định về tình hình Ukraine hiện nay. Và đổi chiều này đã được "cổ xúy" bởi những tuyên bố trái ngược nhau từ các cường quốc trên thế giới. Chẳng hạn như Anh, Pháp, Mỹ, các quốc gia này đều tỏ thái độ hoan nghênh việc Quốc hội phế truất Tổng thống Viktor Yanukovych, phóng thích cựu nữ Thủ tướng Yulia Tymoshenko và hối thúc thành lập một chính phủ liên minh mới. Trong khi đó, cả Đức, Nga và Trung Quốc đều bày tỏ quan điểm rằng, trước tình hình nghiêm trọng hiện nay, các bên liên quan phải ý thức trách nhiệm vì tương lai và sự thống nhất đất nước và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov còn khẳng định, lực lượng đối lập ở Ukraine được dẫn dắt bởỉ “các phần tử cực đoan cổ vũ trang" và là những kẻ đang gây ra mối đe dọa trực tiếp tới chủ quyền và trật tự của Ukraine. Đồng thời, ông Sergei Lavrov cũng kêu gọi các nước khác sử dụng ảnh hưởng của mình đối với lực lượng đối lập Ukraine để đảm bảo việc thực thi ngay lập tức thỏa thuận ngừng xung đột đạt được hôm 21-2...

Những diễn biến mới nhất tại Ukraine đang cho thấy nguy cơ nước này có thể lún sâu hơn vào sự chia rẽ và tranh giành quyền lực. Việc phe đối lập kiểm soát hoàn toàn thủ đô Kiev và Tổng thống Viktor Yanukovich chuyển đến "thành trì" ủng hộ ông là Kharkov khiến nhiều người nghĩ đến kịch bản chia tách Đông - Tây tại quốc gia 46 triệu dân này. Bản thân Tổng thống Ukraine khi xuất hiện trên truyền hình Nga vẫn nhấn mạnh, các quyết định của Quốc hội nước này hôm 21-2 và 22-2 là bất hợp pháp và ông sẽ không ký bất kỳ một văn bản nào do Quốc hội thông qua, trong đó có việc cắt giảm quyền lực của ông và thả tự do cho cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko. Còn bà Yulia Tymoshenko, ngay sau khi thoát khỏi nhà tù cũng đã có mặt tại Quảng trường Độc lập để đưa ra kế hoạch mới cho đất nước Ukraine trong đó nhấn mạnh việc sớm gia nhập EU...

Sự khác biệt trong quan điểm giữa lực lượng đối lập Ukraine và chính quyền Kiev đã cho thấy khả năng chia cắt ngày càng cận kề. Nhưng nó chưa phải là nhân tố quyết định trong mọi vấn đề ở Ukraine. Mà thực chất, như nhiều nhà phân tích đã nhận định, Ukraine là một con tốt trên bàn cờ chính trị và những sóng gió mà nước này đang hứng chịu chỉ là do tác động của một cuộc chiến từ bên ngoài, cuộc chiến giữa các cường quốc. Thực tế thì, những yêu sách mà lực lượng đối lập ở Ukraine đưa lên Chính phủ hoàn toàn có thể được giải quyết bằng cách đàm phán, đối thoại. Những sự xúi giục, kích động từ thế lực thù địch đã đẩy người Ukraine vào thế tự hại lẫn nhau. Hãy xem nguyên nhân dẫn đến sự bùng phát của các cuộc biểu tình. Đó là do Tổng thống Viktor Yanukovych đột ngột “quay lưng” lại với kế hoạch hội nhập với Liên minh châu Âu (EU) để ngả sang phía Nga. Nguyên nhân là vì ông Viktor Yanukovych nhận thấy rằng việc thân Nga mang lại nhiều lợi ích thực tế và sát sườn hơn là ngả theo châu Âu, nhất là khi EU chưa cho Kiev thấy rõ những lợi ích từ việc gia nhập châu Âu còn Nga lại “trói chặt” nước này bằng những chính sách khuyến khích và gần đây nhất là gói viện trợ trị giá 15 tỷ USD thông qua việc mua trái phiếu và giảm 30% giá khí đốt để giúp đỡ nền kinh tế đang suy yếu của nước này.

Đương nhiên, nước cờ của chính quyền Moscow khiến EU và Mỹ phải giật mình bởi chính họ đã để tuột mất “con cá lớn”. Và thế là, để giành lại vị thế, EU đã đưa ra đề nghị 20 tỷ USD để đổi lấy việc ký Hiệp định về kinh tế. Mỹ cũng có những lời hứa tương tự. Song bấy nhiêu thôi cũng không đủ để kéo Ukraine quay lại với đoàn tàu EU và Mỹ. Chính từ đây, mâu thuẫn về lợi ích chiến lược giữa các cường quốc này đã đẩy Ukraine vào chào lửa. Bởi lẽ, với Nga, khi đã giữ được Kiev là đồng minh thân cận thì nền chính trị, an ninh quốc phòng và kinh tế của nước này đều được đảm bảo. Ngược lại, nếu để Ukraine ký hiệp ước thương mại vớí EU, nền kinh tế Nga có nguy cơ thiệt hại hàng chục tỷ USD. Đó là chưa kể đến nguy cơ mất quân cẳng Sevastopol của Hạm đội Biển Đen, mất sự an toàn ở vùng biên giới và dễ bị NATO áp sát nếu Ukraine tiếp tục gia nhập NATO và cho phép triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa... Còn EU, kéo được Ukraine tức là họ có thêm đồng minh trong khu vực, làm thay đổi cán cân Đông - Tây, đẩy sức ép mạnh hơn về nước Nga đang trỗi dậy. Mỹ củng vậy, Ukraine là cái đích mà Washington nhắm để từ đó “thiết lập thế trận vòng vây” đối với Nga, tăng uy tín trong khu vực Đông Âu vốn được coi là “sán sau” của Nga. Chưa hết, nếu Yanukovich bổ nhiệm thủ lĩnh đối lập Arseniy Yatsenyuk làm Thủ tướng và một thủ lĩnh đối lập khác là ông Vỉtaly Klitschko làm Phó Thủ tướng... Mọi chuyện sẽ chỉ dừng ở đó nếu trong cuộc điện đàm, bà Victoria Nuland không nói câu rằng “EU thật khốn nạn”... và tiết lộ về triển vọng một đặc sứ tại LHQ ủng hộ việc thành lập chính phủ mới tại Ukraine. Đáp lại, Đại sứ Geoff Pyatt đã hối thúc bà Victoria Nuland đẩy nhanh tiến trình này để tránh nguy cơ bị người Nga ngăn chặn: “Tôi nghĩ rằng chúng ta cần đẩy nhanh kế hoạch này nhằm tránh việc người Nga phát hiện và xúi chính phủ Ukriane đương nhiệm phá hoại”...

Các nhà phân tích cho rằng, sự ra đi của ông Yanukovych sẽ để lại sự tranh chấp quyền lực chính trị trên chính trường Ukraine, đẩy quốc gia này phải đối mặt với nguy bị chia rẽ sâu sắc bởi các đảng phái đối lập. Cái giá của cuộc biểu tình chống chính phủ là với hàng chục người thiệt mạng, hàng nghìn người bị thương và một đất nước Ukraine kiệt quệ về kinh tế, chia rẽ về chính trị và văn hóa. Đất nước Ukraine đang đứng trước một tương lai mịt mù, về chính trị có thể có sự ra đời của hai hay nhiều trung tâm quyền lực, đẩy quốc gia trước bờ vực chia cắt và tan rã; về kinh tế, quốc gia này đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản và rất cần sự hỗ trợ tài chính nước ngoài trước một bài toán khó giải giữa ảnh hưởng của Nga và Mỹ, EU. Cuộc sống của người dân Ukraine phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Hải Trang

No comments:

Post a Comment