Monday, October 26, 2015

BỨC THƯ TÂM HUYẾT CỦA MỘT BẠN TRẺ GỬI CÁC "NHÀ RÂN CHỦ" Ở VIỆT NAM"

Sau khi Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng nhân quyền của Liên hợp quốc, bên cạnh sự vui mừng, sự tự hào của mọi người con đất Việt, vẫn có nhiều tiếng nói lạc lõng của các "nhà dân chủ cuội" trên các trang blog, facebook fanpage phủ nhận thành công của Nhà nước Việt Nam, tiếp tục vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền. Bức xúc trước hành động này của các "nhà Rận chủ", một bạn trẻ tâm huyết đã gửi cho chúng tôi một bức thư nhờ chúng tôi đăng tải. Chúng tôi xin phép đăng toàn văn bức thư đầy tâm huyết này.

Kinh gửi các "nhà rận chủ" !

Việt Nam trở thành một trong 14 thành viên mới của Hội Đồng Nhân Quyền với số phiếu cao nhất so với 13 nước còn lại, đạt 184/192 phiếu thuận. Đây là một phần thưởng xứng đáng cho đất nước Việt Nam sau những nỗ lực không biết mệt mỏi của Đảng, nhà nước cũng như toàn thể nhân dân Việt Nam trong việc xây dựng, phát triển đất nước trên mọi lĩnh vực trong đó có việc đảm bảo và phát huy quyền con người. Là một người thanh niên, là công dân của đất nước Việt Nam với tuổi đời còn rất trẻ khi biết được thông tin này, tôi đã thật sự rất vui, rất tự hào nhưng tôi không thấy bất ngờ. 


Họ luôn có cái nhìn méo mó về tình hình thực thi nhân quyền tại Việt Nam

Tôi không bất ngờ bởi vì đứng dưới quan điểm và những cảm nhận của riêng cá nhân tôi tôi thấy rằng trong những năm qua những chính sách của Đảng và nhà nước luôn hướng đến việc phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân, đảm bảo các quyền tự do cơ bản của công dân và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để mọi công dân có thể phát triển, hoạt động trên mọi lĩnh vực thì việc đất nước tôi trúng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền là một điều tất yếu, điều đó không chỉ có riêng bản thân tôi mà tôi chắc chắn rằng có rất nhiều người bạn trẻ như tôi cũng đồng ý với tôi. 

Tôi vui vì tôi biết đất nước của tôi đã được tín nhiệm cao nhất so với 13 nước còn lại trong Hội Đồng Nhân Quyền mà tiền thân là Ủy ban nhân quyền LHQ với mục tiêu“thúc đẩy và khuyến khích sự tôn trọng các quyền của con người và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hoặc tôn giáo” điều đó chứng tỏ đất nước Việt Nam đã và đang làm tốt mục tiêu Hội Đồng Nhân Quyền đã đề ra. 

Tôi vui vì tôi biết đây là một cơ hội để chứng tỏ cho bạn bè thế giới biết những gì mà Việt Nam đã và đang làm để bảo vệ và phát huy các quyền của con người trong nước nói riêng và đấu tranh bảo vệ các quyền cơ bản của con người trên toàn thế giới nói chung. 

Nhưng tôi vẫn thấy lạ, tôi lạ vì chắc có lẽ tôi còn quá trẻ, còn ít tuổi để chưa hiểu hết đầu đuôi câu chuyện? Hay là có những người còn không hiểu chuyện hơn tôi, hay là cố tình không hiểu chuyện? Họ không vui vì việc đất nước Việt Nam là thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền? Sao lạ thế nhỉ?

Dạo quanh một vài Blog, Facebook Fanpage để đi tìm câu trả lời cho điều đó. Tôi thấy có rất nhiều người có cùng ý kiến như tôi, nhưng có những người lại có ý kiến, quan điểm đưa ra để phủ nhận những thành công, những kết quả mà đất nước Việt Nam đã đạt được. 

Phải chăng họ đã lâu không về Việt Nam hay chưa một lần được đặt chân đến đất nước Việt Nam, không được chứng kiến những đổi thay của đất nước từng ngày từng giờ, không được chứng kiến đời sống của con người Việt Nam đang từng bước được cải thiện mà họ chỉ tiếp cận qua những luồn thông tin trái chiều? Hay là họ cố tình không muốn thấy, không muốn chứng kiến những đổi thay của đất nước Việt Nam. 

Họ viết, họ nói rằng đất nước tôi vi phạm nhân quyền? Vi phạm quyền con người, quyền công dân? Sao lại có cái lý mà nó lại vô lý như vậy? Vi phạm nhân quyền mà có 184/192 phiếu thuận để vào Hội Đồng Nhân Quyền? Hơn nữa quyền công dân, quyền con người ở đất nước Việt Nam đã được đề cập, được nhắc đến từ rất lâu. Trong bản "Tuyên ngôn độc lập" Chủ Tịch Hồ Chí Minh cũng đã thể hiện quyền con người thông qua Tuyên ngôn độc lập của Mỹ,Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp, qua đó Bác cũng khẳng định nhân dân Việt Nam cũng như mọi nhân dân trên thế giới có quyền được sống, quyền tự do và bình đẳng. Một đất nước đã dũng cảm đứng lên chiến đấu chống đế quốc Pháp, Mỹ xâm lược vì mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp, mong muốn được quyền tự do, bình đẳng liệu có thể lại vi phạm những quyền nêu trên? Tất nhiên là không, sự tồn tại của nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là để đảm bảo thực hiện các quyền và lợi ích đó của công dân. Để khẳng định rõ hơn về những quyền cơ bản về con người này, Đảng và nhà nước đã được thể chế hóa trong đạo luật cơ bản của nhà nước đó là Hiến Pháp về quyền và nghĩa vụ của công dân. Tại Điều 50 Hiến Pháp khẳng định:
"Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật."
Tại Điều 15 Hiến Pháp sửa đổi cũng quy định:
1. Ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền con người, quyền công dân được Nhà nước và xã hội thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng.
Điều đó có nghĩa là các quyền con người được tôn trọng ở nước Việt Nam đều được thể hiện thông qua các quyền công dân quy định trong Hiến Pháp. Đất nước tôi đã có những quy định rõ ràng như vậy nhưng tại sao một số bạn trẻ thậm chí có những người nhiều tuổi hơn tôi trong các Blog, Facebook Fanpage lại đưa ra những ý kiến trái chiều, vô lý như vậy. 

Một số người lại lợi dụng việc này để "đòi trả tự do cho những công dân đang bị giam giữ chỉ vì thực thi quyền tự do ngôn luận và các quyền con người khác dựa trên những nền tảng giá trị, tiêu chuẩn phổ quát từ các công ước của Liên Hiệp Quốc"? Bản thân tôi biết rằng tự do ngôn luận là một quyền hết sức cơ bản của con người. Tuy nhiên trong Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền đã khẳng định quyền tự do ngôn luận và các quyền khác: "phải tuân thủ những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận, tôn trọng đối với các quyền và quyền tự do của những người khác, đáp ứng được những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ"

Trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (1966) Điều 19 Quy định:
1. Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp.
2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội.
Những người mà một số người gọi là "những người thực hiện quyền tự do ngôn luận" đòi thả tự do đã vi phạm vào những quy định của pháp luật nước CHXHCN Việt Nam, vì vậy họ phải bị xử lý. Trên thực tế, không chỉ ở Việt Nam mới có một số chế tài đối với hành vi lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí để vi phạm pháp luật, mà ở Hoa Kỳ, CHLB Ðức, Pháp... đều có luật và điều khoản luật xử lý nghiêm khắc hành vi lợi dụng tự do ngôn luận. 

Bản thân tôi thắc mắc là họ dựa trên cơ sở gì nữa đây để đòi thả tự do cho những kẻ đã vi phạm pháp luật? Những con người đó đã lợi dụng Blog, Facebook Fanpage để bóp méo sự thật về quyền tự do ngôn luận nói riêng cũng như các quyền khác ở Việt Nam, lợi dụng việc chính quyền thực thi pháp luật để vu cáo Nhà nước Việt Nam, lợi dụng việc Việt Nam trúng cử vào thành viên của UNHRC để lôi kéo tầng lớp thanh niên như tôi vào việc "cổ vũ", "ủng hộ" cho những "yêu cầu", "đòi hỏi" của chúng mà nền tảng là những lập luận méo mó, những phản ánh không đúng sự thật trên đất nước Việt Nam. Khi đọc những nội dung như thế, tôi cảm nhận thấy đó như một trò hề. 

Việc Việt Nam trở thành thành viên của UNHRC là một cơ hội cũng như một thử thách rất lớn. Mặc dù việc thực hiện các quyền như đã nói ở trên tại Việt Nam còn gặp khó khăn khi nhận thức về pháp luật của mọi người chưa trở thành ý thức thường trực, tự giác, hệ thống truyền thông phát triển nhưng còn chưa có tính chuyên nghiệp. Nhưng bản thân tôi và thế hệ trẻ chúng tôi luôn tin tưởng vào những quan điểm, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước Việt Nam về quyền tự do ngôn luận nói riêng và các quyền lợi khác của công dân. Luôn tin rằng mọi người dân Việt Nam sẽ được hưởng các quyền này ngày càng đầy đủ hơn, được tạo các điều kiện để phát triển toàn diện và hài hòa phù hợp với sự phát triển của đất nước từ đó có những đóng góp thiết thực vào sự phát triển chung của xã hội.

Phong Linh 

No comments:

Post a Comment