Monday, October 26, 2015

ĐẠI NGHĨA DANLAMBAO VỚI LỐI TƯ DUY NGU SI

Đọc bài viết "Giải mã huyền thoại những anh hùng cộng sản" và bài "Bản sắc anh hùng" của Đại Nghĩa trên Dân làm báo
với những đòi hỏi các nhà lãnh đạo, nguyên thủ quốc gia, nhất là các tướng lãnh trong quân đội phải đổ máu trên chiến trường mới được gọi là anh hùng. 

Vâng, dẫu biết xưa nay "nghiệp bá nghìn năm, trải trăm trận mới nên thắng lợi", nhưng không có nghĩa tất cả ai cũng phải ra trận, phải đổ máu, phải chết mới gọi là anh hùng. Chiến tranh thời nay không phải là tướng quân ra trận tỉ thí võ nghệ với tướng giặc. Mà ngay cả thời phong kiến tướng lĩnh có võ nghệ không thôi cũng không đủ, còn phải có tài điều khiển binh lược, có đầu óc về nghệ thuật quân sự thì mới trăm trận trăm thắng. Nếu không có tài binh lược mà chỉ có đổ máu trên chiến trường thì những cái tên như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung sẽ mãi chỉ là vô danh tiểu tốt, là ánh sáng đom đóm trong lịch sử chứ không bao giờ có thể rạng danh muôn thuở. Với lại quân mà mất tướng thì như rắn mất đầu, đánh đấm kiểu gì?

Mà ai bảo chủ tịch Hồ Chí Minh và tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp không ra trận? Bác Hồ trực tiếp thị sát chiến trường ở mặt trận Đông Khê năm 1950 trong chiến dịch Biên giới thu đông đó. Trận đánh đầu tiên trong sự nghiệp quân sự hoành tráng của đại tướng là trận ông trực tiếp chỉ huy diệt hai đồn Phai Khắt, Nà Ngần, tiêu diệt 16 lính ngụy (1 cai đội Pháp), bắt sống 37 lính ngụy khác trong khi đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân không chịu bất kỳ một thiệt hại nào. 

Bác Hồ thị sát chiến trường ở mặt trận Đông Khê trong chiến dịch Biên giới
Đánh trận đâu phải cứ dàn quân cả ngàn người trên một chiến trường, cùng nã pháo vào nhau tới tấp rồi cả hai cùng xông vào chém giết nhau như trận Waterloo của Wellington và Napoleon. Đánh trận mà giảm được tối đa thiệt hại cho quân ta, gây thiệt hại tối đa cho địch, gây bất ngờ lớn cho địch. Trận Điện Biên Phủ Tổng chỉ huy biết kéo pháo ra, làm hầm chắc chắn để chống phản pháo và máy bay Pháp, làm quân Pháp dưới lòng chảo hứng trọn đạn pháo phải đầu hàng cũng là một kỳ tích, ông đâu nhất thiết phải cầm súng ra chiến hào bắn nhau với quân Pháp, nhưng chiến thằng Điện Biên Phủ đã khiến cho từ những người binh nhì đào hào cho tới Tổng tư lệnh với quyết định sáng suốt thành người hùng.

Kìa ! hãy nhìn sang nước khác, hãy thử xem Abrham Lincoln ngoài trận thung lũng Shenandoah mà ông trực tiếp nhìn quân miền nam đánh đến tận rìa thủ đô Washington DC ra thì có trận nào khác mà ông ta có mặt cùng tướng sĩ của mình trong nội chiến Hoa Kỳ không? Nhưng có ai phủ nhận đóng góp của ông ta tới quyết định thắng lợi của quân miền bắc trong nội chiến Hoa Kỳ không? 

Eisenhower trong chiến tranh thế giới thứ nhất cũng chỉ làm công tác huấn luện quân đội, nhưng tài năng của ông đã góp phần làm khởi sắc binh chủng tăng thiết giáp non trẻ của quân đội Hoa Kỳ lúc đó, đến tận chiến tranh thế giới thứ hai ông ta góp phần cùng quân Anh lên kế hoạch thành công cho ngày đổ bộ 6 tháng 6 vào Normandy để giải phóng nước Pháp, nhưng ông ta cũng đâu có đổ bộ lên đó cùng thủy quân lục chiến hay lính dù Hoa Kỳ, nhưng có ai phủ nhận ông ta là một trong những danh tướng của chiến tranh thế giới thứ 2 không? Geogre Washington khi còn thất bại trước sức mạnh của quân Anh cũng phải ẩn nấp trong rừng ở Valley Forge, chờ thời cơ để tiến đánh chứ không phải nhào ra chiến trường đánh một mất một còn thì cách mạng Hoa Kỳ đi đến đâu? 

Napoleon từng nói: "Chiến tranh là một nghệ thuật đơn giản và tất cả là cách thực hiện trên chiến trường". Xin nhắc những cái đầu ngu si chống cộng cực đoan điều này và hãy nhìn vào lịch sử quân sự thế giới trước khi phán bừa theo cái kiểu "phim ảnh thế này thì thực tế phải như vậy". Còn tôi thì có một câu hỏi cho các người: Các người đã từng bao giờ đổ máu ngoài chiến trường chưa? 

Hoàng Trường

No comments:

Post a Comment