Cu Ti
"Nghiên cứu" là hai từ lớn lao mà giới học giả, các nhà khoa học hay giáo sư tiến sĩ luôn hãnh diện phô ra để tượng trưng cho công lao của mình trước một công trình khoa học, hay một cái đề tài hay cái gì đó đi chăng nữa…Tóm lại là có nghiên cứu cặn kẽ thì mới cho chúng ta thành quả. Nhưng cái việc nghiên cứu hiện nay không biết là để làm gì nữa đối với các công trình như kiểu công trình văn học của nước ta vừa ra mắt vừa qua. Đó là bộ từ điển Type truyện dân gian do nhà xuất bản lao động ấn hành. Đó là các nhà nghiên cứu văn học của chúng ta đã hóa một tác phẩm của một cá nhân thành một tác phẩm của dân gian. Thông qua cái vụ này tôi xin mạn phép có vài lời.
Tôi còn nhớ một tư tưởng mà cố nhà văn Nam Cao đã để lại đó là “cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng đã là một sự bất lương rồi, còn cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện.” Vậy mà hôm nay chúng ta lại được thấy sự cẩu thả một cách phũ phàng trong một công trình nghiên cứu văn học cấp nhà nước. Thế thì ngôn từ gì để đánh giá cho hết cái sự cẩu thả thế này đây? Tôi rất đồng ý với tác giả Lê Chân Nhân là chỉ sau một công trình nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu đầu ngành của chúng ta đã biến nhà thơ Trần Đăng Khoa thành dân gian. Thật là một sự hài hước khó tả.
Thứ nhất tôi đang tự hỏi các công trình nghiên cứu mang tiếng kiều này thì mục đích thì cho ai đây thưởng thức đấy? Hay là các nhà nghiên cứu của chúng ta mổ xe phân tích xong rồi đưa về nhà mà tế. Trách nhiệm của họ đặt đâu khi một công trình mang danh là Viện Văn học nghiên cứu, sưu tầm và tổng hợp. Là một bộ từ điển văn học mà như vậy à? Cái tên đao to búa lớn Type từ điển truyện dân gian do các giáo sư tiến sĩ đầu ngành văn học nghiên cứu mà đã biến một tác phẩm là sản phẩm tưởng tượng của một cậu bé thành một tác phẩm dân dã do nhân dân lưu truyền. Có tai hại không cơ chứ? Thế nhưng các vị này lớn tiếng nói rằng đây là sản phẩm họ dày công nghiên cứu. Không biết họ nghiên cứu cái gì nữa không biết. Thật là sợ hãi biết bao khi những ai tra cái từ điển này rồi cứ một mực phán rằng tác phẩm “Trường ca đi đánh thần hạn” là của dân gian và quay lại chửi thề vào mặt của ông Trần Đăng Khoa rằng là đồ đạo văn từ khi vắt mũi chưa sạch thì chết.
Mà nghĩ cũng buồn cười là cái tác phẩm này gõ vào Gúc gồ thì hiện lên rõ mồn một năm xuất bản và tác giả của nó như vậy mà các giáo sư tiến sĩ đầu ngành của chúng ta lại không làm được cả cái việc ấy.Không biết được cái nguồn ấy ở đâu ra nữa. Hay các vị nghe trẻ trâu đọc thì phán luôn cho đây là một sản phẩm của cộng đồng. Chán cái kiểu nghiên cứu mớ cơm lộn cám thế này. Mà tất cả đều học hàm học vị kễnh cả đấy. Đúng là hai từ trách nhiệm đã quá xa xỉ đối với các nhà nghiên cứu này chăng?
Thứ hai là nói về trách nhiệm sau vấn đề này. Một tác phẩm mang danh nghệ thuật phục vụ cho nghệ thuật mà sai một cách trơ trẽn như thế thì thử hỏi các nhà nghiên cứu văn học của chúng ta nghiên cứu để làm gì không biết? Tôi tự hỏi là liệu họ có tiếc công sức mà họ bỏ ra không nhỉ. Đây là một công trình nghiên cứu được chính phủ rót tiền xuống để thực hiện. Tóm lại là tiền thì là của Nhà nước, mà của Nhà nước thì lấy từ tiền thuế của nhân dân. Vậy nên có lẽ các vị này chẳng xót đâu. Nếu là công việc nhà họ thì chắc gì đã có cái chuyện này. Đây cho một hiện tượng đau xót rằng. Khơi mào ra các công trình nghiên cứu chỉ để lấy tiền từ Nhà nước mà thôi. Còn kết quả của công trình nghiên cứu là điều không quan trọng. Sai hay đúng thì mặc kệ. Lại cái kiểu sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi. Và trách nhiệm cũng chẳng của riêng ai cả mà chỉ là của tập thể. Không biết số lượng công trình như thế này còn bao nhiêu nữa không biết.
Và thứ ba là liệu công tác kiểm duyệt các tác phẩm hay công nhận các công trình khoa học ở nước ta liệu có ổn hay không khi đã để cho một công trình khoa học sai chềnh ềnh ra như thế được xuất bản. Trên lý thuyết bình thường thì sẽ nhiều người cho rằng hay là nhà thơ Trần Đăng Khoa đã sao lại của dân gian và nhận là của mình. Vì chẳng ai nghĩ rằng không lẽ một nhóm các giáo sư tiến sĩ đầu ngành mà lại làm sai như vậy được. Không lẽ họ copy và paste thật. Theo tôi thì nhà thơ Trần Đăng Khoa không ngu gì mà đạp đổ cái sự nghiệp của mình chỉ một phút như thế được. Nếu giả sử Nhà thơ Trần Đăng Khoa mà có đạo văn của dân gian thật sự thì ngày hôm nay ông sẽ không dại gì mà lên tiếng cả. Vì làm thế thì khác gì “lạy ông tui ở bụi này”. Trong khi nhà thơ Trần Đăng Khoa là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Vậy nên có lẽ nên xem xét lại công tác kiểm duyệt các tác phẩm văn học cũng như công nhận các công trình khoa học ở nước ta. Những cái cốt lõi làm nền tảng cho nền giáo dục nói chung và nghiên cứu khoa học nói riêng mà đã sai chòe hoe ra thế này thì chẳng trách được nền giáo dục chúng ta mãi không tìm được lối ra. Và buồn hơn nữa khi nghĩ rằng các giáo sư tiến sĩ này có lẽ đã từng có thời gian đi thuyết giảng cho biết bao nhiêu người theo nghiệp văn chương thì có lẽ cũng chính họ đã bóp chết cả lòng tin của những người học trò sau khi ai biết được sự cố này. Và những học sinh sẽ chẳng biết bấu víu vào đâu khi ở giữa một nền giáo dục không có bến bờ. Ngay cả những giáo sư tiến sĩ đầu ngành mà cũng khó tin thế này thì còn biết tin ai để lấy chuẩn mực cho kiến thức và đạo đức nghề nghiệp đây?
Chẳng biết rồi chúng ta sẽ được xem giới văn học sẽ xử lý vụ này thế nào đây và tương lai sẽ bới móc ra bao nhiêu vụ như thế này nữa?
No comments:
Post a Comment