Tuesday, June 30, 2015

TỈNH LẠI ĐI CÁC BẠN CAMPUCHIA LẦM ĐƯỜNG!

Như thông tin đã đưa, ngày 28/6/2015, một nhóm khoảng 250 người Campuchia do Thach Setha, Chủ tịch Cộng đồng Khmer Kampuchea Krom dẫn đầu đã tiến sâu vào khu vực mốc 203 giữa tỉnh Svay Rieng và tỉnh Long An của Việt Nam và tấn công làm 7 người Việt bị thương.

Bất chấp lời kêu gọi tôn trọng đường biên giới giữa 2 nước của người dân và bộ đội biên phòng Việt Nam, nhóm người Campuchia đã có những hành động khiêu khích, tấn công nhân dân Việt Nam.

Trước động thái trên, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định: “Chúng tôi phê phán mạnh mẽ hành động bạo lực do một số phần tử quá khích người Campuchia gây ra, vi phạm pháp luật của cả hai nước, các Hiệp ước, Hiệp định và thỏa thuận giữa Việt Nam và Campuchia, ảnh hưởng đến tiến trình phân giới cắm mốc cũng như quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Campuchia". 



Một số phần tử cực đoan Khmer đã tấn công làm 7 người Việt bị thương

Cần nói thêm rằng, để cứu nhân dân Campuchia, hơn 50.000 chiến sỹ quân tình nguyện Việt Nam đã ngã xuống, rất nhiều người vẫn nằm đâu đó nơi góc rừng Cambot, tiếp tục giữ bình yên cho các bạn, trong khi nỗi đau của các gia đình Việt không bao giờ có thể nguôi ngoai..

Người dân Campuchia - đất nước Phật Giáo, đã gọi: "Quân tình nguyện Việt Nam là thiên thần, là đội quân nhà Phật". 

Trong cuộc trả lời phỏng vấn TTXVN tại Campuchia, nhà báo Khiev Kola, người từng là phóng viên của nhiều cơ quan báo chí Campuchia và quốc tế, hiện là bình luận viên chính trị của Đài Truyền hình CTN của Campuchia nói: "Khi người dân Campuchia đang rên xiết, tuyệt vọng trong địa ngục trần gian do Pol Pot dựng lên thì họ đã được bộ đội Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia cùng quân tình nguyện Việt Nam đến cứu. Người dân Campuchia lúc đó coi bộ đội Mặt trận và quân tình nguyện Việt Nam là những "cứu tinh" đến cứu giúp họ thoát khỏi "lưỡi hái tử thần". 

Khi cả thế giới quay lưng, người dân Việt Nam đã nhịn ăn nhịn mặt để cứu trợ các bạn. Như câu nói của Bí thư kiêm Chủ tịch tỉnh Svây Riêng trước đồng bào Campuchia đang nhận phần gạo cứu trợ của nhân dân Việt Nam gửi đến: “Đây là gạo của nhân dân Việt Nam gửi đến cứu đói cho chúng ta, chúng ta nhận gạo này trong lúc nhân dân Việt Nam cũng đang bị đói, chúng ta không bao giờ quên sự nhường cơm sẻ áo này”. 

Và khi một phóng viên nước ngoài hỏi “Quân Việt Nam sang đây, Campuchia phải cung cấp cho họ những gì”?, Chủ tịch tỉnh Kông Pông Chàm Pi Chay đã trả lời ngay “Chỉ nước và khí trời”. 

Đất nước này chưa bao giờ được bình yên! Nên luôn mong được bình yên, cho mình và bạn bè! 

Việt Nam đã giúp các bạn lật đổ những tên đao phủ, để tên thì phải chết nhục nhã trong rừng, những tên còn lại thì bị đưa ra Toàn án LHQ kết tội diệt chủng. Từ đó Campuchia mới có bộ mặt như ngày hôm nay.

Mai Anh

Monday, June 29, 2015

NHỮNG KẺ THÍCH "DỊ THƯỜNG"!

Xem ra, vĩ nhân họ hay chọn cách hành xử “bình thường” – và chính những cái bình thường ấy, biến họ thành vĩ đại.

Còn những thế loại giảng viên như thế này thì lúc nào cũng muốn vĩ đại và tỏa sáng, nhưng lại thích tỏa sáng một cách “dị thường”, sinh ra quái gở.




Nhà báo kiêm sử gia người Mỹ Stanley Karnow từng viết. Về Đại Tướng

"Sau Hồ Chí Minh, ông là nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam thế kỷ 20... Ông ấy giống như một vị thánh. Không có gì khiến ông phải chấp nhận thất bại"

Nhà nghiên cứu khoa học lịch sử quân sự người Anh, Peter Mac Donald, đánh giá: "Từ năm 1944-1975, cuộc đời của Võ Nguyên Giáp gắn liền với chiến đấu và chiến thắng, khiến ông trở thành một trong những thống soái lớn của mọi thời đại. Với 30 năm làm tổng tư lệnh và gần 50 năm tham gia chính sự ở cấp cao nhất, ông tỏ ra là người có phẩm chất phi thường trong mọi lĩnh vực của chiến tranh. Khó có vị tướng nào có thể so sánh với ông trong việc kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy. Sự kết hợp đó xưa nay chưa từng có".

Năm 1992, Peter McDonald đã xuất bản tác phẩm "Võ Nguyên Giáp - Một sự đánh giá" (Giap, an assessment), trong đó, có trích lời nhận xét của vị tướng Pháp Marcel Bigéard (1916-2010), người từng chỉ huy quân đội Pháp tại Việt Nam: "Võ Nguyên Giáp đã chỉ huy và chiến thắng qua một thời gian khá dài, đạt được kết quả ấy trong thời gian suốt 30 năm, thật là một chiến tích kỳ diệu".

Cuốn sách cũng trích lời của Đại tướng Mỹ William Westmoreland - một trong những đối thủ của Tướng Giáp, nhận xét: "Võ Nguyên Giáp là một con người cương nghị, một vị tướng vĩ đại". Theo Westmoreland, ông tìm thấy ở Võ Nguyên Giáp một con người đầy nghị lực. Ông nói: "Những vị tướng chỉ huy quân sự ở cấp cao buộc phải có đức tính này, nếu không, họ sẽ không tồn tại lâu được".

Ý kiến Khen thuộc các học viện uy tín trên thế giới có dựa trên những đánh giá mang tầm vĩ mô và tổng quan lịch sử, dựa trên cả những đối phương bại trận nhưng “tâm phục khẩu phục” biết lịch lãm nhìn nhận. Ý kiến chê là những cái lều tranh phên vách hở tứ tung chẳng có sở cứ gì ngoài cảm xúc và đố kỵ.

Người đời nói “ngọc còn có vết”, không ai ở trên đời hoàn hảo cả. Tướng Giáp cũng không phải một ngoại lệ, ông không phải là thần thánh, ông có quyền được khiếm khuyết như người bình thường.

Đại Tướng từng nói!

"Quân đội Nhân dân Việt Nam ở cả miền Bắc và miền Nam, như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói là một quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng, có tinh thần quyết chiến rất cao, thông minh và sáng tạo. Còn vị tướng dù có công lao lớn đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người đánh thắng Mỹ. Các ngài gọi tôi là vị tướng thần thoại, nhưng tôi tự nghĩ tôi bình đẳng với những người lính của mình".

Giờ chúng ta hãy ngắm một loạt các danh tướng nổi danh mà vẫn không tránh khỏi những điều kém cỏi:

Khi bàn về tài năng quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, lại bàn đến sao chịu nhẫn nhục, sao lại lo sinh nở của đàn bà, sao lại thế nọ rồi lại thế kia… là ấm ớ vớ vẩn, chơi gian. Có một phương ngôn chắc chắn rằng: “Mọi cái vĩ đại đều phải đặt trên sự cực đoan. Mọi cái vững chắc thì đặt trên sự bình thường”. Cái diều muốn bay lên thì phải làm bằng giấy yếu ớt. Hòn gạch chắc chắn thì không bay lên được.(ông cũng đã từng nói nói rằng người cộng sản làm bất cứ việc gì mà tố chức giao phó)

Đánh giá tài năng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cần phải được dựa trên những tiêu chí chung, tức công lý chứ không thể theo cảm xúc “bụng”. Giờ hãy đặt câu hỏi, nếu ông không xứng đáng vị tướng giỏi nhất thế kỷ 20 của Việt Nam thì ai xứng đáng hơn? Nào xin mời các vị có khả năng đề cử?! Nưng đừng đem những bại tướng dưới tay ông ấy đấy nhé,Hay là à uôm để rồi muốn ai cũng bằng mình? Người Trung Quốc có câu “Người quân tử muốn kéo người khác lên ngang bằng mình. Còn kẻ tiểu nhân luôn mong kéo người khác thấp xuống ngang mình”. Người Việt mang nặng căn tính nô tài, đến Ngô Bảo Châu thành công rõ ràng như vậy, nhiều người còn hiềm tị. Than ôi một chín một mười hãy nên đố kỵ, đằng này chiều cao hòn sỏi cứ đòi đọ đỉnh núi làm gì. Ở đời, đo người khác bằng thước, thì đến lượt mình mới được đo bằng thước. Đằng này muốn xí xóa tất cả những người tài thì vị trí của ta sẽ được đặt ở chỗ nào? Văn mình thành phố là trật tự vì có nhà cao nhà thấp. Còn giá trị nhà quê là những ngôi nhà sàn sàn nhau nên không cần phân biệt trật tự. Không phân biệt trật tự, à uôm mọi người bằng mình chính là nét văn hóa tiểu nông, tiểu trí căn bản của người Việt. Một văn hóa lè tè như vậy làm sao có thể trao tặng lời khen cho người khác?

Có câu chê người dễ lắm, ai cũng làm được. Khen người khó lắm vì phải bao dung hơn hẳn người mới làm được điều đó. Cái trí thì thấp! Cái tâm không sáng thì sao có thể bàn đến các bậc thiên tài? . Kiến thức thấp, đầu óc hạn hẹp cay cú, sao có thể có lương tri cao mà bàn tới các việc vĩ mô?

Linh Nguyễn 

Sunday, June 28, 2015

TẠI SAO ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ PHẢI UỐN LƯỢN NHẤP NHÔ?

Đường sắt chở khách nhanh đô thị có một số yêu cầu đặc trưng khác đường sắt chở khách đường dài (liên tỉnh, liên quốc gia …) và đường sắt chở khách chậm đô thị.


Tầu thường có ít nhất là 3 toa; chỉ chuyên chở khách; được vận hành với tốc độ trung bình khá cao; trong khi khoảng cách giữa các điểm đón trả khách (bến) rất ngắn (thường không quá 1500m và bình quân khoảng 700m - 800m).


Đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông nhấp nhô gây nhiều tranh cãi


Dù đường tầu được bố trí ở độ cao nào (trên cao, trên mặt bằng địa phương, nửa chìm nửa nổi, hay dưới ngầm), toàn tuyến đều nằm trong không gian độc lập với tất cả các phương tiện giao thông khác.

Cho nên để đảm bảo các chỉ tiêu cao về kinh tế - kỹ thuật và an toàn thích hợp; một mặt tuyến đường cần phải phù hợp với không gian xây dựng có được (tránh các không gian chướng ngại, các công trình kiến trúc, các không gian cần bảo vệ hoặc nơi có điều kiện địa hình, địa mạo, địa chất và địa chất thủy văn không cho phép); mặt khác, cả bình đồ và trắc đồ dọc đều phải được quy hoạch sao cho dễ vận hành an toàn đoàn tầu, có thể tự động hóa và chi phí vận hành kinh tế nhất.

Bình đồ của tuyến cần phù hợp với bình đồ mặt bằng xây dựng có được. Tuy nhiên nếu điều kiện hiện trường và yêu cầu khai thác cho phép; bình đồ tuyến càng ít uốn lượn càng tốt và bán kính cong lượn càng lớn càng tốt.

Như vậy, trên thực tế, bình đồ của tuyến luôn phải uốn lượn mềm mại theo những độ cong cho phép tùy thuộc vào vị trí các điểm đi và điểm đến (các bến) trên bình đồ, cùng với các không gian chướng ngại trên đường.

Trắc đồ dọc của tuyến có dạng hình sin vừa tương ứng với khoảng cách giữa 2 điểm đón trả khách (bến) liên tiếp, các không gian chướng ngại trên đường (thí dụ không gian cần thiết của các đường giao thông có bình đồ giao cắt với bình đồ của tuyến đường sắt đô thị đang nghiên cứu), tốc độ chạy tầu, tốc độ an toàn khi ra vào bến, chi phí năng lượng, chi phí dừng hãm trong quá trình vận hành chung và khả năng hỗ trợ an toàn trong quá trình vận hành đoàn tầu ra vào bến. 

Nếu trắc đồ dọc của tuyến đường gần như cùng mức:

Khi toàn tuyến gần như có cùng độ cao đủ vượt qua không gian chướng ngại cao nhất; một mặt, chi phí xây dựng các trụ cầu cạn cùng với đường lên xuống các bến sẽ tăng lên đáng kể; mặt khác, độ che khuất các công trình kiến trúc lân cận sẽ tăng lên, vừa làm ảnh hưởng đến mỹ quan chung, vừa làm tăng mức ảnh hưởng không tốt đến các chỉ tiêu vi khí hậu và môi trường sinh thái tại đây.

Như vậy, trắc đồ dọc của tuyến đường trước hết cần phải lên xuống mềm mại theo những độ dốc và độ cong đứng cho phép, tùy thuộc vào tương quan giữa độ cao cơ sở của cung đường và độ cao không gian chướng ngại mà cung đường đó cần vượt qua 

Khi toàn tuyến gần như cùng mức:

Sự tăng tốc của đoàn tầu vừa rời bến phải dựa hoàn toàn vào năng lượng điện cung cấp cho tầu, cùng với sự điêu luyện của người điều khiển; hoặc chế độ tự động ổn định.

Sự giảm tốc của đoàn tầu gần đến bến phải dựa hoàn toàn vào khả năng làm việc của hệ thống phanh hãm của tầu, cùng với sự điêu luyện của người điều khiển; hoặc chế độ tự động ổn định.

Trường hợp phanh tốt, cộng với người điều khiển tỉnh táo và điêu luyện; hoặc chế độ tự động hóa hoạt động bình thường; mọi việc sẽ suôn sẻ. Còn lại, khi hãm dừng tại bến, đoàn tầu có thể gặp nguy cơ dừng không đúng chỗ, phải điều chỉnh mất thời gian, tốn năng lượng và hại phanh; thậm chí, trong 1 số trường hợp, có thể gây mất an toàn do chạy quá đà 1 quãng dài.

Do khoảng cách giữa 2 bến liên tiếp không dài, khối lượng đoàn tầu lớn, quán tính đoàn tầu lớn, không thể tăng tốc đột ngột, cũng không thể hãm phanh đột ngột; do đó, với mỗi cung đường giữa 2 bến liên tiếp, tỷ lệ đoạn đường điều khiển động cơ tăng tốc sau khi rời bến, cùng với tỷ lệ đoạn đường điều khiển hãm phanh trước khi đến bến so với tổng độ dài toàn cung đường đều là quá lớn; làm cho người điều khiển đoàn tầu dễ bị căng thẳng và giảm độ tinh nhậy chính xác; có thể dẫn đến khả năng kém, thậm chí mất an toàn cho đoàn tầu; hoặc làm cho chương trình tự động phải hoạt động quá nhiều, dẫn đến nhanh chóng giảm tuổi thọ, thậm chí dễ bị trục trặc trong vận hành.

Như vậy, trong trường hợp này, quá trình vận hành vừa tốn năng lượng, vừa tốn phanh; mà khả năng mất an toàn vẫn dễ xảy ra (do cả yếu tố con người điều khiển và do chất lượng phanh hãm, cùng đặc tính mặt ray tại thời điểm đó). Nói khác đi, trong trường hợp này, các chỉ tiêu đánh giá cả về kinh tế chung, kỹ thuật vận hành và an toàn giao thông đều chưa tốt. 

Để khắc phục những nhược điểm do trắc đồ dọc có dạng đường bằng gây ra; két hợp tăng chất lượng kinh tế kỹ thuật và an toàn khi vận hành đoàn tầu; tốt nhất là đảm bảo: trắc đồ dọc đường tầu có dạng uốn hình sin không tuần hoàn, phụ thuộc vào tốc độ bình quân, khoảng cách giữa các bến và độ cao không gian cần tránh ở phía dưới. Cụ thể hơn:

Độ dốc dọc lớn nhất của mỗi đoạn đường nối 2 bến liên tiếp cần tỷ lệ thuận với tốc độ bình quân chạy tầu và tỷ lệ nghịch độ dài trên bình đồ của 2 bến này.

Độ dốc dọc mỗi cung đường nối 2 bến liên tiếp phải đảm bảo: Mỗi bến là một nơi cao nhất cục bộ (tạm ví như điểm lồi ở mức đỉnh cung hình sin); còn điểm đoàn tầu đạt tốc độ tối đa trên cung đường đến bến tiếp theo cần là nơi thấp nhất cục bộ (tạm ví như ở điểm lõm mức đáy cung hình sin); nhờ đó, đảm bảo khi đoàn tầu rời bến là xuống dốc cùng với sự biến đổi thế năng thành động năng cần thiết, góp phần giảm chi phí năng lượng điện để tăng tốc cho đoàn tầu và tăng độ bền của động cơ; còn đoàn tầu trước khi vào bến là lên dốc cùng với sự tăng thế năng và giảm động năng cần thiết, góp phần giảm chi phí hãm phanh cùng với sự giảm mức độ ảnh hưởng bất thường của người điều khiển, có thể gây mất an toàn cho đoàn tầu; nói khác đi là làm tăng độ tiết kiệm cùng với độ an toàn trong quá trình vận hành đoàn tầu.

Riêng với đường sắt đô thị trên cao, trắc đồ dọc của mỗi cung đường nối 2 bến liên tiếp còn bị ảnh hưởng của yêu cầu tĩnh không dưới gầm cầu cạn. Thí dụ, khi cung đường sắt nối 2 bến liên tiếp này lại vượt qua đường giao thông rộng với tĩnh không cao; khi đó có thể cứ mỗi chỗ vượt như thế cung đường sẽ phát sinh thêm 1 điểm lồi phụ; đồng thời làm cho cung đường cũng phải có 2 điểm lõm tương ứng với điều kiện làm việc mới.

Trên thực tế, khi đoàn tầu vượt qua điểm lồi phụ vẫn có một tốc độ cần thiết nào đó; cho nên, sự có mặt của các điểm lồi phụ thường tạo ra độ dốc dọc, cùng với tốc độ chạy tầu trên cung đường đó có sự khác biệt so với khi không có điểm lồi phụ.

Như vậy, trắc đồ dọc của loại tuyến đường nghiên cứu ở đây cần phải lên xuống mềm mại theo những độ dốc và độ cong đứng cho phép, vừa tùy thuộc vào tương quan giữa độ cao cơ sở của cung đường với độ cao không gian chướng ngại mà cung đường đó cần vượt qua; vừa tùy thuộc vào tương quan giữa tọa độ cơ sở của các bến đón, trả khách với tọa độ cho phép của các điểm lõm liền kề.

Tóm lại, với đường sắt chở khách nhanh đô thị nói chung và trên cao nói riêng; cả bình đồ và trắc đồ dọc đều phải uốn lượn phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Trường hợp đường sắt đô thị trên cao Cát Linh – Hà Đông cũng không thể có ngoại lệ./.

Nguồn: 
Đỗ Thụy Đằng, Nguyên giảng viên Xây dựng ngầm và mỏ - Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội

Saturday, June 27, 2015

TRỊNH BÁ TƯ HỌC CHÍ PHÈO ĂN VẠ!

"Hắn vừa đi vừa chửi . Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời. Có hề gì ? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao? Đời là tất cả nhưng chẳng là ai? Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ, "Chắc nó trừ mình ra!" Không ai lên tiếng cả. Tức thật!


Ồ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! 

Ðã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo.

Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết..."

Đây là câu mở đầu tác phẩm Chí Phèo của cố nhà văn Nam Cao.

Có lẽ ông không ngờ tác phẩm của mình lại trở thành hình mẫu cho Chí Phèo ngày nay! Xưa Chí Phèo vì số phận hẩm hiu, bị bỏ rơi không cha không mẹ, lại bị bá kiến hãm hại vào tù, nên mới sinh ra tính khí ăn vạ như vậy, và với ngón đòn rạch mặt ăn vạ.




Trịnh Bá Tư và đồng bọn ăn vạ như Chí Phèo rồi vu vạ Công an đánh người. Ảnh: Internet


Có lẽ ngày xưa, Chí Phèo ăn vạ nhưng hắn còn có "lương tâm" với nghề ăn vạ của mình là rạch mặt thật và máu cũng là thật. Đây chính là điểm cộng dành cho hắn.Thế nhưng con người ta lại gian dối với nghề hơn, dùng máu heo, hoặc máu chó máu gà hoặc máu gì đó miễn sao có màu đỏ là được. Thế đó Chí Phèo ngày nay rất nhẹ nhàng mà tiền thì nhiều vô số, lại được mang danh phận"cao quý" dân oan, trong khi mặc áo No-U. Quan trọng hơn là "Chí Phèo tư tưởng" cái này có lẽ Nam Cao phải gọi là cụ. Vì khi bọn "Chí phèo tư tưởng" ra đường dù có bị dân họ ghét, giang hồ đòi nợ không trả nó bem hay không, thì mặc định sẽ là "công an giả danh côn đồ đánh dân" . Tuy là Chí Phèo có chút đầu óc mà không có nếp nhăn, nên vẫn lòi cái ngu ra ngoài cho bà con thiên hạ biết, bên cạn đó là bọn này có ưu điểm là éo biết nhục và liêm sỉ là gì, sẵn sàng đem theo máy ảnh để tạo hiện trường ăn vạ chuyên nghiệp.Và một điều nữa là đôi mắt siêu nhân, nhìn là biết Công an ngay lập tức - Mặc dù là dân bần cố nông mà thôi. Chúng quên một điều Công an khi mặc thường phục phải xuất trình thẻ mới được gọi là Công an. Cũng không có một vi deo clip nào chứng minh, nhưng vẫn có những con bò đi hai chân, tay nhanh hơn não và não phẳng vẫn tin theo bọn này.

Thật không hiểu nổi nhìn tét con mắt mà không thấy vết thương mà máu chảy đầy mặt của tên này. Mọi người nhìn kĩ sẽ nhận ra là máu được bôi lên vì nếu bị đánh sau không có vết thương. Còn nếu mắt bị đánh máu nhiều thế chắc nó lọt tròng rầu. Còn nhìn xuống áo càng rõ ràng hơn, khi máu chảy nhiều thế đố ai còn đứng được bình thường và máu rõ ràng được bôi lên người mới có nhiều mảng như vậy, Công an đánh mà còn nguyên vẹn tay chân như thế thì quả thật Công an quá hiền hoặc quá yếu đuối rồi. 

Phân tích ra để thấy cái ngu của bọn Chí Phèo mất dạy, vô liêm, sỉ này nó tới mức nào đó mà không có từ ngữ nào diễn tả được hết.Đôi lời nhắn nhủ với bọn mày, lần sao có ăn vạ nên khôn mộ chút, vì bọn mày ăn vạ lần này quá ngu. Thật sự nó ngu quá sức nếu đem so sánh con nào là sỉ nhục với con đó nên tao không dám nói con đó ra. Ở đây nói ngu trong cách ăn vạ. Còn các lừa gạt kiếm tiền thì bọn mày quá khôn.

Có lẽ, hình tượng Chí Phèo của ông đã được xuyên tạc, chế biến lên tầm cao mới, ăn vạ thời kĩ thuật số.

Hải Trang

Friday, June 26, 2015

"RUỒI NHẶNG" BU QUANH LÊ QUỐC QUÂN

Sáng nay, lúc 7h20 tại trại giam An Điềm, đóng trên địa bàn miền núi xã Đại Hưng - Huyện Đại lộc - Tỉnh Quảng Nam Lê Quốc Quân sẽ được ra tù sau sau 30 tháng thi hành bản án với tội danh "trốn thuế" theo quy định tại khoản 3, điều 161 Bộ Luật hình sự.. Với một lịch sử hào nhoáng phạm tội trốn thuế cùng các hoạt động chống đối trước đây, dường như Quân vẫn là miếng mồi ngon dành cho lũ phá hoại trong và ngoài nước tận dụng, cắn xé. Trên các trang danlambao, quanlambao… ngay lập tức xuất hiện các bài viết tung hô “ngày trở về” của Lê Quốc Quân, tự phong cho hắn cái danh “luật sư vì dân”. Điều này thật sự đã gây sốc cho cộng đồng mạng trước một lịch sử ăn hại quá bá của tên này!

      Ảnh: Lê Quốc Quân sau khi ra tù 

Bây giờ đây, vấn đề dư luận quan tâm nhất chính là thái độ của Lê Quốc Quân sau những tháng ngày được hưởng sự cải tạo của Nhà nước? Liệu hắn đã thực sự hối cải, trở thành người lương thiện hứa hẹn sẽ đóng góp cho xã hội, hay là “ngựa quen đường cũ” tiếp tục ăn hại như năm xưa, thậm chí “anh đã trở lại ăn hại gấp đôi” thì chớt quá! Chúng ta vẫn chưa thể quên được thái độ của Quân trong phiên tòa trước đây, khi hắn một mực không chấp nhận bản án, phủ nhận hoàn toàn tội danh đã quá rõ ràng của mình. Với một kẻ “trốn thuế” như hắn, vậy cái danh ảo “luật sư vì dân” mà trang danlambao đưa ra chỉ là luận điệu cùn bảo vệ cho một kẻ vô văn hóa mà thôi. Vì dân hay là ăn cướp của dân?

Nhưng đó là thời trước, lúc ấy có thể anh thanh niên nông nổi nên Quân chót dại trốn thuế lấy tiền của bà con tiêu xài, xây nhà lầu, mua xe hơi. Chứ nay sau những ngày tháng khổ luyện trong nhà đá, luyện bí kíp “nhịn đói đôla” thì biết đâu anh đã thay đổi? Thay đổi cả về thái độ lẫn hành động, anh sẽ nhận thấy được bản chất xảo trá, cơ hội của lũ hại nước hại dân. Chúng tung hô anh thực chất cũng chỉ vì chúng, vì những đồng đô la nhơ nhớp, bẩn thỉu. Sau này có thể cũng chỉ vì những đồng tiền ấy mà chúng sẽ bán anh, quay lại chửi anh mà thôi. Quan trọng hơn, biết đâu anh sẽ hiểu được những tội lỗi trước đây của mình, anh lấy tiền thuế của người dân một, thì anh sẽ đóng góp cho xã hội mười. Như thế thì tốt quá! Tốt cho anh được thoải mái với lòng mình, được nhân dân nhìn anh với một con mắt khác. Và cả tốt xã hội có một người dân lương thiện, đóng góp một phần vào sự phát triển của đất nước hay ít ra là bớt đi một thằng ăn hại.

Dưới một góc độ nào đó, tôi không phủ nhận Lê Quốc Quân là một người có tài, là một luật sư có tiềm năng. Nhưng thật sự nhận thức của Quân về xã hội, về chế độ này vẫn có những lệch lạc nhất định. Tuy nhiên bằng một sự nhân đạo nhất của mình và của Nhà nước, thiết nghĩ biết đâu việc Quân trốn thuế là do lòng tham nhất thời, do bị đám ăn hại kích động xúi dục. Việc anh có những ý kiến về nhân quyền ở Việt Nam, biết đâu nó xuất phát thực sự từ lòng yêu nước của anh, nhưng cách làm, cách đóng góp là chưa phù hợp. Quá khứ là điều nên bỏ qua, mong anh sau khi cải tạo về sẽ nhận thức được những sai lầm của bản thân, từ đó trở thành người dân Việt Nam chân chính, đóng góp công sức của mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

Còn đối với một bộ phận nhỏ lũ “ruồi nhặng” trong xã hội này thì chúng mày nên biết điều. Hãy nhìn Lê Quốc Quân làm bài học cho quy luật nhân quả ở đời. Ăn hại nhiều rồi có ngày nhận quả đắng mà thôi. 

Quang Phúc

Thursday, June 25, 2015

VIỆN KHỔNG TỬ VÀ NHỮNG ÂM MƯU CỦA KẺ XẤU

Mấy ngày nay, xung quanh việc tỉnh Vĩnh Phúc chi 271 tỉ đồng xây Văn miếu thờ Khổng Tử? Và sự kiện tại trường ĐH Hà Nội gắn biển "Học viện Khổng Tử" đã xảy ra nhiều tranh cãi xung quanh sự việc này. Đặc biệt, với bản chất thường xuyên xuyên tạc sự thật, tuyên truyền chống phá đất nước Việt Nam lâu nay, các trang mạng, đài báo không có thiện chí với Việt Nam như BBC, RFA, RFI, VOA ... ngay lập tức đăng tải những bài viết tuyên tuyền, xuyên tạc, công kích chính quyền. Trước hết, có thể khẳng định việc thành lập viện, hoặc các cơ sở thờ tự này nhằm thúc đẩy việc nghiên cứu, giảng dạy tiếng Trung tại nhà trường cũng như góp phần củng cố quan hệ Việt-Trung. Đây là một trong số khoảng trên 400 học viện được phía Trung Quốc xúc tiến thành lập trên hơn 100 quốc gia. Xét về quy mô của viện Khổng Tử tại Việt Nam với khoảng 90 viện được triển khai ở Hoa Kỳ thì Việt Nam chỉ giới hạn viện này thuộc một trường đại học.


Trở lại những lo lắng xung quanh việc nhà nước ta nhất trí cho phép trường ĐH Hà Nội gắn biển "Học viện Khổng Tử". Sự kiện này diễn ra tại thời điểm mà quan hệ Việt-Trung vừa trải qua giai đoạn nhiều căng thẳng và như Thủ tướng chính phủ phát biểu về chính sách của ta trong quan hệ với Trung Quốc là "vừa hợp tác, vừa đấu tranh". Thứ nữa, tâm lý đề phòng, cảnh giác cao trước những động thái của phía Trung Quốc là vấn đề có tính lịch sử. Bên cạnh đó,việc gắn biển nêu trên nằm trong chính sách tăng cường sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng với thế giới. Do đó, xuất hiện những băn khoăn, lo lắng trong dư luận xã hội là dễ hiểu. Điều đó như liều thuốc tích cực nhằm nâng cao sức đề kháng trước một nguy cơ tiềm tàng có tên "đồng hóa" của "chủ nghĩa bành trướng".


Tuy nhiên, việc lo lắng thái quá, dẫn đến những đồn thổi, suy đoán, diễn giải thiếu căn cứ gây hoang mang, nhiễu loạn dư luận lại trở nên phản tác dụng, tác động không tốt tới đời sống xã hội, tạo áp lực lên quá trình xây dựng và thực hiện các chính sách đối ngoại nhất quán của Nhà nước.

Những đồn thổi, suy đoán, diễn giải thiếu căn cứ gây hoang mang, nhiễu loạn dư luận
Lợi dụng tâm lý cảnh giác của nhân dân ta trước sự việc này, các tổ chức, các đối tượng cơ hội chính trị, phản động chống phá lại triệt để sử dụng những công cụ tuyên truyền ra sức suy diễn,"trăn trở" hay mập mờ rằng đây là một nội dung để tiến tới hiện thực hóa việc sáp nhập lãnh thổ (?). Đây là âm mưu nguy hiểm, phản động. Một mặt tạo dư luận xấu, tâm lý hoang mang trong xã hội, làm cho quần chúng nghi hoặc về các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; làm cho quần chúng mất niềm tin vào chính quyền. Mặt khác, chúng dụ dỗ, lôi kéo những cá nhân nhận thức đơn giản, dễ dao động tham gia vào các cuộc biểu tình chống Trung Quốc với nội dung đòi "bạch hóa hội nghị Thành Đô","chúng tôi muốn biết","trả tự do cho những nhà đấu tranh cho dân chủ"…nhưng thực chất là phục vụ mưu đồ chính trị cá nhân, tạo dựng phong trào chống đối, tập hợp gây dựng lực lượng đối lập; gây tình hình mất ổn định chính trị xã hội..

Vì thế, mỗi người cần bình tĩnh, tỉnh táo trong phân tích tình hình. Trước luồng thông tin đa chiều nên sàng lọc để có được sự nhìn nhận đúng. Giữ vững niềm tin vào đường lối đối ngoại khôn khéo và sự lãnh đạo của Đảng; ý thức và sức mạnh của đoàn kết dân tộc, của truyền thống yêu nước. Làm thất bại mọi mưu toan xâm lăng văn hoá, bành trướng dân tộc của người phương Bắc; cũng như không để đối tượng xấu kích động, lôi kéo, dụ dỗ, lợi dụng vào những vu việc vi phạm pháp luật, gây mất an ninh trật tự...

Trung Dung

Monday, June 22, 2015

ĐOAN TRANG - KHÔNG ĂN ĐƯỢC THÌ ĐẠP ĐỔ!

Gần đây, trên FB của mình, Đoan Trang có viết: "Một số rất, rất đông dân Việt “hèn với chính quyền, ác với nhau”. Ngay sau đó, một số kẻ muốn lấy lòng thị sau vụ Hiến Chương 2015 đã thi nhau vào ca tụng, tán dương cái kết luận ấy .


Tham gia vào phong trào đấu tranh dân chủ đã lâu, thế nhưng so với những vị nữa dân chủ khác thì Đoan Trang hơi lép vế. Không đủ tài để đấu với mẹ Nấm, không đủ tuổi để đấu với Tạ Phong Tần, Bùi Hằng, không đủ nhan sắc để đú với Huỳnh Thục Vy, đành ra người ta chỉ biết đến thị với khả năng "dìm hàng" bất cứ ai không phục thị bằng mọi cách. Dìm cá nhân không xong, thị quay ra dìm “một số rất, rất đông dân Việt”. Giờ mới thấy thi chống chính quyền không vì lẽ phải, vì nhân dân như thị vẫn tự sướng lâu nay mà thực chất thị chỉ quan tâm đến cái lợi ích, danh tiếng của mình. Những người dân nếu có lỡ làm ảnh hưởng đến lợi ích của thi thì cũng bị coi là cỏ rác và bị “dìm” không thương tiếc.

Thị nói dân ta hèn vì “không bằng một góc của thành phần phản động”. Thì ra, trong mắt thị, ai theo thị mới là dũng cảm. Nhắc đến vụ dân chúng không chịu theo mình, thị không thể quên sự thất bại của mấy phiên kích động biểu tình phản đối thay thế cây xanh vừa qua khiến hội “cây quyền ” trở thành trò cười. Thị ức lắm. Đã thế, sau cơn giông lốc chiều 13/6, thị ngồi yên ở nhà, vừa mở mạng lên đã “ăn” đủ sự bất bình của dân tình đối với những người đi tuần hành trước đó…Bấy nhiêu thất bại đó thôi đã đủ để thị biến “rất đông dân Việt” thành mục tiêu “dìm hàng” của mình.

Nói dân ta hèn vì không phục vụ lợi ích của thị đã đành, thị còn phán xanh rờn: dân Việt “ác với nhau”. Có lẽ thị đã vận dụng khá thuần thục câu thành ngữ “từ bụng ta suy ra bụng người ”. Thị nghĩ ai cũng giống thị, đến người cùng hội cùng thuyền mà thị còn “dở trò” được, hội anh em dân chủ của thị cũng không ít lần đấu đá nhau…rồi từ một số hiện tượng xấu trong xã hội mà thị thường lợi dụng để xuyên tạc, bôi xấu Đảng, Nhà nước, thị đã đưa ra kết luận lệch lạc mang tính thù hằn như vậy.

Con mắt của thị đã bị che mờ bởi những đồng tiền bẩn thỉu, sao có thể nhìn thấy bản tánh hiền lành của nhân dân ta. Thị đi ngược lại những giá trị của dân tộc, bán rẻ nhân dân thì có tư cách gì mà lên tiếng đấu tranh vì dân chủ? Có chăng, thị chỉ giỏi cái trò không ăn được thì đạp đổ mà thôi.

Bạch Dương

Gỏi xoài chay - Kim

image1

Cách làm

Xoài xanh bào sợi nhỏ, vắt cho ráo nước. Trộn 1 ít nước mắm chay pha sẵn, 1 chút đường, rau răm xắt nhuyễn, ớt xắt sợi, đậu hũ chiên xắt sợi. Trộn đều cho thấm. Khi ăn rắc đậu phộng và hành phi lên.

Kim

TẠI SAO CÁC "NHÀ DÂN CHỦ" VIỆT NAM KHÔNG THÍCH DÂN TRÍ CAO?

Mượn lời của ông Christoph Strässer - Uỷ viên Nhân quyền CHLB Đức, Đoan Trang đã thể hiện ý định chiến lược "ngu dân" với phong trào dân chủ trong nước. Trong bài trả lời của mình, ông Christoph Strässer đã khẳng định hùng hồn:



"Tôi nghĩ để có một phong trào đối lập trong một thể chế như ở Việt Nam, nếu không hung hãn hoặc không bất lịch sự thì sẽ chẳng đấu tranh được đâu. Nhiều lúc phải to tiếng, phải bất lịch sự chứ ở thể chế này mà lịch sự, hiền lành quá cũng chẳng được.

Vì có những nước dân trí cao nhưng không biết dân chủ nhân quyền là gì. Lại có những nước mà cuộc đấu tranh vì dân chủ nhân quyền xuất phát từ tầng lớp nông dân, công nhân. Họ thấy cuộc sống của họ cơ cực hơn những thành phần khác trong xã hội nên họ vùng lên đấu tranh.

Nhắc tới dân trí và dân chủ, bạn thấy đấy, ở Campuchia, tầng lớp lãnh đạo thời kỳ diệt chủng toàn người học ở Pháp về, và cuối cùng thì họ lại áp dụng cái mà họ học được để thực hiện ý đồ cá nhân chứ không phải để phụng sự những mục đích đã được dạy bên Pháp. Cho nên dân chủ và dân trí không nhất thiết liên quan đến nhau. Dân trí có khi cao mà người ta lại chỉ chạy theo lợi ích nhóm thôi."
Chi tiết xem tại ĐÂY

Qua đó, ta có thể thấy rằng các nhà dân chủ Việt Nam không thích dân trí cao. Tại sao vậy? Điều này đi ngược hoàn toàn với các lý thuyết dân chủ hướng tới. Aristotle và các triết gia khai sáng, cha đẻ và bà đỡ của các lý thuyết dân chủ đều khẳng định: một xã hội mà các công dân có tư duy độc lập, tức dân trí cao, là nền tảng cho xã hội dân chủ. Vậy thì tại sao các nhà đấu tranh dân chủ như Đoan Trang và ngay cả ông Uy viên Nhân quyền CHLB Đức lại phủ nhận dân trí đến vậy. 

Tôi thấy có mấy nguyên nhân sau:

Với những người có dân trí cao tức tư duy độc lập, không dễ dàng gì để cho các "nhà dân chủ" lợi dụng theo mục đích chính trị của họ. Việt Tân không thích điều này và chính phủ Mỹ cũng không thích điều này.

Với những người có dân trí cao, không ai muốn xuống đường và tỏ ra hung hãn như ông Christoph Strässer muốn. Như vậy kế hoạch gây bạo động trong nước không còn nữa/

Với những người có dân trí cao, tự bản thân họ biết cách tác động đến chính quyền để có sự thay đổi mà không cần bạo động, như vậy thì các "nhà dân chủ" không còn là các thủ lĩnh nữa, Mỹ và EU không còn cớ gì để can thiệp và chính trị Việt Nam nữa, tức là chẳng còn trò hay để diễn cho nhau xem...

Với những người có dân trí cao, Đoan Trang và đồng bọn của cô như Trịnh Anh Tuấn (tức Gió Lang Thang), Bạch Hồng Quyền, Hoàng Dũng CĐVN, Hiệp Hòa Anthony, Nguyễn Công Huân.... toàn những kẻ "chói lòa" trong giới đấu tranh chỉ còn là những kẻ ít học, côn đồ và nhiều mưu bẩn.

Tóm lại các nhà đấu tranh dân chủ ở Việt Nam hiện nay không thích người dân Việt Nam có dân trí cao. Họ muốn người dân Việt Nam như những những con bò đi vào cái chuồng "dân chủ" mà họ và những thế lực âm mưu đằng sau họ vẽ nên.

Là một công dân, bạn muốn mình trở thành một con bò trong cái chuồng được đặt tên là "dân chủ", hay muốn một xã hội được xây dựng bởi các công dân tự do theo đúng nghĩa?

Hải Trang

Sunday, June 21, 2015

Đạm vụn kho quẹt - Kim

image1(2)

Cách làm
Phi tỏi cho thơm vàng. Cho 1 lượng nước mắm chay vừa đủ vô, cho thêm đường, bột nêm chay và 1 chút nước để nó hơi mặn mặn ngọt ngọt. Cho đạm vụn chay vào. Kho cho nó hơi sền sệt lại 1 chút. Cho thêm ớt và tiêu vào. Khi bắc xuống cho rau răm vô cho dậy mùi thơm. Vậy là xong.

Kim

CỬU CA THẬP QUYẾT

Cửu ca thập quyết

1/. Đất cần phải có mười điều:
Một, phải hóa sinh khai trướng; Hai, phải hai tai chọc trời; Ba. Phải râu tôm mắt cua; Bốn, phải bên trái bên phải lượn vòng; Năm, phải thượng hạ tam đình; Sáu, phải sa cước (chân sa) dễ xê dịch; Bảy, phải minh đường sáng sủa; Tám, phải thủy khẩu che chắn; Chín, phải minh đường đón dương; Mười, phải chín khúc quanh co.

2/. Đất có mười điều không được táng:
Một, không táng nơi có đá tảng lổn nhổn; Hai, không táng nơi nước xiết, đầu gềnh; Ba. Không táng nơi rãnh cụt, cảnh tuyệt; Bốn, không táng nơi núi đơn côi; Năm, không táng nơi thần trước miếu sau; Sáu, không táng nơi xung quanh tù hãm; Bảy, không táng nơi núi đồi tản mạn; Tám, không táng nơi phong thủy buồn thảm; Chín, không táng nơi dưới chỗ táng địa hình thấp nhỏ; Mười, không táng nơi thủy khẩu bế tắc.

3/. Đất có mười điều phát phú:
Một, minh đường cao to; Hai, chủ khách ăn ý; Ba, dáng long phục hổ; Bốn, mộc tước như chuông treo; Năm, ngũ sơn cao vút đẹp đẽ; Sáu, nước bốn bề cùng chầu về; Bảy, các núi như đang xê dịch chân; Tám, các đỉnh núi tròn trịa viên mãn; Chín, rồng cao ôm lấy hổ; Mười, thủy khẩu lớp lớp.

4/. Đất có mười điều phát quý:
Một, thanh long song ủng; Hai, long hổ cao sừng sững; Ba, hằng nga thanh tú; Bốn, cờ trống tròn trịa, vuông vắn; Năm, giá bút đặt trước nghiên mực; Sáu, quan cáo phục chung; Bảy, bạch hổ tròn trặn, sống động; Tám, chấm phá thanh long; Chín, bình phong tẩu mã; Mười, thủy khẩu lớp lớp.

5/. Đất có mười điều nghèo:
Một nghèo, thủy khẩu không khóa; Hai nghèo, thủy rơi vào không vong; Ba nghèo, cửa thành lỡ vỡ; Bốn nghèo, nước phá vỡ cái chắn, chảy tuột đi; Năm nghèo, sau lưng gió thốc; Sáu nghèo, tứ thủy đều không có tình; Bảy nghèo, nước phá thiên tâm; Tám nghèo, nước cười róc rách; Chín nghèo, nhìn bốn phía không chổ nào hưởng ứng; Mười nghèo, độc long.

6/. Đất có mười điều hèn:
Một, bát phong (tám hướng gió) thổi vào huyệt; Hai, chu tước tiêu sách; Ba, thanh long bay đi; Bốn, rúc đầu cong đuôi; Năm, thủy khẩu chảy đi đôi ngã; Sáu, trước sau gió thổi xuyên qua; Tám, tả hữu đều không có gì; Chín, núi lở nứt vỡ; Mười, có chủ không có khách.

7/.Hai mươi tám điều cần có:
Long phải sinh vượng và phải nhấp nhô, mạch phải mảnh huyệt phải kín đáo lai long (rồng đến phải trục cục. Đường (bãi trống tước huyệt) phải sáng sủa và bằng phẳng. Sa phải sáng sủa, nước phải ngưng. Núi phải ôm vòng, nước phải chảy quanh, rồng phải ngủ, hổ phải thấp hơn rồng, án phải kề bên, nước phải tỉnh lặng. Phía trước phải quan, phía sau phải quỉ, lại phải gối đầu hai bên nhìn vào nhau. Nước (sông, dòng chảy) phải gặp nhau, thủy khẩu phải đóng mở, huyệt phải tàng phong, lại phải tụ khí, bát quốc không được khuyết, la thành không được chảy tuột đi, núi phải không chổ lõm, nước không được bật trở lại, đường cục phải trọn vẹn, nghiêm chỉnh. Núi phải nhô cao.

8/. Hai mươi tám điều sợ:
Long, sợ hung bạo. Huyệt, sợ khô lạnh. Sa, sợ quay lưng lại (phản bội). Huyệt, sợ gió thổi. Núi, sợ khô cằn nát vụn. Nước, sợ chảy thẳng. Sa, sợ nước tống đi như chuột chạy. Thủy, sợ phân cục chảy nghiêng. Núi đối diện với nhau, sợ ưỡn ngực. Long hổ, sợ chèn ép huyệt. Đường (Minh Đường) sợ lệch lạc, phía trước sợ có giếng cạn, phía sau sợ có nhà cao hơn ; ổ huyệt, sợ bức bối. Đỉnh núi, sợ bát sát (tám sát). Thủy, sợ kiêm bát sát. Núi sợ tọa tiết quỷ. Thủy cục sợ Hoàng tuyền. Long hổ, sợ đứt thân. Minh đường, sợ quá thoáng. Trước huyệt, sợ trung thai. Lai mạch, sợ thừa sát. Cao thì sợ tổn thương thổ ngưu. Thấp thì sợ mạch thoát khí. Mạch thì sợ lộ thai, sợ mòn đỉnh, sợ ướt đầu, sợ chặt chân. Huyệt sợ thừa phong, quan tài, sợ ải tử. Long, sợ nổi nóng. Hổ, sợ thử đường. Trên la bàn sợ hai chữ kim. Lập huyệt thừa khí, sợ hỏa khanh.

9/. Hai mươi hai điều tốt:
Rồng tốt: loan bay phượng múa. Huyệt tốt: tinh thần (trăng sao) tôn trọng. Sa tốt: dựa vào nhau như quân đồn trú. Thủy tốt: sinh động như rắn vừa ra khỏi hang. Long tốt: không bị vương tinh. Huyệt tốt: hung tinh bị chắn. Sa tốt, có chầu có ảnh. Thủy tốt: như rắn vụt qua đường. Loan tốt: đón, tiễn trùng trùng. Huyệt tốt: tàng bát phong. Sa tốt: ngàn đỉnh chen nhau. Sa tốt: hình đẹp như cây cung đặt nằm. Long tốt: như bút khi viết, như giáo khi vung. Huyệt tốt: bốn bên minh đường nghiêm chỉnh. Sa tốt: triều dương (chầu về dương) sông chảy đẹp. Long tốt: như nhà sư tọa thiền. Sa tốt: như người ngồi viết. Thủy tốt: như cây cung lắp tên. Long tốt: có nắp có bệ. Huyệt tốt: có gói có bọc. Sa tốt: có nấm, có quả. Thủy tốt: có đóng có khóa.

Trích từ  “Huyền Nữ thanh nang hải giác kinh”


Saturday, June 20, 2015

VIẾT VỀ LÍNH VNCH

Trước nay khi nhắc tới quân lực Việt Nam Cộng Hòa, chúng ta thường nghĩ tới số phận lệ thuộc của một đội quân chiến đấu vì lợi ích của Hoa Kỳ và có nợ máu với chính đồng bào mình.

Nhưng hôm nay, viết ra điều này, tôi không nhằm chạy tội hay thay đổi sự thật mang tính bản chất ấy cũng như cách nhìn nhận của mọi người về quân lực một thời đứng thứ tư thế giới.

Vậy vấn đề ở đây là gì?

Là quân đội quốc gia như những gì mà cơ quan tuyên truyền của ngụy quyền VNCH rêu rao thì họ phải biết lý tưởng, mục tiêu chiến đấu của mình? Một quân đội không có đường lối, mục tiêu chính trị của riêng mình mà đem đặt dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ, phục vụ cho mục tiêu, lợi ích của Hoa Kỳ thì QLVNCH chính xác là một bộ phận của quân đội Hoa Kỳ, được Hoa Kỳ tổ chức, nuôi dưỡng, huấn luyện để chống lại những gì mà Hoa Kỳ cho là "mối đe dọa" tới sự tồn vong của Hoa Kỳ và chủ nghĩa đế quốc. Nói như vậy để làm rõ cái danh QLVNCH không hề có tính chính nghĩa quốc gia.

Và chúng ta có nên quy mọi tội lỗi, những tội ác họ gây ra với đồng bào mình lên đầu họ những người lính trong QLVNCH. Về điều này, chúng ta nhất trí với nhau rằng đó là vấn đề lịch sử, nhân dân ta, nhân dân yêu chuộng hòa bình và tiến bộ xã hội trên thế giới, lương tri nhân loại đều đã có những nhận định công tâm,khách quan. 

Nhưng chúng ta không chối bỏ họ vì những lỗi lầm ấy, mà ngược lại chúng ta đã dành cho họ những tình cảm, tình thương vượt lên cả những đau thương, mất mát mà toàn dân tộc ta trải qua để giành lại độc lập, tự chủ; giành lại hòa bình, thống nhất. Bởi họ là nạn nhân của một chiến lược phản cách mạng do bè lũ quan thầy thực dân đế quốc dựng lên và gây ra. Có những người lính do nhận thức sai lệch, có người bị mê hoặc bởi những luận điệu tuyên truyền, có người vì miếng cơm manh áo,có người bị ép quân dịch..mỗi người lính là một hoàn cảnh và trong hoàn cảnh nào họ đều đáng thương.

Tất nhiên chúng ta thương họ vì họ là cũng là đồng bào mình,là con dân Việt Nam; thương họ vì họ không có,không trang bị và không được trang bị một lý tưởng,mục tiêu đúng đắn soi sáng cho tâm hồn, tư tưởng và cuộc sống của họ. Chúng ta không kỳ thị, ghét bỏ họ mà chúng ta đã cảm thông, đã khoan dung,đã gần gũi yêu thương để họ có cơ hội sửa đổi, làm lại cuộc đời; chuộc lại những tội lỗi, lầm lạc mà họ gây ra với chính đồng bào, dân tộc mình và hòa nhập vào đời sống xã hội.

Hạnh phúc có khi thật đơn sơ nhưng ngập tràn trong một trái tim bao dung và thứ tha. Chứa chấp hận thù chỉ làm cho chuỗi ngày đau khổ, bất hạnh kéo dài thêm mãi. 

Hôm nay là một ngày bình thường như bao ngày, sống trong hòa bình, độc lập, yên vui. Chúng ta cùng nhau xây dựng đất nước tiến bộ hơn, phát triển hơn và phồn vinh hơn. Chúng ta không quên lịch sử, tri ân lớp lớp thế hệ cha anh đã cống hiến, hi sinh vì một Việt Nam tươi đẹp, trường tồn.

Trung Dũng

PHONG TRÀO "DÂN CHỦ" VIỆT NAM ĐANG CHẾT GIÀ?

Từ nhiều năm nay, độ tuổi trung bình đã là điểm yếu chí mạng của phong trào "dân chủ" Việt Nam. Nó không lôi cuốn giới trẻ, và càng hiếm khi giữ được chân giới trẻ. Tình trạng lão hóa này không phải tự nhiên mà có. Một cách giản lược nhất, chúng tôi liệt kê được các nguyên nhân sau: 

Hầu hết các hội nhóm đều không có mục tiêu, đường lối rõ ràng. Trong mắt mọi người, các tập thể này giống những đám đông lộn xộn, thiếu hiểu biết và thừa thời gian, hơn là những tổ chức có khả năng hành động để thay đổi đất nước.


Nhân sự của phong trào quá thảm hại. Tuyệt đại đa số các "nhà dân chủ" không biết gì về dân chủ, và tuyệt đại đa số những nhà hoạt động nhân quyền vẫn coi nhân quyền như một điều răn mà Chúa mới ban ra. Văn hóa lưu manh, tác phong chợ búa, bệnh cuồng Tây và nạn tham nhũng đã trở thành một thông lệ quen thuộc và chính thức trong phong trào. Tất cả những hiện tượng này đều khiến bộ phận giới trẻ có hiểu biết cảm thấy dị ứng.

Phong trào được xây dựng trên nỗi ám ảnh về hận thù quá khứ, cuộc chiến ý thức hệ trong quá khứ và những chính thể quá khứ, trong khi giới trẻ chỉ cần tương lai.

Hầu hết các nhà dân chủ Việt Nam vẫn giữ bản chất gia trưởng. Họ không hề muốn biết giới trẻ đang nghĩ gì, làm gì, mơ ước gì, mà chỉ muốn áp đặt suy nghĩ chủ quan của mình lên lớp con em. Đa số còn giữ một ác cảm khinh khỉnh về tuổi trẻ Việt, rằng đây là một thế hệ nông cạn và vô ơn, chỉ biết chơi bời hưởng thụ và bị chính quyền tẩy não hoàn toàn.

Hầu hết các nhà dân chủ Việt Nam thiếu hiểu biết hơn giới trẻ, nhưng một mực tin rằng giới trẻ Việt Nam rất thiếu hiểu biết.

Hầu hết các "nhà dân chủ" thực ra không quan tâm đến dân cho lắm. Sinh hoạt của họ chỉ gói gọn trong một cộng đồng nhỏ những người cùng văn hóa và ý thức hệ, mà chúng tôi tạm gọi là "làng Dân Chủ An Nam". 



Phong trào dân chủ Việt Nam đã có một thông lệ, là lớp người trẻ trở thành con tốt thí của những ông lớn nhiều tiền đứng giật dây. Một ngày đẹp trời nào đó, chúng tôi sẽ kể một chút về nội tình vụ 14 sinh viên Công giáo, để bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về hiện tượng này.

Trong phong trào đấu tranh "dân chủ" thì việc ăn vạ, dựng chuyện để kiếm cơ công kích chính quyền không bao giờ xa lạ đối với lũ dân chủ cuội giả cầy này. Sau màn "tuyệt thực" khiến trọng lượng tăng vù vù của các nhà "dân chủ" khiến thiên hạ thất vọng về chất lượng cám tăng trọng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, cám Tàu cũng chào thua. Rồi đến vở kịch gay cấn và hừng hực khí thế như "yểm trợ phong trào dân chủ Hồng Kông" làm các cửa hàng bán Ô (dù) và ruy băng vải vừa bán vừa chửi mà "dân chủ cuội" vẫn khoái mua dù số lượng khách không nhiều và chưa kịp đeo thì phong trào tắt gió. Tiếp theo là "chúng tôi muốn biết" không thu được kết quả gì, bởi i-ốt thì nhiều mà không chịu ăn thì có đốt giấy pha nước uống cũng chả biết được cái gì. Giờ thì "chúng tôi không thích" cũng vô cùng thảm hại, giống như "muốn tối thì chỉ có chui vào.."

Và cứ thế, phong trào dân chủ Việt Nam đang chết già. Nếu những "nhà dân chủ" cũ kĩ không hiểu rằng đã đến lúc họ phải nhường sới cho một thế hệ hiểu biết, đàng hoàng và thực tế hơn, thì thời gian sẽ thay họ làm cuộc thay thế này, một cách rất tàn nhẫn.

Hoàng Trường

Friday, June 19, 2015

NHÀ BÁO ĂN VẠ KIỂU CHÍ PHÈO!

Tôi đã có dự cảm rồi mà, thằng phóng viên mất dạy đóng vai nạn nhân vu oan cho các anh công an phường bạn tôi.


Nhà báo nào tác nghiệp lúc 9h30 tối? Đến giờ đó thì cave cũng lên giường đi ngủ rồi thưa các anh chị, đi nhậu thì nói mẹ đi nhậu đi bày đặt tác nghiệp cái nỗi gì, phóng viên các bạn năng nổ iêu nghề thế thì đã phúc tổ cho cái xứ An Nam này rồi.

Theo thông tin từ báo Tiền Phong, đây là đợt cao điểm ra quân trấn áp tội phạm nên các lực lượng CSGT, công an phường, dân phòng...kết hợp tuần tra đêm để đảm bảo trật tự, với tỉ lệ 9/10 thằng Giao Chỉ đi đêm là tội phạm thì việc siết lại an ninh nên được tiến hành thường xuyên, liên tục.


Diễn biến như sau: khi công an đang xử lý một xe máy vi phạm thì phóng viên Đạt trong trang phục Hawaii bán nude, quần đùi hoa tiếp cận rút điện thoại ra quay phim đồng thời tự nhận là phóng viên. Công an đã nhắc nhở và yêu cầu xuất trình thẻ nhưng Đạt không có. Đương nhiên Đạt bị lôi vào cabin xe thùng về phường vì tội cản trở người thi hành công vụ. Oan không? Không oan, nên nhớ luật còn chưa cho phép ghi hình cảnh sát làm nhiệm vụ, các bạn phóng viên luôn ảo tưởng mình to hơn luật nhưng thực tế thì không.

Đồng đội phóng viên nhanh chóng đến giải cứu cho Đạt, sau một hồi trình bày Đạt được thả, đương nhiên với bản tính rất phóng viên, Đạt cùng đồng bọn quay lại hiện trường để ăn vạ lần 2 sau khi thay quần áo dài. Lần này các bạn ấy phối hợp rất ăn ý, Đạt nằm lăn ra đường giãy giãy, các đồng đội vừa quay phim vừa la làng tố công an đánh. Thật đen cho anh em công an.

Tờ tường trình của Đạt viết rất ngu, không rõ ở trường báo người ta dạy Đạt cái gì nhưng với trình độ này thì chưa ăn vạ được đâu:

Thứ nhất, Đạt khai bị dí dùi cui điện trực tiếp vào đầu đâu như 2 nhát, xin lỗi chứ dùi cui điện mà dí vào đầu thì xác định chín não, cỡ như Usalt Bolt cũng cáo phó luôn chứ đừng nói đến phóng viên Tống Văn Đạt cao 1m60 nặng 45kg. Báo Người Phao Tin lần sau nên bịa có logic hơn.

Thứ hai, việc công an tuần tra xử lý vi phạm tại chỗ có cái đéo gì mà phải quay với tác nghiệp? Thích xin đểu hả? Ở Tây thì cảnh sát nó cho cây T-baton hợp kim vào mõm đi cả hàm chứ ngồi đấy mà bebe lên mang danh phóng viên ra doạ, doạ cái đéo gì?

Lại còn băng khăn trắng lên đầu như kiểu chấn thương sọ não chứ Phà ơi, ảnh trong bài báo lúc tháo băng ra có vết tích mẹ gì đâu? Ăn vạ bố láo quen thân.

Cuối cùng, các bạn báo ạ, sẽ không có cơ chế bảo vệ cho các bạn nếu các bạn cứ "tác nghiệp" kiểu phá thối này đâu. Và yêu cầu coi tác nghiệp báo chí là thi hành công vụ là yêu sách mất dạy, một đòi hỏi mang tính thực dân truyền thông mà nhà báo, phóng viên có quyền thách thức cả những lực lượng hành pháp như công an dưới danh nghĩa "công vụ". Lực lượng công an có thể còn nhiều vấn đề, nhưng nếu phải chọn đặt niềm tin giữa công an với báo chí, tôi xin đặt hết vào cửa công an, ít nhất thì họ cũng không lừa con em tôi hút shisha rồi làm phóng sự kiếm tiền, phỏng ạ?

Chung Nguyễn 

VIẾT CHO NGÀY BÁO CHÍ VIỆT NAM 21/6

Được sống trong doanh trại quân đội từ nhỏ, nhờ các chú bộ đội dạy nên 4 tuổi tôi đã biết đọc, và làm quen với tờ báo viết đầu tiên là báo của quân khu Tây Bắc. Thời đó, trong xưởng in Quân khu, hàng ngày leo lên một cái ghế cao chót vót để đón báo từ máy in chuyền ra bằng một thiết bị như cái quạt nan khổng lồ, xếp lại cho gọn giúp các chú lính đem đi xén rồi lấy báo về phòng đọc không sót một chữ, dù nhiều điều chưa thể hiểu..


Đến khi đi học, thì báo Thiếu Niên đã trở thành người bạn gắn bó với các nhân vật Bóng Nhựa, Bút Thép qua những nét minh hoạ của hoạ sỹ nổi tiếng Mạnh Quỳnh. Cứ thứ Năm hàng tuần, xin mẹ 5xu háo hức ra quầy báo mua một tờ, hít hà mùi mực còn tươi mới từ các câu chuyện tranh lịch sử luôn được in ngay trang đầu... Nhiều khi, gặp bạn lớn hơn bắt nạt, thà chịu bị cướp mất mũ nhưng vẫn ôm khư khư tờ báo trước ngực..

Vào học cấp 3, tôi đã trở thành cộng tác viên cho những tờ báo dành cho thiếu niên và lứa tuổi hoa học trò. Cứ như vậy, có thể nói báo chí đã là một nguồn quan trọng giúp tôi và các bạn cùng thế hệ có một niềm tin, có lý tưởng và kiến thức để lập nghiệp sau này.

Với những gắn bó như vậy, nên cũng như nhiều độc giả, tôi không khỏi xót xa, trăn trở trước hiện trạng báo chí hiện nay. Cách đây vài năm thôi, trong nhà luôn có hàng chục đầu nhật báo, tuần báo in dành cho cả 3 thế hệ. Nhưng đáng buồn, đến hôm nay điều đó đã tự nhiên mai một và không còn nữa..

Nguyên nhân vì đâu? Do sự phát triển của truyền hình, của Internet? Điều đó chỉ là một phần, rất nhỏ, khi gia đình không muốn và không dám đọc chứ không phải vì đã đủ thoing tin từ các kênh truyền thông khác. Nguyên nhân chính là do nhiều tờ báo đã tự đánh mất mình, với nội dung đăng tải ngày càng xa rời tôn chỉ mục đích của nền báo chí cách mạng, và của chính tờ báo đó đề ra ban đầu.

Ảnh: Bác Hồ với các nhà báo

Đành rằng mạng xã hội phát triển đã ảnh hưởng đến thị phần của báo chí, nhưng ngay trên Internet, cũng có rất nhiều báo điện tử của các cơ quan báo chí, sao người đọc vẫn thờ ơ? Điều đó, chính các tờ báo đã biết quá rõ.

Thật xót xa khi nghe một cây đại thụ trong làng báo nhận xét: "chưa bao giờ uy tín của báo chí xuống thấp như hiện nay... Dân sợ báo chí như sợ cọp". Và cay đắng hơn, khi có những nhà báo chân chính phải đau đớn thốt lên: "một nền báo chí vô trách nhiệm và suy đồi"!

Vậy nhưng, nhiều nhà báo tại sao hàng ngày phản ứng gay gắt vì những ý kiến phê phán báo chí, lại không tự thấy trách nhiệm của mình? Báo chí là phản ánh dư luận, sao lại sợ và quay lưng với dư luận về mình? Mặt khác, báo chí nếu đơn thuần chỉ phản ánh dư luận, chạy theo dư luận mà không làm tốt vai trò định hướng dư luận, thì có khác gì những biểu hiện trên mạng xã hội mà phải cay cú?

Tại sao biết phản ứng khi dân phê phán báo, nhưng báo lại vô tư "phê phán" cả chế độ mà nhân dân đang xây dựng, vô tư xét lại lịch sử, làm lẫn lộn giá trị bằng các bài viết công khai, lộ liễu hoặc tinh vi? Không lẽ báo chí được đứng trên tất cả?

Một số tờ báo thì ngược lại, tránh xa các vấn đề "nhạy cảm" để được "yên thân", thì lại xa vào phi thực tế, thuần tuý chuyên môn hoặc "nghệ thuật vị nghệ thuật", bỏ qua các bài của cộng tác viên, phóng viên mang hơi hướng chính trị. Thử hỏi, có xã hội nào không có chính trị, và người dân cần gì?

Còn rất nhiều vấn đề, nhưng thú thực, hiện nay tìm được những tờ báo, những bài báo có giá trị khó như đáy bể mò kim. Những bài giúp người đọc có thêm nhận thức đúng đắn, mang ý nghĩa tư tưởng rất ít, và bởi vậy, độc giả đã tự tìm đến các trang Web, các blog của những người nổi tiếng mà xa lánh dần báo chí chính thống. Điều đó lại đặt ra vô vàn việc phải làm đối với công tác tư tưởng, nắm bắt và kiểm soát dư luận.

Thế mới biết, khẩu hiệu của một cơ quan thông tin cấp huyện, mà tôi cùng các đồng nghiệp đã lấy làm slogan: "Tâm sáng - Bút sắc - Hiện đại - Nhân văn", nghe thì dễ nhưng thực hiện rất khó, ngay cả đối với các cơ quan báo chí lớn, nếu chúng ta quên một điều "báo chí của chúng ta là một nền báo chí cách mạng".

Nhân kỷ niệm ngày Báo chí Việt Nam, cùng đọc lại một số lời dạy của Bác Hồ đối với nghề báo:

 “Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần tu dưỡng đạo đức cách mạng”.

 "Nhà báo trước hết là một người công dân bình đẳng với tất cả mọi người trước pháp luật, không được phép cho mình đứng cao hơn pháp luật, đứng cao hơn mọi người để phán xét. Với tư cách là một công dân thì nghĩa vụ công dân không chỉ đòi hỏi nhà báo phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật trong hoạt động nghề nghiệp mà còn phải luôn luôn tâm niệm mục tiêu phục vụ ai, viết cho ai, viết để làm gì và viết như thế nào để không làm tổn hại đến lợi ích của nhân dân, của đất nước, không gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".

 “Viết cho ai?: Viết cho đại đa số Công - Nông - Binh.

Viết để làm gì?: Để giáo dục, giải thích, cổ động, phê bình, để phục vụ quần chúng.

Viết cái gì?: Trong vấn đề nội dung cũng phải có lập trường vững vàng ta, bạn, thù viết mới đúng. Người làm báo phải dùng cây bút, trang giấy làm vũ khí sắc bén chiến đấu cho mục đích vẻ vang, chứ không phải để “Lưu danh thiên cổ”.

"Đối với những người viết báo chúng ta, cây bút là vũ khí sắc bén, bài báo là tờ hịch cách mạng để động viên quần chúng đoàn kết đấu tranh, chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, vì độc lập, tiến bộ xã hội và hòa bình thế giới”.

“Viết để nêu cái hay, cái tốt của dân ta, của bộ đội ta, của cán bộ ta. Đồng thời để phê bình những khuyết điểm của chúng ta, của cán bộ, của nhân dân, của bộ đội. Không nên chỉ viết cái tốt mà giấu cái xấu. Nhưng phê bình phải đúng đắn, nêu cái hay, cái tốt thì phải có chừng mực, chớ phóng đại. Có thế nào nói thế ấy. Bộ đội và nhân dân ta cũng có nhiều cái hay để nêu lên, không cần phải bịa đặt ra.

Phê bình thì phải phê bình một cách thật thà, chân thành, đúng đắn chứ không phải để địch lợi dụng để nó phản tuyên truyền.

Còn đối với địch thì thế nào ?

Thì nêu lên những cái xấu của nó để cho bộ đội ta, đồng bào ta biết là chúng nó độc ác thế nào, để gây lòng căm thù đối với quân địch…”.

Rõ ràng, xã hội trân trọng, tôn vinh và tự phong cho báo chí là "quyền lực thứ tư", nhưng bản chất nghề báo cũng chỉ là một nghề nghiệp, pháp luật và đạo đức xã hội đâu có cho phép báo chí có một quyền năng đặc biệt nào khác!

Cần lắm, những quyết liệt trong quy hoạch và quản lý báo chí.

Hùng Mạnh

QUÂN LỰC VNCH BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC NÀO?

Nói đến ngày 19/06 các bạn đều biết đó là cái ngày bọn tay sai của Mỹ tuyên bố là ngày quân lực lính VNCH. Một đội quân hèn nhát, bạc nhược bám đít ngoại bang giày xéo trên nền độc lập, tự do mà Đảng, Nhân dân ta đã phải đánh đổ biết bao xương máu mới có được.

Nhân ngày quân lực VNCH, tác giả xin gửi đến quý bạn đọc cái nhìn khách quan hơn về đội quân này:

Nam nhi đại trượng phu đầu đội trời chân đạp đất, ai chí lớn ôm mộng bá vương thì xưng hùng xưng bá, ai không muốn làm rồng làm cọp thì chọn minh chủ mà thờ. Nam nhi có được tôn trọng hay không là ở chỗ chọn và thờ minh chủ. Có thề lựa chọn minh chủ sai lầm nhưng gã nam nhi ấy vẫn đáng nể trọng nếu trung dũng. Thời loạn lạc, nam nhi có thể chọn sai minh chủ một lần cũng không ai trách, còn cái hạng đổi chủ như thay quần kiểu Lã Bố thì coi như thua toàn tập. Lã Bố là tay phản trắc nhưng ít ra cũng có tài oánh trận còn loại phản trắc mà bất tài thì …..




Bèo dạt mây trôi!

Dưới thời Pháp thuộc, tổ tiên cờ Vàng gọi nước Pháp là “mẫu quốc”.. Lá cờ vàng phiên bản 1.0 được đẻ ra bởi vua Thành Thái vào 1890.Tới khi “mẫu quốc” chán dùng cờ vàng (1916) thì nó được xếp xó thay vào đó là cờ Long Tinh. Cờ quạt nào đi nữa nó cũng phải nằm dưới đít cờ Tam Tài, và cũng chẳng ảnh hưởng gì đến tinh thần phụng sự mẫu quốc của các nhà “ái cuốc” Ngô Đình Khả, Nguyễn Hữu Bài, Ngô Đình Diệm ….

Ngày 11/3/1945 ông vua bù nhìn Bảo Đại được Đại sứ Nhật Yokohama đến báo cho biết Việt Nam đã được độc lập. Ông vua hào hoa phóng đãng bỡ ngỡ vì cục “độc lập” trên trời rơi xuống.. Ngày 17/4/1945, ông Trần Trọng Kim thành lập chính phủ “đế quốc Việt Nam” phục vụ cho quyền lợi của người Nhật. Và một lần nữa Cờ Vàng được sử dụng , đây là phiên bản 2.0 (Ngày hôm nay , các anh cờ vàng một mực khăng khăng chính phủ Trần Trọng Kim là độc lập rồi, quần chúng và Đảng Cộng sản mần cách mạng tháng 8 là cướp quyền ông Trần Trọng Kim mà thôi ). Cờ vàng nhận chủ mới được vỏn vẹn hơn trăm ngày thì khai tử vì Bảo Đại thoái vị (30//8/1945) trao quyền hành lại cho Việt Minh.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai thì “mẫu cuốc” tái chiếm Việt Nam. Ngày 7/12/1947, “Quốc gia Việt Nam” ra đời trên chiến hạm ở vịnh Hạ Long với Bảo Đại là quốc trưởng. Cờ Vàng lại trở về với chủ cũ, lần này là cờ vàng phiên bản 3.0. Túm cái váy lại là chỉ riêng ông Vua Bảo Đại đã làm vua tới 3 lần, phụng sự hai ông chủ, xài hai phiên bản cờ Vàng , một cờ Long Tinh .

Sau hiệp định Geneve, Mỹ hất cẳng Pháp khỏi Đông Dương, Ông Ngô Đình Diệm, tôi trung của Bảo Đại năm nào truất phế đại ca lên làm Tổng Thống, các các anh lính khố xanh khố đỏ hoan hỉ đốt lon lá kiểu Pháp, thay bằng lon lá kiểu Mỹ. Cờ Vàng thêm lần nữa đổi chủ, gọi là cờ vàng phiên bản 4.0, là quốc kì VNCH. Ông Đại Thần Phản trắc Ngô Đình Diệm có lần nguyện dâng Miền Nam (VNCH) cho Chúa. May mà ông ta chết sớm , nếu không danh sách chủ của cờ vàng còn dài ra .

Như vậy Cờ Vàng ra đời dưới thời Pháp thuộc và nhiều phen được xài rồi cất, cất rồi xài, đổi chủ liên miên. Những con người đứng dưới lá cờ vàng cũng đổi chủ phà phà. Cho nên lá cờ này cũng chẳng có lý tưởng gì sất, và nó cũng chẳng dính dáng gì đến nhân dân Việt Nam ,nó được đẻ ra bởi một ông vua 18 tuổi trong vòng kiềm chế của người Pháp và được xài đi xài lại theo ý muốn của ngoại bang 

Tuyên truyền chiến tranh Việt Nam là nội chiến đẩ giải quyết khâu oai

Có lần trên forum của cờ vàng Cali, có người hỏi mấy ảnh một câu “Là người Việt Nam, các bạn có tự hào về hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ hay không ? Các bạn chỉ được trả lời có hay không”. Các anh ấy phán rằng “Câu hỏi này không thể trả lời có hay không bởi vì chúng tôi chỉ tự hào về kháng chiến chống Pháp mà thôi,giai đoạn 54-075 là nội chiến, có gì mà tự hào”. 

Trong kháng chiến chống Pháp , dân Cờ Vàng đóng góp cái chi mà họ họ tự hào? Hàng ngũ tướng lĩnh QLVNCH có ai từng cầm súng chống Pháp hay không? Trong khi cả dân tộc đổ máu chống Pháp giành lại độc lập thì cờ vàng lại gia nhập Quân Đội Quốc Gia Việt Nam , làm tay sai cho Pháp , bắn vào chính đồng bào của mình . Những nhân vật Cờ vàng nổi trội sau này làm lớn trong VNCH toàn xuất thân từ lính khố xanh khố đỏ cả. Thống Tướng Lê Văn Tỵ, Đại Tướng Dương Văn Minh, Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Đại Tướng Cao Văn Viên, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú…. Danh sách này dài dằng dặc. Rặt những anh ăn lương Pháp, cầm súng Pháp bắn vào đồng bào. Với người Pháp hay người Mỹ thì nhân dân Việt Nam muốn họ cuốn xéo đi. Quân đội QGVN và QLVNCH một mực bám váy Pháp - Mỹ, chiến đấu đề người Pháp- Mỹ ở lại mảnh đất này. Vai trò của QĐ QGVN và QLVNCH không có gì khác nhau.Thậm chí cách bú mớm để sống cũng y chang nhau. Trong cả hai cuộc kháng chiến người Việt Nam xem ngoại bang là đối thủ trọng yếu, chỉ xem QĐ QGVN và QLVNCH là tay sai ăn theo ngoại bang. Thời kháng chiến có bao nhiêu là khẩu hiệu “chống Pháp- chống Mỹ”, chả ai đếm xỉa gì đến 2 quận đội này. 

Vậy tại sao cờ vàng không gọi kháng chiến chống Pháp là nội chiến dù rằng Quốc Gia Việt Nam và VNCH khác chủ chứ không khác bản chất? Họ cứ khăng khăng Kháng chiến chống Mỹ là "nội chiến" vì cái gì? Nói toạc móng heo là để giải quyết khâu oai. Bởi vì gốc gác dân cờ vàng là tay sai chứ chưa một lần được tự quyết,có tư cách, có chính nghĩa, dân cờ vàng số phận long đong bèo dạt mây trôi y chang như lá cờ vàng vậy. Họ gọi kháng chiến chống Mỹ là nội chiến nghĩa là nâng tầm QLVNCH ngang với QĐNDVN và Mặt trận DTGP Miền Nam, oai ra phết ấy chứ, sẽ chùi được cái nhãn tay sai in trên trán, sẵn tiện xóa luôn tội phản quốc.

Và kết cục sẽ về đâu?

Lịch sử Cờ vàng tóm tắt ngắn gọn là có bốn phiên bản, qua vài lần make up chút đỉnh, được đổi chủ nhiều lần và luôn nằm dưới đít các quốc kỳ ngoại bang. Cho tới những ngày cuối cùng của năm con Ngựa thì đứa con tinh thần của vua Thành Thái vẫn tung bay ở Mỹ, được xếp ngang hàng cùng cờ của hội chim cảnh, hội chó cảnh Huê Kỳ. Mới đây thì Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố không công nhận lá cờ này là cờ của cộng đồng người Việt Ở Mỹ, không biết rồi cờ vàng sẽ đi đâu về đâu. Sự thật , lá cớ đó đã chết vào trưa 30-4-1975 rồi, chỗ của nó là bảo tàng lịch sử chứ không phải là công cụ thẩm du tinh thần của một số người .

 Quốc Anh

Thursday, June 18, 2015

VIẾT CHO ĐỘI QUÂN HÈN NHÁT VNCH NHÂN NGÀY 19/6

Hôm nay, Ngày 19 tháng 6 là ngày quân lực VNCH, tác giả xin gửi đến quý bạn đọc chân tướng một đội quân hèn nhát, bạc nhược đã bám đít ngoại bang giày xéo trên nền độc lập, tự do mà Đảng, Nhân dân ta đã phải đánh đổ biết bao xương máu mới có được.

ĐÓ LÀ QUÂN ĐỘI VNCH




Là 1 đội quân được trang bị vũ khí khí tài hiện đại nhất của thế kỷ 20 nhưng họ thiếu những trang bị cần thiết nhất đó là: lòng dân, cầm súng ko có lý tưởng, chết nhát, khinh địch cho đến ngày nay đã 39 năm mà họ vẫn ko hề thay đổi cái tư duy đo vẫn bảo thủ, vẫn xem thường quần chúng, và chẳng biết gì về đối phương 

Là 1 đội quân đánh đấm đều phụ thuộc vào Mỹ, sinh ra nhờ tiền của Mỹ, và số phận của nó phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của Mỹ, ko có cái gì để gọi là tự lực cánh sinh khi mỹ cút. 

Là 1 đội quân có tướng có tá nhưng tướng tá tài không có, đức cũng không, suốt ngày ăn chơi phè phởn, lạm dụng chức quyền, đè đầu cưỡi cổ nhân dân, sống thì như ông hoàng, lãng mạn thì như Dirty Dancing, lãng tử và hào hoa như tầu. 

Là 1 đội quân được mô tả trang bị tận răng, oai phong lẫm liệt có như thế thì mới đủ sức gánh vác trọng trách quốc gia, mới hết lòng bảo quốc an dân, nhưng khi đánh trực diện với quân giải phóng thì chạy như đàn vịt, chạy rẽ cả đất, họ đã có những màn đối không và đối đất mà không quân đội nào trên thế giới này có thể tác chiến như họ.

Là 1 đội quân sống dai nhất, đã khai tử 40 năm mà vẫn chưa nghẻo, vẫn còn cố duyệt binh vào ngày này. Một quân đội không có dân, chính phủ, lãnh thổ, không vũ khí, khí tài (chỉ có cái mồm hô hào và nổ, chém gió túi bụi). Ngân sách quốc phòng duy nhất là vác thùng đi hù thiên hạ quyên tiền …. 

Các bạn hẳn còn nhớ vào ngày 30/4/1975 hơn 2 triệu tàn quân đã phải ra trình diện quân giải phóng, tướng hùng, tá giỏi, lính tinh nhuệ ngày nào khi ra trình diện đều răm ra răm rắp không thấy 1 anh nào kêu to lên như thời còn Mỹ. Vừa mới qua ngày "tháng 4 đen" này nhoằng cái đã đến ngày Quân lực cho nên chúng ta cũng nên sơ qua một vài cái nhất của quân đội cờ vàng cho con cháu họ nở mày nở mặt với tiền nhân họ và sau 40 năm lưu vong xứ người. Khi được BU cứu vớt trong sự hoảng loạn cho định cư, đám con phá gia chi tử cờ vàng lại chứng nào tật đó, “giang sơn dễ đổi, bản tính khó rời”, vẫn chém gió rần rần ở chốn tạm dung nổ điếc lỗ tai đến thần sét cũng phải chào thua cờ vàng.

Đã không biết cái thân tay sai nô lệ, ăn nhờ ở đậu xứ người mà còn bày đặt đòi hỏi tự do dân chủ, nhân quyền cho quốc nội, bị lột hết vỏ biến tướng ra nay vẽ ra cả xã hội dân sự để mà bịp dân.

Phong Linh

NGHỀ BÁO

Hai mươi bốn năm trôi qua nó vẫn nhớ cái cảm giác lần đầu tiên khi nó cẩn thận gấp bài viết bỏ vào bì thư để gửi đến tòa soạn. Rồi sau đó thi thoảng nó lại gửi bài cho các tạp chí Thế giới trong ta, Hạnh phúc gia đình... gửi và thấp thỏm để rồi thất vọng. Nó biết cái vốn chữ nghĩa của nó nghèo nàn như cái chồng sách đủ các thể loại mà nó gom nhặt được từ nhiều nguồn khác nhau. Nhưng cái sự nghèo nàn đó vẫn cứ thi thoảng âm ỉ bùng cháy trong nó để rồi bị những gáo nước lạnh cuộc sống dội lên không thương tiếc. Với nó nghề báo là một điều ngưỡng vọng. Những người làm nghề báo là những người văn chương đầy bụng, kinh luân đầy bồ trên thông thiên văn dưới tường địa lí, đó là những người không biết cúi đầu trước mọi thế lực đen tối. Thế nên nó vẫn nhìn những đứa bạn học ngày xưa đi vào con đường làm báo một cách nhẹ nhàng mà thèm thuồng.


Đến bây giờ thì nó bỗng hoang mang, báo nhiều quá, nhà báo nhiều quá, đi đâu cũng thấy nhà báo... ra đường gặp một tay húi cua đeo cái xích to như dây xích chó, mặt mũi bặm trợn đang thao thao bất tuyệt ở quán nước vỉa hè, bà chủ khều tay :"Nhà báo X ở tòa soạn Y đấy" , ơ hay kiểu này là phải húi cua, mua xích chó ngay và luôn. Đi thăm người ốm thấy mấy cô em váy ngắn đang cong tớn cái môi lên, bác bệnh nhân đang chờ khám rỉ tai "Cô nhà báo A của tòa soạn Z đấy " , ơ nhìn cũng tàm tạm, liệu có viết bài từ A đến Z không nhỉ ? Hai ví dụ cơ bản để thấy rằng nó là một thằng vô tích sự...

Bây giờ mở mắt ra, nó không còn nghe những âm thanh lảnh lót như cái hồi mới ra HN đi thi, "Báo đê...báo mới đê" của các chú bé gầy gò nhưng nhanh thoăn thoắt, nó lập cập moi mấy đồng bạc lẻ nhàu nát để mua một cuốn nguyệt san HHT, cười với thằng bé một cái đầy ngây ngô, với nó thằng bé kia cũng đang làm nghề báo. Thế mà giờ đây nó chìm ngập trong một đống ngập ngụa báo là báo, có những thứ báo nó chả buồn nhớ tên. Nó lại nhớ một tích truyện đại ý là một câu chuyện khi được viết chuyền qua bảy ngòi bút thì câu chuyện đó hoàn toàn biến mất. Với nó báo mạng bây giờ là vậy. Thậm chí nó đã từng tập tọe làm riêng cho mình một trang tin tức riêng để viết cho sướng. Khổ thay, nó không học nổi cách giật tít câu view nên đành bỏ xó. Đặc biệt là cái đận về quê, nó nhận chỉ thị của mama lắp wifi, cài phần mềm để mama đọc tin tức, hỡi ôi một lô một lốc báo làm nó hoa cả mắt, nó bèn phải giải thích cho mama yêu quý là chỉ nên đọc những báo này này, còn lại bỏ hết, mama nói báo nào chả là báo... Hèn gì mama được phong là "giáo sư biết tuốt". Chỉ biết nói "Báo chí chính thống viết bằng tâm, báo chí lá cải viết bởi tiền, chọn tâm hay tiền là do người đọc" rồi nó giải thích thêm "đấy , có mấy vụ việc ở địa phương đấy, báo chính thống là thế này nhé, còn báo lá cải thì lại ra thế này" . Ô hô , mệt thật...

Có lẽ ấn tượng nhất và khiến nó nhớ nhất là loạt bài "Những việc cần làm ngay" của nhà báo NVL, thoạt đầu nó chả biết ông NVL là ông nào mà thấy người ta bàn tán ghê vậy lúc đó nó còn là thằng bé tóc cháy râu ngô dỏng tai nghe loa truyền thanh xã đọc, các khái niệm chui vào đầu nó và nằm im vì nó đã hiểu cái gì đâu. Đến mãi sau này nó mới biết đó là những bài báo có tính định hướng chiến lược cho tương lai của cả đất nước sau này. Người làm báo trong mắt nó phải là như vậy.

Rồi nó tham gia phây búc là để đọc và để gõ cho đỡ ngứa ngón tay, mặc kệ thiên hạ bình phẩm. Dần dà nó nhận thấy đây là một kênh truyền thông lợi hại không kém gì các báo khác, có khi còn hơn. Nhưng "báo phây búc" là cái mớ hổ lốn bà lằng trăm thứ cạm bẫy. Nó biết nhiều nhà báo hơn, có người có thẻ nhà báo, cũng có kẻ là tự nhận, với nó có thẻ hay không có thẻ không quan trọng, quan trọng là chơi được, làm được, tóm lại là sống được. Sáng nay bất chợt nó nhớ đến hai câu thơ của cụ Đồ Chiểu:

"Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà"

Nghề báo với nó phải là như vậy, người làm báo phải là người lính trên mặt trận văn hóa tư tưởng, là người sẵn sàng chết để bảo vệ ngòi bút của mình, là người dùng con chữ để bảo vệ tâm hồn. Chữ viết là cả một nền văn minh nhân loại, kẻ nào dùng nền văn minh đó để hòng bôi bẩn và bẻ cong sự thật là kẻ thù của loài người. 
Nghề báo trong suy nghĩ của nó là như vậy.

Hiền Ngọc