Cu Tí (Mõ làng)
Không hiểu tại sao cứ mỗi lẫn lãnh đạo Đảng, nhà nước ta khi sang Mỹ đều không nhận được những thịnh tình từ những người Việt xa xứ. Tuy đây là một bộ phận, không nói lên bản chất cũng như những tình cảm của những người Việt xa xứ đối với những những nhà lãnh đạo đến từ đất mẹ và Tổ quốc thân yêy thì trong một chừng mực nhất định nó cũng ảnh huớng không nhỏ đến hình ảnh của các chính khách Việt Nam trong các chuyến thăm và cũng vô tình khiến cho thế giới hiểu sai về bản chất con người Việt Nam.
Ai cũng biết, chính khách chính là hình ảnh của một quốc gia, muốn đánh giá cũng như hiểu về quốc gia đó thì việc nhìn vào chính khách đó hành động và nói gì thì chúng ta cũng phần nào hiểu đuợc vấn đề. Chuyến công du của Chủ tịch nước Truơng Tấn Sang nằm trong lộ trình thiết lập quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ lên tầm đối tác chiến luợc trên tất cả các lĩnh vực và cũng là động thái thể hiện Việt Nam đang ngày càng tham gia sâu rộng và tích cực, có trách nhiệm trong các vấn đề quốc tế mà Việt Nam quan tâm và tham gia. Ấy vậy nhưng thay vì đón tiếp và gặp gỡ Chủ tịch nuớc trong tình thân ái của đông bào, những nguời cùng chung một tổ quốc thiêng liêng thì không ít nguời Việt định cư và sinh sống tại Mỹ lại xem chuyến công du này như một cơ hội để họ chứng kiến và dành cho ngài Chủ tịch nuớc những khẩủ hiệu, những lời lẽ phản đối kịch liệt; họ múôn biến những chuyến thăm và nói chuyện với nguởi Việt xa xứ thành những cuộc chấn vấn trong không khí không mất thịnh tình giữa chủ và khách theo kiểu: “Nhiều người đặt hi vọng, nắc nỏm theo dõi xem ông Chủ tịch sẽ nói gì, làm gì, đợt này nghe tin là “quyền con người” sẽ được bàn bạc thẳng thắn và sáng sủa hơn…” Trong vấn đề nhân quyền Mỹ là quốc gia luôn có những tuyên bố nặng nề và liệt Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về nhân quyền (CPC), đặc biệt là trên lĩnh vực dân tộc và tôn giáo, nhưng suy cho cùng đó là chuyện của nguời Mỹ, nằm trong những toan tính mà xét trên nhiều khía cạnh nào đó thì đều không có lợi cho Việt Nam. Nhưng những nguời Việt tại Mỹ họ là những nguời có dòng máu Việt Nam hoặc một nửa Việt Nam trong chính mình. Trong huyết quản của họ vẫn còn cái gọi là tình đồng bào và đất mẹ linh thiêng; nghĩa là dù họ hành động gì, với mục đích ra sao nhưng cái mà họ bao giờ cũng phải huớng tới là hành động đó có phục vụ gì cho nứóc Việt Nam phát triển và đi lên không? Và thực sự đáng tiếc là họ không ý thức đuợc những điều đó.
Trong số những nguời Việt Nam định cư và sinh sống trên nuớc Mỹ hôm nay có không ít là những nguời ra đi sau biến cố năm 1975 với trạng thái bất đắc và hận thù. Nhiều nguời cho rằng, chính Cộng sản và chính quyền đuơng nhiệm hiện nay là tác nhân chủ yếu khiến họ không thể sống với đất mẹ và Tổ quốc thân yêu, khiến không ít gia đình tan tác và chia ly. Sống xa Tổ quốc lại ảnh hưởng những luồng văn hoá độc hại, mọto chiều nên họ khó mà tiếp cận và hiểu đuợc một Việt Nam hiện nay như thế nào. Họ chỉ nghe rằng, ở Việt Nam hiện nay những giá trị dân chủ, nhân quyền còn xa lạ, bộ mặt Việt Nam hiện nay không khác xa mấy so với truớc biến cố năm 1975, vẫn nghèo nàn, lạc hậu và bảo thủ…Chính với những suy nghì ấy nên khi được những kẻ xấu tính kêu gọi cần chất vấn và hỏi rõ câu chuyện khi ông Chủ tịch nước sang thăm thì họ liền nghe theo và thực hiện. Cũng cần lưu ý là những con nguời Việt Nam làm những hành động chất vấn ấy rất nhiều người trong số họ dù xa xứ, dù ra đi trong những tình huống khó khăn và bất đắc dĩ nhưng họ vẫn luôn huớng về quê huơng, bản quán, vẫn giành cho quê huơng những tình cảm đặc biệt nhất. Đó cũng là điều lí giải tại sao khi nghe những mỹ từ đẹp, những mục đích đuợc đội lốt vì sự phát triển đất nuớc họ đã nghe và làm theo dễ dàng thế.
Chúng ta không trách họ vì dù sao họ cũng có tấm lòng với quê hương, chỉ tiếc cho họ là họ chưa thể hiếu ra những giá trị đích thực của những việc họ sẽ làm. Đó cũng là một điều đáng buồn và cũng rất đáng thuơng.
Chúng ta thuơng họ nhưng chúng ta cũng lên án những kẻ chỉ biết “bám váy những tên sen đầm quốc tế” và hành động vì những đồng tiền bẩn thỉu và nhơ nhớp. Trong quan niệm và những giá trị định huớng cuộc sống của những kẻ này họ không quan trọng làm điều gì, vì mục đích gì, điều mà họ quan tâm là vịêc làm đó đưa lại cho họ bao nhiêu tiền và đồng tiền đó có thể trang trải cuộc sống của họ trong bao lâu. Ông cha ta từng nói một câu cũng rất hay: Sống bằng nghề gì thì ăn bằng nghề ấy. Những kẻ kích động những nguời đồng bào thiếu thông tin hôm nay biêu tình, chất vấn Chủ tịch nuớc Truơng Tấn Sang là những kẻ mà xã hội hôm nay và ngay cả nuớc Mỹ cũng không thể chứa chấp nổi và chúng cam chịu làm những việc làm trái với luân thuờng, đạo lý và những giá trị hiện sinh. Chúng sẵn sàng bán đi tí danh dự cuối cùng cũng chỉ vì những đồng tiền nhơ bẩn ấy.
Là một nguời công tác ngành ngoại giao lâu năm, sống nhiều với đồng baò Việt Nam ở nuớc ngoài, đặc biệt là cộng đồng Việt Nam ở Mỹ nên Thứ truởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn cũng hiểu ít nhiều những nét đẹp văn hoá cũng như những thói hư, tật xấu của những nguời Việt xa xứ nên khi tháp tùng đoàn Chủ tịch nuớc sang thăm Mỹ, chứng kiến những kiểu chất vấn bầy đàn vừa qua ông đã phát biểu: “Đồng bào biểu tình vì tiền vì thu nhập..”Câu nói phần nào thể hiện sự thất vọng của một nguời đứng đầu ngành Ngoại giao Việt Nam truớc những hình ảnh khó mà chấp nhận: “Khi Trương Tấn Sang đến Mỹ đã được đón tiếp bằng những rừng cờ và những cuộc biểu tình phản đối”. Và đúng như những kẻ trong cuộc ở cuộc biểu tình hôm ấy nhận xét: “Quả thật, có lẽ trên thế giới ít có đất nước nào mà mỗi lần lãnh đạo đất nước đến những nơi có con dân mình sinh sống lại vấp phải sự chống đối kịch liệt đến thế” nhưng có điều họ không hiểu rằng, có thể việc làm cuả họ hôm nay nhận đuợc những đồng tiền mạt hạng, những nụ cuời đắc thắng vì mục đích gặp gỡ của vị Chủ tịch nuớc không thực hiện đuợc nhưng tôi tin rằng họ không thể cuời đuợc lâu vì khi mà vở kịch này mãn cuộc họ sẽ nhận đuợc không ít những lời khinh bỉ từ những nguời sai khiến họ. Chúng sẽ cuời họ chỉ biết sống bằng những hành động mà hầu như bất cứ ai đã chọn cho mình cuộc sống con ngưòi thì đều không làm và khinh rẻ.
Nhân dân trong nước khi nghe về những câu chuyện có phần bi hài đó đều bực tức và căm phẫn những kẻ chỉ biết sống và tồn tại nhờ vào những sự bán rẻ danh dự và nhất là hành động đó ít nhiều làm tổn hại đi tinh thần, truyền thống kiên cuờng, bất khuất của bao thế hệ nguời dân đất Việt. Chính họ đã phủ nhận, chôn vùi đi tinh thần: “THÀ LÀM MA NƯỚC NAM CÒN HƠN LÀM VƯƠNG ĐẤT BẮC” của nguời anh hùng Trần Trung Trực năm xưa, học theo những hành động phản thầy, lừa chủ của những Ích Tắc, Kiều Công Tiễn và Lê Chiêu Thống…tiếp tục làm nên những vết nhơ trong lịch sử dân tộc. Rồi đây, khi có dịp về Việt Nam, về với đất mẹ của mình họ sẽ làm sao để đối diện…/.
No comments:
Post a Comment