Quyên Quyên
Trước khi nói về Lê Hiếu Đằng chúng ta hãy cùng tìm hiểu về chủ nghĩa xét lại, tìm về nguồn gốc của nó cũng như những ảnh hưởng mang tính sai trái của nó.
“Chủ nghĩa xét lại là quan điểm lí luận chính trị xuất hiện cuối thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20, lúc đầu là của Becnơstainơ (E. Bernstein) sau đó là của những người đòi "xét lại" những luận điểm của Mac (K. Marx) và Enghen (F. Engels) về cương lĩnh, chiến lược và sách lược cách mạng.
Bernsteinn cho rằng lối cấu trúc tư biện của G. W. F. Hegel theo quan điểm của Marx là nguyên nhân của những sai lầm về dự đoán và về chiến lược. Bernsteinn cho rằng Marx và Engels đã kết hợp Chủ nghĩa Xã hội với cách mạng là sai lầm, vì đó là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau về nguồn gốc và bản chất. Bernsteinn bác bỏ thuyết của Marx về giá trị lao động, kinh tế chỉ huy và đấu tranh giai cấp.
Bernsteinn cho rằng sự phát triển kinh tế của xã hội tư bản làm cho quỹ tiền lương trả cho lao động tăng, làm xuất hiện tầng lớp trung lưu mới. Tư bản càng tích tụ thì số người giàu càng tăng lên.
Bernsteinn cho rằng các cuộc khủng hoảng kinh tế của Chủ nghĩa Tư bản không trầm trọng lên mà có thể khắc phục được. Ông phủ nhận những lời tiên đoán của Marx về sự sụp đổ đến nơi của chủ nghĩa tư bản.
Bernsteinn cho rằng làm cách mạng lật đổ chủ nghĩa tư bản để đạt được một xã hội xã hội chủ nghĩa là không cần thiết và đề nghị một chiến lược cải cách, dựa vào quyền phổ thông đầu phiếu chuyển dần sang Chủ nghĩa Xã hội.
Phong trào xét lại này dẫn tới sự chia rẽ của Quốc tế II. Tại các nước Tây và Bắc Âu, nhánh "Xét lại" của chủ nghĩa Marx đưa tới việc thành lập các đảng Dân chủ Xã hộị.”
(nguồn:Wikipedia)
Rõ ràng chủ nghĩa xét lại là quan điểm suy nghĩ lệch lạc của một cá nhân đã từng đi theo chủ nghĩa Cộng sản. Đây chỉ là những suy nghĩ đưa ra trong một thời điểm thực tế của xã hội, chỉ nhìn nhận vấn đề trong một thời gian và căn cứ vào những kết quả nhất thời của cuộc cách mạng hơn là có cái nhìn biện chứng về mọi vấn đề. Đây là quan điểm của riêng một cá nhân dường như là nóng nảy với thời cuộc, hiểu sai bản chất của con đường xây dựng XHCN, cộng thêm vào đó là sản phẩm của sự tác động từ những yếu tố nhất thời bên ngoài. Những yếu tố có thể tác động đến một cá nhân để đi theo chủ nghĩa xét lại có thể là nhìn nhận vào những tiêu cực mang tính tất yếu của quá trình đi lên CNXH và sự tác động về những thành quả mà Chủ nghĩa tư bản đã đạt được. Chủ nghĩa xét lại đã từng một thời làm mưa làm gió làm khuynh đảo chính trường Liên Xô vào những thập niên 50 của thế kỷ trước. Đây là một trong những nguyên nhân gây bất ổn cho xã hội Liên Xô vào thời điểm đó. Và ở Liên Xô chủ nghĩa xét lại bùng lên do Khrusev phát động. Chủ nghĩa xét lại từng là một nhân tố gây bất hòa giữa khối các nước trong khối XHCN và gây bất hòa giữa các cá nhân là đảng viên Đảng Cộng sản.
Vậy Lê Hiếu Đằng đã phát biểu những gì mà tôi có thể cho rằng ông ấy là tín đồ của “Chủ nghĩa xét lại”.
Thứ nhất, ông ấy kể lại quá trình ông ấy vào đảng và đi theo con đường lý tưởng với một giọng điều hằn học và căm phẫn. Những lời nói muốn xét lại tất cả những gì đã qua. Cụ thể:
“Sau hơn 45 năm chiến đấu trong hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam, , những trải nghiệm cay đắng mà tôi cùng nhiều bạn bè nữa trong phong trào học sinh sinh viên trước 1975 đã chịu đựng, thôi thúc tôi phải “thanh toán”, “tính sổ” lại tất cả. Tất cả tình cảm của gia đình và bạn bè trong nước cũng như ở nước ngoài làm tôi suy nghĩ miên man trong lúc nằm bịnh càng khẳng định với tôi một điều: con đường mà tôi cùng nhiều bạn bè, đồng đội đã lựa chọn, con đường tiếp tục đấu tranh cho lý tưởng thời trai trẻ và một xã hội công bằng tự do dân chủ.. Tôi ngày càng hiểu sâu sắc từ “GIẢI PHÓNG” không có nghĩa như ngày nay người ta thường dùng mà là sự thoát xác thật sự làm người tự do dù cho người cai trị là da trắng hay da vàng, thậm chí điều đau khổ, bi thảm nhất là hệ thống cai trị chính là người của dân tộc đó, là Việt Nam, là Trung Quốc, v.v. Nếu hiểu từ giải phóng theo ý thức sâu xa đó thì tôi cũng rất đồng tình với nhận xét của nhiều nhà báo, nhà văn, học giả ở Miền Bắc, trong đó có nhà báo Huy Đức trong cuốn Bên thắng cuộc mới đây. Thật sự là Miền Nam đã giải phóng Miền Bắc trên tất cả các lĩnh vực nhất là kinh tế, văn hóa, tư tưởng… Vì những lẽ trên tôi xin “tính sổ” với ĐCS VN và với bản thân cuộc đời của tôi.”
Ông Lê Hiếu Đằng đã xét lại quá trình vào Đảng, hoạt động vì nhân dân vì đất nước là sai lầm. Chính bản thân ông còn đòi tính sổ với cuộc đời, tính sổ với Đảng Cộng sản Việt Nam. Vậy ông định tính sổ vì gì đây? Ông tính sổ vì Đảng đã gọi đưa ông từ một thanh niên không có nhận thức đúng đắn và không được giác ngộ đến một người có giác ngộ à? Ông có được sự nghiệp và tiếng tăm để ngày hôm nay ngồi phát biểu với đài bắp cải là từng nhờ đứng trong hàng ngũ của Đảng. Thế hóa ra ông thuộc loại qua cầu rút ván còn gì. Sau một thời gian nằm bệnh bị ảnh hưởng tới những tiêu cực của sự bi quan bệnh tật ông đã xét lại rằng mọi thứ ông đã trải qua là sai lầm, tất cả chỉ là những sự ngộ nhận. Rõ ràng ông bị ảnh hưởng bởi tinh thần không minh mẫn cũng như thể chất yếu ớt của bệnh tật cộng với những mớm mồi từ các phóng viên của RFA nên mới có những lời nói đi ngược lại với lợi ích của đất nước như vậy.
Thứ hai, Khi nói về vấn đề đa nguyên đa đảng. Ông Lê Hiếu Đằng đã có những suy nghĩ xét lại về vấn đề Đảng lãnh đạo tuyệt đối về mọi mặt.
“Về phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lê nin mà tôi hiểu được có một điều cơ bản là cơ sở hạ tầng (bao gồm cơ sở xã hội, cơ sở kinh tế, v.v.) như thế nào thì phản ảnh lên thượng tầng kiến trúc như thế đó. Sau một thời gian dài Đảng và nhà nước Việt Nam nhận chìm các tầng lớp nhân dân Việt Nam từ Bắc chí Nam dưới chế độ quản lý kinh tế bao cấp, đi ngược lại tất cả quy luật tự nhiên, cop-py mô hình kinh tế của Liên bang Xô viết và Trung Quốc cộng sản 100%. Dân chúng đói kém rên xiết. Các đợt cải tạo tư sản X1, X2 đã làm tan nát biết bao gia đình, làm dòng người vượt biên ngày càng nhiều và biết bao gia đình phải chết tức tưởi trên biển. Ông còn cho rằng là sự yếu kém của nền kinh tế hiện nay là do Đảng lãnh đạo.
Tình hình trên cộng với thực tế hiện nay tôi biết nhiều đảng viên đang muốn ra khỏi Đảng, hoặc không còn sinh hoạt Đảng (giấy sinh hoạt bỏ vào ngăn kéo). Vậy tại sao chúng ta hàng trăm đảng viên không tuyên bố tập thể ra khỏi Đảng và thành lập một Đảng mới, chẳng hạn như Đảng Dân chủ xã hội, những Đảng đã có trên thực tế trước đây cho đến khi bị ĐCS bức tử phải tự giải tán.”
Theo như trích dẫn ở trên ông Lê Hiếu Đằng đã có những lời phát biểu mà theo như tôi nghĩ có lẽ ông phải có họ hàng với E. Bernstein-người đã khai sinh ra chủ nghĩa xét lại. Bởi sự tác động nhất thời của cuộc khủng hoảng kinh tế và những hệ quả của sự phát triển kinh tế thị trường mà ông Lê Hiếu Đằng đã đổ lỗi hết cho chế độ. Ông đã cho rằng quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam là sai lầm. Ông cho rằng thời kỳ trước cách mạng giải phóng dân tộc và quá trình xây dựng đất nước hiện nay là sai lầm. Trong khi đó Chủ nghĩa xã hội là con đường mà cả dân tộc đã lựa chọn, là sự lựa chọn tất yếu của lịch sử. Con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH đã đưa đất nước Việt Nam từ một đất nước thuộc địa thành một nước có độc lập. XHCN đã đưa dân tộc ta từ nhân dân một nước thuộc địa bị xiềng xích trở thành nhân dân một nước độc lập. Là con đường đã hồi sinh đất nước Việt Nam trên bản đồ thế giới mà cũng bị cho là sai lầm. Đảng Cộng sản được lịch sử lựa chọn để lãnh đạo dân tộc Việt Nam, là một chính đảng đã lãnh đạo cả dân tộc đánh đổ ngoại xâm, ách thống trị của phong kiến để đem lại độc lập cho dân tộc. Vậy mà Lê Hiếu Đằng dám phủ nhận công lao của Đảng cũng như đòi viết lại lịch sử. Đúng là tư tưởng Chủ nghĩa xét lại đã ăn sâu vào máu của Lê Hiếu Đằng.
Thứ ba, chủ nghĩa xét lại của Lê Hiếu Đằng được thể hiện rõ nhất ở việc ông đã cuồng ngôn cho rằng Chủ nghĩa Mác-Lê nin đã quá lỗi thời. Và cao hơn cả là ông đã cho rằng cần lập một đảng “Dân chủ xã hội” và sẽ do chính ông đứng đầu để đối lập với Đảng Cộng sản.
Đây là chứng cứ rõ nhất cho thấy Lê Hiếu Đằng bị nhiễm nặng căn bệnh cuồng chủ nghĩa xét lại. Trước đến nay thời kỳ Đảng lãnh đạo mọi thứ suôn sẻ cho nhân dân ấm no, bản thân ông được vinh thân ấm cật thì chẳng thấy nói gì. Nay thời buổi kinh tế khó khắn thì ông xét lại chủ nghĩa Mác, cả cơ sở hạ tầng cho đến kiến trúc thượng tầng. Ông cho rằng cần phải phế bỏ chủ nghĩa Mác và nhai lại cái luận điệu như E. Bernstein từng chủ trương, đó là lập đảng Dân chủ xã hội. . Học thuyết Mác-Lê nin là một học thuyết khoa học, một học thuyết kinh điển đã được Mác và các lãnh tụ của giai cấp vô sản khác sáng tạo cũng như chứng minh bằng sự nghiên cứu của cả cuộc đời họ. Là một học thuyết đã đem lại độc lập tự do cho biết bao nhiêu dân tộc, là học thuyết đã giải phóng giai cấp vô sản khỏi ách bóc lột. Vậy mà Lê Hiếu Đằng chỉ với hơn 60 năm sống trên cõi trần với chỉ bằng một bãi nước bọt phun ra với RFA trong cơn hấp hối đã đòi đạp đổ tất cả. Đây chính là sự xét lại đối với con đường phát triển của xã hội Việt Nam, xét lại đối với công lao của Đảng Cộng sản, xét lại đối với xu thế tất yếu của xã hội Việt Nam. Ông đã nhầm khi cho rằng giải quyết các vấn đề xã hội tiêu cực chỉ xuất phát từ cải cách chính trị một cách bừa bãi, và hơn cả là ông đang có tư tưởng học đòi phương Tây, có tư tưởng bị mua chuộc bởi những luận điệu tung tin của đám dân chủ trong nước. Trong khi đó ông đã không nhìn nhận vào những yêu cầu khác để giải quyết những tiêu cực nhất thời của xã hội. Cũng như ông vì bệnh tật và u mê đến nỗi không thấy được những thất bại của mô hình dân chủ ngoại lai phương Tây của phong trào “mùa xuân Ả Rập”. Chính sự vật vã trong cơn bệnh cộng với những suy nghĩ của một bộ não hạn chế nếp nhăn đã khiến cho ông sa vào tư tưởng xét lại và muốn gây hại cho đất nước hơn là một người có tâm huyết với đất nước.
Vậy nên những câu nói mà Lê Hiếu Đằng đã nói trong những ngày qua và được các báo lề trái phun lên các trang mạng là những lời nói của một tên cuồng tín chủ nghĩa xét lại. Sự xét lại của Lê Hiếu Đằng ở đây nó hàm chứa sự vô ơn với chế độ, vô ơn với đất nước. Đấy là những lời nói đã được lũ dân chủ lợi dụng để chia rẽ đồng bào, đánh đổ niềm tin của nhân dân cũng như muốn tạo dựng thanh thế cho chúng. Nhưng qua đây Lê Hiếu Đằng cũng cố vớt vát chút tiếng tăm cuối cùng trước khi đi về với ông bà ông vải. Như vậy mới biết, đến thời đại văn mình này rồi mà vẫn có những tên cuồng tín chủ nghĩa xét lại.
No comments:
Post a Comment