Có thể nói ngày mùng 2 tháng 9 là ngày cả đất nước Việt Nam đều tưng bừng chào đón và hưởng ứng, là một ngày đại lễ của toàn dân tộc. Nhưng liệu rằng, có phải ai cũng biết hết được ý nghĩa trọn vẹn của mùng 2 tháng 9. Tưởng chừng như một ngày đại lễ quá quen thuộc, nhưng không phải ai cũng hiểu được mùng 2 tháng 9 là ngày gì? Và vì sao chúng ta được nghỉ lễ?
Cứ tới ngày mùng 2 tháng 9, mọi người đều tự hiểu rằng mình sẽ được nghỉ làm, nghỉ học, nhưng không ít người trong số họ lại đã lãng quên lịch sử dân tộc, hoặc không tìm hiể kỹ về những mốc lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam.
Nếu như làm một cuộc điều tra nghiên cứu đối tượng học sinh, sinh viên, sẽ không ít bạn trẻ không hề biết ngày mùng 2 tháng 9 là ngày gì? Đối với những sinh viên, có thể họ biết tới mùng 2 tháng 9 là ngày quốc khánh, là ngày bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam. Còn với những em học sinh nhỏ hơn, thì nhiều em chỉ biết rằng các thầy cô cho nghỉ vì nói mùng 2 tháng 9 là ngày quốc khánh của toàn quốc.
Thực trạng đau lòng này có thể thấy được một điều: “dân ta không biết sử ta”. Những mốc lịch sử khác có thể quên nhưng liệu rằng quên đi ngày quốc khánh thì chúng ta có nên xem xét và cân nhắc lại chuyện dạy và học của thế hệ trẻ Việt Nam tương lai.
Cần phải hiểu đúng và đầy đủ hơn về ngày mùng 2 tháng 9:
- Ngày 2.9 là ngày Quốc Khánh, ngày đại lễ của toàn dân tộc Việt Nam.
- Ngày 2.9.1945 đã đi vào lịch sử là ngày độc lập dân tộc chấm dứt chế độ thực dân phong kiến ở nước ta, đồng thời mở ra kỉ nguyên mới, kỷ nguyên nhân dân ta làm chủ vận mệnh của mình để thực hiện độc lập tự do hạnh phúc.
- Vào ngày này năm 1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử trước hơn 50 vạn nhân dân Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt chính phủ lâm thời đọc bản tuyên ngôn độc lập tuyên bố với nhân dân Việt Nam và thế giới rằng: nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra đời đồng thời là một nước độc lập,chủ quyền.
Ngày quốc khánh của Việt Nam không chỉ có những ý nghĩa lịch sử mà nó còn như gọi lại nhắc nhở thế hệ trẻ bây giờ cần phải biết tự hào về truyền thống tốt vẻ vang của cha ông ta chí kiên cường bất khuất đánh đuổi xâm lăng bảo vệ tổ quốc, và phấn đấu học tập, làm việc để bảo vệ tổ quốc.
Ngày mùng 2 tháng 9 không chỉ có được biết tới ở Việt Nam mà còn được bạn bè quốc tế biết đến là ngày độc lập của dân tộc Việt Nam anh hùng trong chiến tranh và cả trong công cuộc xây dựng đất nước.
Các nước trên thế giới đều có ngày quốc khánh riêng của mình vào nhưng ngày này họ thường tổ chức những nghi lễ hoành tráng nghiêm trang theo những nghi lễ truyền thống của đất nước họ.
Vậy nói về vấn đề thế hệ trẻ Việt Nam đang đánh mất dần bản sắc dân tộc, quên đi ý nghĩa trọng đại của một ngày lễ quan trọng nhất đất nước. Chúng ta nên xem lại vấn đề bắt nguồn từ đâu?
- Từ nhà trường: tất cả các trường học đều giảng dạy môn lịch sử, nhưng câu hỏi đặt ra: tại sao một ngày lễ trọng đại của đất nước, năm nào cũng được đề cập tới, mà học sinh, sinh viên, thế hệ trẻ lại quên và không nhớ đó là ngày gì?
- Từ gia đình: bố mẹ, ông bà là những thế hệ đi trước, chưa thực sự quan tâm và có ý thức nuôi dưỡng tình yêu quê hương tổ quốc cho con cháu.
- Từ xã hội: những đại hội học sinh, sinh viên,…những cuộc vận động, tuyên truyền, cổ động cho ngày lễ chưa thực sự cao, chưa gây thu hút và hứng thú cho trẻ.
- Từ chính bản thân các em: các em không thích học môn lịch sử, và không chịu học, không chịu nhớ những mốc lịch sử, những nhân vật quan trọng đã tạo dựng cuộc sống cho chính các em ngày hôm nay.
Do vậy, nhà trường, xã hội, gia đình cần có những phương pháp, hướng tiếp cận khác hơn đối với các em, để mang lại sự hứng thú với môn lịch sử và hiểu biết nhiều hơn về các ngày lễ quan trọng của đất nước. Bên cạnh đó, học sinh, sinh viên cũng cần mở mình, mở tầm nhận thức của mình để có được sử hiểu biết, và thái độ tích cực hơn trong việc học môn lịch sử. Nói thì dễ, làm thì khó. Có thể không thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ trong một vài ngày, nhưng mưa dầm thấm lâu, những hướng tiếp cận mới và lạ sẽ giúp các em hứng thú và thích học, tìm hiểu lịch sử Việt Nam hơn.
Hoàng Trường
No comments:
Post a Comment