Tuesday, August 13, 2013

Phải làm sao đây các anh rận ơi?



Cu Ti

     Tăng giá điện, tăng giá và dự kiến còn tăng giá nhiều thứ nữa, dự kiến là sẽ đến lượt tăng giá xăng.. Thế nhưng ta nay lại thấy có những kẻ đi làm những việc không đâu vào đâu và đang ỷ vào đợt tăng giá điện này để mượn gió bẻ măng. Và nói Nhà nước là đồ ăn cướp của dân cũng như cho rằng là móc túi dân. Việc cần làm hay không đây nhưng cũng phải bàn. Không thể phán xét tùy tiện như vậy được.




     Phi thương bất phú, đó là điều mà cha ông ta đã đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn. Chính thực tiễn đã chứng minh điều đó. Sau một thời gian dài bế quan tỏa cảng với phương Tây và chỉ giao du với mấy anh em cùng phe với các cụ Các Mác và cụ Lên Nin khiến cho chúng ta ngày càng lún sâu vào khủng hoảng kinh tế. Tất nhiên là không thể không kể đến nguyên nhân Mỹ cứ bám dai như đỉa vào chiến tranh Việt Nam. Chúng rải thảm bom đạn khiến cho đất nước chúng ta nghèo càng nghèo thêm. Và sau khi các anh em Liên Xô-Đông Âu của chúng ta chịu hết nổi và sụp đổ về mô hình thì chúng ta đã có tư duy mới để thích nghi với thời cuộc. Đó là đổi mới tư duy về kinh tế. Chúng ta xác định kinh tế thị trường là một bước mới để phát triển đất nước, đưa đất nước vực dậy sau những năm dài khó khăn. Nhờ mở cửa về mọi mặt trong đó chủ yếu về kinh tế mà chúng ta đã gặt hái được rất nhiều thành công. Với một nền kinh tế ngụp lặn trong hố bùn lạm phát 3 con số, và nợ chồng chất nhưng chúng ta đã thoát khỏi nó một cách bình an vô sự. Tôi nhớ một thời là đã từng có chuyên gia kinh tế của WB hay tổ chức gì đấy nói rằng: “Việt Nam phải cần đến 3 tỉ đô la để cứu nền kinh tế vào cái thời năm 84, 85 của thế kỷ trước. Thế thì khác gì cho rằng nền kinh tế chúng ta sắp ngỏm củ tỏi rồi. Vào cái thời buổi Mỹ cấm vận, Liên Xô-Đông Âu đang hấp hối thì đào đâu ra mấy tỉ đô la chứ. Vậy mà chúng ta đổi mới tư duy, mở cửa thị trường, thế là mọi chuyện ngon nghẻ ngay.

     Đó là câu chuyện về mở cửa kinh tế thị trường. Là một sân chơi mới mà nền kinh tế chúng ta đã phải chấp nhận. Chính nó đã cứu vãn nền kinh tế thoi thóp của chúng sống lại. Và chấp nhận kinh tế thị trường là chấp nhận các quy luật của nó. Đã là quy luật thì không ai có thể chống lại nó. Hàng hóa, tiền tệ và những giá trị khác đều phải tuân theo một số quy luật nhất định trong nền kinh tế áp dụng cơ chế thị trường. Đó là việc tuân theo quy luật giá cả, quy luật cung cầu…Đó là một cuộc cạnh tranh khốc liệt để tồn tại.Và nhiều khi những thất bại trong nền kinh tế thị trường là hậu quả phản ánh cho sự nghiệt ngã của những quy luật đó. Và các chủ thể tham gia cuộc chơi phải chấp nhận, hiểu và chấp nhận luật chơi nếu muốn tồn tại.






     Trở lại với việc tăng giá điện. Bây giờ các anh rận là người ngoài cuộc mà các anh cứ cho rằng tập đoàn điện lực đang muốn ăn cướp của nhân dân. Họ cho rằng như thế là đang móc túi nhân dân. Nhưng các anh bảo phải làm sao bây giờ đây? Nhà nước mà cấm đoán một tí thì các vị cũng cho rằng là độc tài, quan liêu. Bảo hộ kinh tế thì các rận bảo là chơi bẩn. Nếu mà Nhà nước không mở cửa kinh tế để đất nước bây giờ như Triều Tiên thì chắc các vị tha hồ mà cắn xé đất nước. Đằng này mở cửa đất nước để kinh tế phát triển và phù hợp với quy luật tự nhiên xã hội thì các vị lại nói ngược. Rõ ràng các nhà dân chủ của chúng ta đang lật mặt với mọi quan điểm. Các vị hãy nhớ rằng Nhà nước mình bảo hộ ngành điện một phần là muốn nhằm mục đích điều tiết giá năng lượng để nhân dân bớt phải chịu gánh nặng. Việc tăng giá nhiên liệu nói chung và tăng giá điện nói riêng là một tính toán kỹ lưỡng của những lãnh đạo đầu ngành về kinh tế nhằm điều chỉnh kinh tế vĩ mô cũng như ổn định tình hình chung của nền kinh tế. Tăng giá điện là một bước đi khó khăn trong việc giải quyết một cách cay đắng giữa lợi ích thiết thực của nhân dân và sự gom góp thêm những đồng tiền để phục hồi nền kinh tế. Nói dân dã thì đây là một ca khó đẻ.

     Chắc các vị còn nhớ là người dân khu vực biên giới đã có dịp mua xăng từ Việt Nam sang Campuchia bán và hưởng chênh lệch đấy. Lý do vì sao lại có chuyện này? Nhà nước phải chịu bù lỗ cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu để kiểm soát giá xăng trong nước ở mức thấp ổn định để nhân dân đỡ khổ. Thế có phải Nhà nước móc túi hay ăn cắp của dân không. Nay nền kinh tế chúng ta đang khó khăn Nhà nước chúng ta phải đối mặt với nhiều vấn nạn. Đó là giá cả tăng, đi liền với việc nguyên, nhiên liệu đầu vào tăng, giá nhân công tăng. Các nhà dân chủ phải hiểu là muốn biến thế năng dòng nước thành điện hay biến than thành điện thì cũng phải thuê nhân công và có đầy đủ nguyên nhiên liệu. Thế nên tăng giá điện như là một hệ quả tất yếu của quy luật kinh tế thị trường. Hiện nay nền kinh tế đang đóng băng khiến cho doanh nghiệp phá sản nhiều, Nhà nước đang chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế nên đang cần vốn để giải quyết các vấn đề nan giải về kinh tế. Minh chứng cho nhận định này của tôi là vừa qua Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện đấu giá vàng để ổn định giá vàng trong nước cũng như thúc đấy nền kinh tế đi lên. Vậy nên việc tăng giá điện trong giai đoạn này chúng ta hãy xem xét dưới góc độ là nhân dân dang vòng tay giúp đỡ nền kinh tế chung đang lúc hoạn nạn hơn là cứ xỏ xiên rằng Nhà nước đang móc túi người dân cũng như Nhà nước đang ăn cướp của dân.

     Những lý giải trên đây chỉ là những quan điểm cá nhân trên góc độ kinh tế mọi thứ đều tuân theo quy luật kinh tế thị trường. Nên nếu các nhà dân chủ vẫn cho rằng Nhà nước đang ăn cướp của dân hay làm gì đi chăng nữa thì xin các anh hãy cho em biết rằng chúng ta phải làm sao bây giờ?

Theo Tiếng Dân!


No comments:

Post a Comment