Vu Lan là ngày thể hiện tình người thắm thiết trong cuộc sống nhân sinh, mang tính văn hoá đạo đức tâm linh, văn hoá đạo đức tình người. Ngày lễ này đã ăn sâu trong lòng mỗi người dân Việt, cũng như sự ảnh hưởng của nó đã lan toả khắp cộng đồng nhân loại.
Ngày Vu Lan không chỉ dành riêng cho người phật tử hay trong Đạo Phật, mà còn là mùa lễ hội văn hoá của tình người, mở rộng tâm hồn để kết nối nhịp cầu yêu thương với mọi người và tất cả chúng sanh trong cùng khắp pháp giới. Tinh thần ảnh hưởng của ngày lễ hội có tác dụng rất mạnh mẽ trong xã hội, mang tính nhân văn cao cả, suy tiến mọi ân tình, ân nghĩa trong cuộc sống, khuyến khích mọi người sống có luân thường đạo lý.
Hiếu thuận với cha mẹ không phải là việc ngày một, ngày hai, nhưng Lễ Vu Lan vẫn luôn là dịp để bao nỗi niềm được bộc bạch, sẻ chia. Tấm lòng của bao người con, dù đang được ở bên cha mẹ hay phải xa quê, được tri ân đấng sinh thành, dưỡng dục của mình một cách thành kính nhất.
Sống ở trên đời từ sinh ra và lớn lên chúng ta đã đón nhận nhiều ơn nghĩa sinh thành từ rất nhiều người như là ơn cha mẹ , ơn thầy cô, ơn bạn bè ,ơn đồng bào, ơn Tổ quốc. Nhưng trong nhiều ơn nghĩa đó có một ơn nghĩa mà suốt cả cuộc đời này chúng ta không bao giờ nói hết và ta cũng không bao giờ trả hết, đó là ơn cha ơn mẹ :
Ơn cha lành cao như núi thái
Đức mẹ hiền sâu tựa biển khơi
Dù cho dâng cả một đời
Cũng không trả được ơn người sinh ta.
Biết ơn , đền ơn là đạo lý sáng ngời muôn thuở của mỗi con người Việt Nam ta, mỗi lần nhắc đến biết ơn đền ơn chúng ta luôn nghĩ về đạo hiếu đạo làm con vơí cha mẹ. ơn nghĩa cha mẹ luôn luôn được đề cao và đi đâu chúng ta cũng nhớ về cha về mẹ , chính vì vậy nhiều tác phẩm văn học , nghệ thuật ,…đã khắc sâu công ơn cha mẹ thật ý nghĩa đâm chất nhân văn sâu sắc như ca khúc Tình Cha do Ngọc Sơn sáng tác, hay Tình Mẹ của Nguyễn Nhất Huy……
Sống ở đời không ai lúc nào cũng hiểu về sự hy sinh của bậc làm cha , làm mẹ . Có người thậm chí tới lúc cha mẹ rời xa cuộc đời họ , vĩnh viễn không còn bên họ nữa thì họ mới nhận ra rừng không có sự hy sinh nào cao cả như sự hy sinh của cha mẹ dành cho con cái . Sự hy sinh đó không thể kể hết được qua lời nói , ngay thực tiễn chúng ta cũng có thể chứng kiến nhiều sự hy sinh cao cả mà đầy cảm động đó, như bác Nguyễn Hữu Định cha của em Nguyễn Hữu Tiến là thủ khoa Đại Học Y Hà Nội chấp nhận sống trong ống cống mưu sinh để nuôi các con ăn học nên người. Nhiều người con đang nhỏ chắc đang còn vô tư, không một chút suy nghĩ về sự vất vả của cha mẹ nên những lúc đang làm cha mẹ vất vả thêm mà không biết. Tôi sinh ra ở miền Trung nên rất rõ những hoàn cảnh vất vả ở quê tôi, con người miên Trung gian khổ từ bao đời nay mà trong thâm tâm họ lúc nào cũng chỉ biết hy sinh cho con cái mong con cái họ có một cuộc sống tốt đẹp sau này. Cách đây 6 năm về trước ở xã tôi có một cậu bạn thân với tôi, nhà rất nghèo , cha đi làm thợ xây, mẹ làm ruộng, quanh năm vất vả. Năm vào lớp 10 chúng tôi chỉ đi xe đạp cũ và cùng nhau đi học trường huyện, hết lớp 10 thì xe đạp chúng tôi đều hỏng và nhìn ban bè ai cũng có xe mới thế là ban tôi và tôi về bảo cha mẹ mua xe đạp mới , dù gia đình tôi nghèo , bố tôi cũng làm thợ xây , nhưng cũng cố gắng mua cho tôi chiếc xe đạp mới, được mua xe mới tôi rất thích,. Hôm sau tôi lên nhà bạn tôi chơi và kể cho bạn tôi về chiếc xe đạp bố mẹ mới mua. Biết suy nghĩ của bạn tôi nên cha mẹ bạn ấy vì thương con nên đã cố gắng làm tăng ca thêm để có đủ tiền mua xe cho con bác ấy làm cặm cụi tận tối khuya , vì ngày trước quê tôi xây dựng nhiều nhà máy nên nhiều việc. Tuần sau , khi đủ tiền mua xe thì bác ấy mừng lắm , ngay giữa trưa nắng hè tháng 7 , bác đã xin về nhà để đi mua xe đạp cho con. Khi về nhà bác ấy dặn bạn tôi ở nhà đợi bố mẹ đi mua xe về. Nhưng hôm đó tận 6 giờ chiều mà không thấy hai bác về chúng tôi ra ngõ trông ngóng mãi. Lát sau , có chú công an xã tới nhà và nói vội : “Hùng ơi, bố mẹ cháu gặp tai nạn , đang ở ngoài viện”, nói tới đó bạn tôi òa khóc và theo chú đó ra viện, tới nơi thì gặp bố, cậu ta vội nắm lấy đôi tay chai sạn của bố và khóc to nói :” Con không cần xe nữa đâu, mẹ đâu rồi bố, cả nhà ta về đi”. Khi đó bác ấy ngập ngưng nói với bạn tôi là mẹ đã mất trước đó, rồi bac ấy xin lỗi vì không mua xe cho con được…bạn tôi đã khóc rất nhiều, được hai hôm thì bác ấy từ giã cuộc đời…Mãi bây giờ khi cậu ấy và cậu ấy đề đã trở thành sỹ quan Công An nhưng cậu chuyện đó mãi mãi đọng trong tâm trí chúng tôi nhưng đầy ân hận. Dù thành công tới đâu nhưng khi vắng đi người thân bên mình thì điều thật sự không còn ý nghĩa nữa.
Năm xưa tôi còn nhỏ
Mẹ tôi đã qua đời!
Lần đầu tiên tôi hiểu
Thân phận trẻ mồ côi.
Quanh tôi ai cũng khóc
Im lặng tôi sầu thôi
Để dòng nước mắt chảy
Là bớt khổ đi rồi...
Hoàng hôn phủ trên mộ
Chuông chùa nhẹ rơi rơi
Tôi thấy tôi mất mẹ
Mất cả một bầu trời.
Đi đâu chúng ta cũng hiểu rằng một điều đáng quý nhất là không ở đâu tốt bằng bên cha mẹ kính yêu , như vậy những ai còn có cha mẹ bên cạnh thì phải thương lấy cha mẹ, gần gũi cha mẹ, lo sớm hôm phụng dưỡng cha mẹ mình. Nếu không khi một ngày nào đó cha mẹ rời xa ta thì lại khóc lóc trong ân hân. Nhân tháng Vu Lan này phận làm con chúng ta nhớ về người sinh thành ra chúng ta. Không phải tháng Vu Lan ta mới nhớ mà ơn nghĩa sinh thanh của cha mẹ là chúng ta phải khắc sâu suốt cuộc đời.
Hãy yêu đi khi mẹ còn biết
Đừng chờ đến lúc mẹ ra đi
Ghi lời yêu dấu lên bia đá
Đã vô tri nào có nghĩa gì đâu
Trái tim con người có thể rạn nứt cho những vết thương của tình yêu, nhưng rồi một tình yêu khác có thể hàn gắn được. Nhưng khi cha mẹ rời xa ta thì không một ai có thể ai hàn gắn cho chúng ta.
Mẹ hiền ơi! mùa Vu Lan đã về rồi,
Người ta đang say cùng đời,
Hoa hồng đỏ thắm trên môi.
Còn mình con, lang thang nhặt cành hoa trắng,
Nghe cay đắng tìm về trong hồn,
Đời mất vui khi mẹ chẳng còn.
No comments:
Post a Comment