Friday, August 23, 2013

Giáo sư Tương Lai lại sủa đường

Gia Di

      Hết thời, rảnh rỗi nên Nguyễn Phước Tương (tên cúng cơm của giáo sư Tương Lai) la liếm khắp nơi từ làng trên xóm dưới, từ Nam ra Bắc, từ thành thị đến nông thôn. Tuổi già không đủ mẫn tuệ để làm việc, nên hắn đành theo mệnh quan thầy ngoại bang, hà hơi tiếp sức cho phong trào dân chủ, phần vì danh tiếng, phần vì miếng ăn. Nói chung là nỗi nhục đi liền với hắn nhưng hắn phải ngậm bồ hòn làm ngọt để ra oai với thiên hạ. Trước đấy hắn phát ngôn láo đã nhiều bị các bác Trelang và Doimat vả cho vào mồm nhiều phát lắm rồi. Nhưng hắn vẫn chưa chừa cái thói đời bẩn thỉu của hắn. Nay Uyên vừa bị xử xong thì hắn liền sủa ra một bài trên mạng, định bụng sẽ kiểu như Từ Hải với Kiều và nhắc nhở cho thiên hạ rằng đừng quên công của Tương Lai này nhé. Chính ta cũng có công cứu Uyên đó chứ bộ.
   Một tên phản bội nói về Uyên và xúc cảm của lương tri nhân loại:
“Đôi mắt sáng ngời sau cặp kính cận, nét mặt thùy mị nhưng kiêu hãnh nhìn thẳng vào chủ tọa phiên tòa, hình ảnh cô nữ sinh viên mặc áo trắng có phù hiệu nhà trường đứng trước vành móng ngựa xuất hiện trên các trang báo mạng, báo viết trong và ngoài nước có sức lay động mạnh mẽ xúc cảm và lương tri của nhiều người. Liệu đã đến thời điểm để có thể viết : lay động xúc cảm và lương tri của người Việt Nam, của công luận quốc tế ? Công luận quốc tế thì có thể! Nhưng "lương tri của người Việt Nam" thì không biết phải diễn đạt sao đây cho "phải đạo", cho dù chỉ nói về lương tri của người cầm bút!”


       


     Thật là những lời văn nghe đến Uyên cũng phải vỡ òa, đúng là con dê già Tương Lai này có những chiêu câu gái thật tuyệt diệu. Biết diễn đạt sao đây về lương tri con người hả ông Tương Lai? Diễn đạt sao được khi nhân dân không ai chấp những kẻ như Uyên và Kha- nhận chỉ thị của tổ chức nước ngoài rồi về chống phá đất nước. Cái đó thì tôi không muốn nhắc lại nữa. Biết nói sao đây khi đầy rẫy các trang mạng nguyền rủa Phương Uyên? Công luận Quốc tế thì sao chứ? Công luận mà ông muốn nói đến ở đây là ai? Là những kẻ cầm càng trực thăng Mỹ chạy vào năm 75 à? Hay là những tín đồ của VOA và RFA hả ông Tai Ương? Còn nhân dân trong nước thì ông bảo là không thể thức tỉnh đúng không? Chắc chắn rồi, chẳng ai thương tiếc cho một kẻ bán nước hại dân đâu ông ạ. Nỗi đau của chế độ cờ vàng trước năm 75 tạo ra cho nhân dân chưa nguôi ngoai nên người lương thiện chẳng ai đi ủng hộ con ranh Phương Uyên cả. Và đây cũng là lý do mà các báo chính thống không đưa tin gì nhiều về Uyên ông ạ. Báo chính thống không phải là nơi pr cho giới rận chủ, mà là nơi để phục vụ cho nhu cầu thông tin của nhân dân. Còn có đầy rẫy thông tin quan trọng để đưa, việc gì phải đưa tin về một con bọn ôn con chống Nhà nước làm gì cho bẩn mặt báo ra. Nếu để pr cho giới rận chủ như ông thì chỉ có các báo lề trái thôi ông ạ. Lương tâm nghề nghiệp của các nhà báo chỉ cho phép họ phục vụ nhân dân, bóc mẽ sự sai trái của những hành vi nguy hiểm cho xã hội chứ không khua bút để chống lại Tổ Quốc như lũ rận đâu ông Tương Lai ạ.
      Ông đã nhầm cơ bản giữa khái niệm yêu nước chống Tàu và yêu nước chống Việt rồi. Có lẽ ông cố tình lấp liếm đi thì đúng hơn. Việc ba năm rõ mười rồi nên tôi không muốn cãi với ông nữa làm gì cả. Bởi vì tang chứng và vật chứng đã rõ cả. Uyên yêu chế độ cờ vàng chứ chẳng yêu nước Việt Nam, đó là sự thực. Thế nhưng đi liền với những lời lẽ tưng bốc cho Uyên là những lời nói sai trái về chế độ:
   “Cùng với ánh mắt ngời sáng, nét cười rạng rỡ, sức âm vang của giọng nói Phương Uyên trả lời phỏng vấn của phóng viên các đài quôc tế có sức thu hút rất mãnh liệt : chững chạc, khúc chiết, vững vàng bằng sự trong sáng, hồn nhiên và không kém phần mạnh mẽ của tuổi trẻ tin vào chân l‎ý, biết rõ chính nghĩa thuộc về mình, với sự dịu dàng nữ tính của cô sinh viên mới 21 tuổi đời thiết tha với cuộc đời đã dám đương đầu với cả một bộ áy đàn áp có đủ âm mưu, thủ đoạn, phương tiện và bề dày kinh nghiệm của sự tráo trở và vô luân. Để rồi có được chiến thắng hôm nay.

   Thực tế của mười tháng qua từ ngày Phương Uyên bị bắt, "những hành vi trấn áp bạo tàn mới theo kiểu phát xít hóa đời sống xã hội" đã không đe dọa được ai, ngược lại, lòng dân thêm phẫn nộ, diện mạo phản dân chủ, chà đạp nhân quyền đáng xấu hổ đang phơi bày trước thế giới và đang bị lên án. Và ai cũng hiểu được rằng, dưới áp lực nào mà một tòa án chỉ quen tuyên những bản án "bỏ túi", nơi mà những luật lệ về “an ninh quốc gia” được dùng để tội phạm hoá bất kỳ hành xử nào về những quyền dân sự hay quyền chính trị thì bỗng nhiên phải tuyên một bản án chưa có tiền lệ : án treo 3 năm cho cô sinh viên kiên cường không chịu cúi đầu!”

(nguồn danlambao)
      Nhân vụ xử Phương Uyên mà ông Tai Ương của chúng ta đang làm cái trò gọi là ra sức vùi dập chính quyền, với những ngôn từ của một kẻ phản tặc cho rằng chính quyền đàn áp khủng bố dân chủ tự do, hắn khua môi múa mép khắp thiên hạ để chì chiết Nhà nước và tâng bốc Uyên lấy điểm... Nếu ông không nói thì cũng chẳng ai nhắc đến, nhưng ông đã nói đến việc này thì chúng ta hãy cùng nhắc đến vấn đề vì sao ông Tai Ương lại thích nhắc đến những động từ mạnh như thế này. Đó là bắt nguồn từ bản chất và truyền thống gia đình ông như sau:
   “Cách đây đúng 83 năm, tại vùng Nghệ An - Hà Tĩnh (Nghệ Tĩnh cũ), những người công nhân - nông dân đói khổ dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương đã vùng lên giành lấy chính quyền. Cuộc nổi dậy kéo dài trong khoảng 1 năm thì tan rã do sự đàn áp dã man bởi thực dân Pháp và tay sai. Chính sách "khủng bố trắng" của thực dân cùng sự tiếp tay quyết liệt của triều đình bù nhìn nhà Nguyễn được tác giả Văn Hiền kể lại trong bài Tám nghìn ngày bên các mẹ Xô viết như sau:
   Làm chủ chính quyền Xô viết được 7 tháng (9-1930/4-1931), tổ chức Đảng và toàn thể Nông hội, Công hội ở Nghệ-Tĩnh, bị thực dân Pháp và phong kiến Nam triều đàn áp, khủng bố tàn khốc. Tên khâm sứ Lơ-pôn, Thượng thư Bộ lại Nguyễn Hữu Bài, Thượng thư Bộ hình Tôn Thất Đàn trực tiếp ra Nghệ An, Hà Tĩnh chỉ huy chiến dịch khủng bố trắng phong trào Xô viết. Vào thời điểm máu lửa ấy, những người cộng sản và quần chúng cách mạng Nghệ An, Hà Tĩnh không thể nào quên câu nói sặc mùi bán nước của Tôn Thất Đàn. Hắn tuyên bố trước đám tổng đốc, bang tá, lính khố xanh, lính khố đỏ tại Dinh tổng đốc Nghệ An: “Hữu Nghệ - Tĩnh bất phú/Vô Nghệ - Tĩnh bất bần”. Nghĩa là “có Nghệ - Tĩnh không giàu, không Nghệ - Tĩnh cũng không nghèo”. Tôn Thất Đàn, Nguyễn Hữu Bài vừa bày trò “chào cờ vàng” và nhận thẻ “Quy thuận” chiêu dụ người dân nhẹ dạ, cả tin vừa lập 300 đồn binh ở khắp Nghệ An, Hà Tĩnh triệt phá cơ sở cách mạng. Các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng lúc bấy giờ như Nguyễn Phong Sắc, Nguyễn Đức Cảnh, Lê Mao, Lê Xuân Đào, Hoàng Trọng Trì lần lượt bị bắt, bị giết. Đến đầu năm 1932, riêng Nghệ An có tới 6.681 cán bộ, đảng viên, hội viên bị giam cầm và 1.500 người bị thực dân Pháp, quan lại Nam triều xử chém đầu. Cán bộ Xứ ủy Trung Kỳ và khu ủy Vinh (bao gồm Hà Tĩnh – Thanh Hóa - Nghệ An) đều bị vây bắt vào ngày 27-3-1932. Đến thời điểm đẫm máu này, phong trào Xô viết tạm lắng xuống.
   "Những bước chân nổi giận" quá khứ

   Vị thượng thư bộ hình Tôn Thất Đàn ấy chính là phụ thân của ngài PGS Nguyễn Phước Tương, tức giáo sư tự phong Tương Lai mà chúng ta quen gọi với cái tên GS Tai Ương. Trong thư ngỏ gửi ông này, tôi cũng đã nói rõ về sự "đại đạo đức" của cách mạng Việt Nam khi không những không đòi nợ máu với gia đình ông này mà còn tạo điều kiện cho ông ta ăn học thành tài (giờ thì "thành tai" rồi) và nắm nhiều vị trí quan trọng trong xã hội."
(nguồn:trích từ blog đôi mắt)
      Rõ ràng cái nguồn gốc của ông Tai Ương này là bản chất con nhà quan lại phong kiến theo Pháp để bán rẻ nhân dân . Chỉ với sức mạnh của vị phụ thân ông Tai Ương này là thượng thư Bộ Hình Tôn Thất Đàn mà đòi xóa bỏ cả tỉnh Nghệ Tĩnh thì phải nói là dòng máu phát xít là bản chất truyền thống của ông Tai Ương . Hắn dùng chính những lời lẽ đáng ra nên dùng cho việc cha hắn đã làm cách đây 80 năm để gán ghép và đổ vấy cho chế độ của nhân dân ngày hôm nay. Đơn giản bởi vì hắn đã đến lúc trở cờ, hắn muốn được quan thấy trọng dụng. Chính cái trò lập lờ đánh lận con vua của hắn đã nói lên bản chất gian manh và xảo quyệt của hắn. Ngày xưa thân phụ của ông Tai Ương làm những gì thì ngày nay ông đổ lỗi cho chính quyền như vậy. Thượng thư bộ hình Tôn Thất Đàn làm tay sai cho Pháp, coi tính mạng dân chúng như cỏ rác, đàn áp phong trào của nông dân nổi dậy chống ngoại xâm. Chính những năm tháng cha ông làm tay sai cho Pháp như thế mà ông Tai Ương mới có tiền ăn học và thành tài để nay chống phá đất nước như thế này. Tôi không tranh cãi với ông về việc Nhà nước Việt Nam hiện nay đối xử với ai thế nào. Việc đó nhân dân chứng kiến, không phải đơn giản mà nhân dân tin và Đảng Cộng sản thời còn đói khổ, trong khi đó còn đầy rẫy các đảng phái khác mớm mồi nhân dân đi theo, nhưng nhân dân chẳng tin mà chỉ tin vào Đảng Cộng sản. Đảng chiến đấu vì nhân dân, vì dân tộc nên mới được nhân dân tin theo. 
      Giáo sư Tai Ương của chúng ta bây giờ lại là một con tốt chẳng khác gì cha ông cách đây mấy chục năm về trước. Sau bao nhiêu năm núp bóng cố vấn hai đời thủ tướng. Nhưng giật mình nhìn lại Tương Lai thấy xã hội bây giờ công bằng, những người có nguồn gốc không danh gia vọng tộc như hắn cũng có cơ hội thăng tiến, cũng có tiếng nói trong xã hội, thậm chí còn có danh tiếng hơn Tương. Máu ghen ăn tức ở cộng với những suy nghĩ tăm tối và thủ đoạn Tương cho rằng: “những hành vi trấn áp bạo tàn mới theo kiểu phát xít hóa đời sống xã hội". Những từ ngữ như phát xít hóa và trấn áp bằng bạo lực mà Tương Lai đã giở từ điển dòng tộc ra để tra. Hồi trước chính cha hắn đã sát hại đồng bào như phát xít thì quay lại hắn cho rằng đất nước này là phát xít. Tương Lai đã từng làm cố vấn cho thủ tướng mà thế này đấy. Hắn cho rằng bộ máy này bạo lực à? Bạo lực có đến như Ai Cập hay ở Irac không? Thật là hèn hạ và đê tiện khi về già rồi vẫn phải chấp bút cho những hành động sai trái, quỵ lụy những kẻ bán nước hại dân vì miếng cơm hay vì những lợi ích ti tiện và bẩn thỉu. Tương sủa khắp nơi, chỉ cần hắn có được chút hình ảnh lên mặt báo lề trái là hắn sủa không cần ai phải quẳng cho cục xương nào cả. 





      Vốn dĩ dân chủ của xã hội hay không là do nhân dân quyết định và lựa chọn cho họ con đường, nhân dân gửi gắm vào chính quyền mà học chọn một cách tự nhiên theo quy luật sinh tồn và tuân theo những quy luật đưa lại cho họ hạnh phúc. Dân chủ không cần thiết phải là những gì mua đi bán lại, càng không phải là những thứ áp đặt, những thứ tuyên truyền có chủ định. Những thứ mà ông Tương Lai đang thuyết giảng xét cho cùng chỉ là một mớ giấy lộn nhặt từ Mỹ hay đâu đó được ông biên diễn lại để làm cần câu cơm của ông mà thôi. Nó chẳng đưa lại sự tiến bộ cho đất nước cũng như chẳng đưa lại văn minh hơn cho người dân Việt Nam nếu như không có những hành động thiết thực. Người dân Việt Nam họ yêu đất nước thanh bình của họ, trẻ em có thể tự mình đi xe buýt đi học, những thế hệ ngày hôm nay ôm con vịt trên bờ ruộng nhưng có thể bay cao bay xa hơn những thế hệ trước mới là điều quan trọng. Điều cốt yếu nhất là độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân và hạnh phúc cho mỗi con người. Giới trẻ vốn dĩ bị quen với những gì mới lạ mà chưa có sự định hướng, dẫn đến sa ngã và trượt dốc không phanh một cách đau đớn như Uyên và Kha. Tuổi trẻ như Uyên và Kha chẳng phải là khát khao hoài bão thay đổi thế giới mà là những mộng tưởng, ảo vọng làm siêu nhân của đất nước. Đi liền với đó là những kẻ già đời và thủ đoạn như Tương Lai kích đểu, cổ súy “ Với bản án 3 năm tù treo nhưng cô gái mảnh mai vẫn không cúi đầu”, thì sẽ khó để Uyên quay về với con người lương thiện được. Tôi rất yêu mến những bạn trẻ có những cống hiến mang lại thành tích và  nâng cao vị thế cho đất nước. Tôi khâm phục những người như giáo sư Ngô Bảo Châu hay những học sinh đoạt huy chương vàng olympic Quốc tế. Nhưng những cái sự về dân chủ nhân quyền mà ông Tương Lai đang ra sức gào thét vật vã hay em hành động yêu nước của Uyên được giới rận coi là “dấn thân” kia lại không mảy may làm tôi thấy quý mến.
      Bởi vốn dĩ tôi không tin rằng những giá trị mà người phương Tây luôn muốn nhân dân tôi đi theo lại tốt. Tôi không nghĩ rằng các chính trị gia phương Tây lương thiện đến thế. Tôi không tin người Mỹ muốn Việt Nam sẽ thắng Trung Quốc ở biển đông. VOA hay RFA tung hô Phương Uyên chẳng phải vì bản chất của nó là một nguồn tin sự thật mà nó bị chi phối bởi các ông chủ nuôi nấng nó. Cuốc sống đã cho tôi hiểu rằng nếu người Mỹ viện trợ cho đất nước tôi một chiếc xe quân sự thì sau đó họ sẽ lấy lại của đất nước tôi chi phí bảo dưỡng gấp 3 lần giá trị chiếc xe đó. Thế nên chúng ta có thể hợp tác nhưng đừng ảo mộng. Nhân dân tôi cần trên hết là sự bình yên và có cơ hội để phát triển. Pháp luật đất nước này chẳng tạo ra để đè nén người lương thiện mà chỉ tạo ra sự sợ hãi đối với những kẻ rắp tâm chống lại đất nước. Ông Tương Lai cũng vậy, ông cho rằng Việt Nam là “nơi mà những luật lệ về “an ninh quốc gia” được dùng để tội phạm hoá bất kỳ hành xử nào về những quyền dân sự hay quyền chính trị thì bỗng nhiên phải tuyên một bản án chưa có tiền lệ những hành vi trấn áp bạo tàn mới theo kiểu phát xít hóa đời sống xã hội" Thì tôi phải nói xin lỗi với ông rằng. Pháp luật của Nhà nước hiện nay chưa bao giờ bắt bớ một người dân lương thiện hay một sinh viên bình thường cũng như một doanh nhân thành đạt cả. Mà nó làm cái việc muôn thửa “xưa như trái đất” là tạo ra cái vòng kim cô đối với những kẻ loạn tâm, gian manh và bất đức như ông mà thôi.
      Viết về ông nhiều đi chăng nữa cũng chẳng để làm gì cả. Uyên vẫn phải hưởng một bản án, ông vẫn là chó săn sủa đường và cắn càn. Mọi sự vẫn như nó vốn có. Thời đại của ông Tương Lai nên chấp nhận đã khác xưa, quay lại phong kiến để khôi phục danh dự cha ông nhà ông là điều mãi mãi không thể. Còn cõng rắn cắn gà nhà thì tiếng xấu muôn đời và nhân dân phỉ báng, làm rận già chó má thì nhục nhã thân xác. Kiếp đời ông Tương Lai nhiều khi chỉ là cái vòng suy nghĩ luẩn quẩn đấy thôi. Và đến lúc xuống mồ rồi cũng chẳng làm được gì cho đời cả.

No comments:

Post a Comment