Monday, March 31, 2014
NGUYỄN DOÃN KIÊN VÀ CÁI GIÁ CỦA SỰ NGÔNG CUỒNG
Sunday, March 30, 2014
Bánh cay - Kim
- 1 bịch khoai mì đông lạnh đã bào sẵn, cắt bịch khoai mì ra bỏ vào cái tô, sau đó bỏ nước vào tô, khuấy đều, để 2-3 tiếng đồng hồ cho lắn bột xuống, chắt nước trong đi sau đó mình lấy phần bột đọng ở dưới thôi, để mình làm bánh.
- cho 2 muỗng canh bột all purpose flour vào khoai mì, (nếu không cho bột mì vào, bánh cay sẽ không giòn, không có độ kết dính)
- cho: 1/2 muỗng cà phê bột nêm
1/3 muỗng cà phê muối
1/4 muỗng cà phê đường cát
2/3 muỗng cà phê ớt bột
1/2 muỗng cà phê bột nghệ
1 giọt màu cam (không có cũng được, bánh ra màu không được đẹp, nhưng bánh vẫn ngon)
1 chút tiêu cho thơm
1/2 bó hành lá cắt nhuyễn (có thể thay hành lá bằng boa rô băm nhuyễn, nếu không ăn hành)
- Trộn đều lên cho tất cả thấm gia vị.
- Đeo bao tay vô,vo từng viên vừa ăn.
- Bắc chảo dầu lên, cho dầu nhiều một chút, để biết dầu đã nóng chưa thì mình lấy chiếc đũa tre để vô trong dầu, thấy nó sũi bọt vừa là ok.
-Cho từng viên bánh cay đã viên sẵn vào chiên, để lửa vừa , vì nếu lửa lớn quá thì ở ngoài cháy mà ở trong chưa chín.
- Khi bánh vàng, gắp ra dĩa có lót miếng napkin cho thấm bớt dầu. Món này ăn nóng mới ngon.
Chúc các bạn sẽ thích thú với dĩa bánh cay chính tay mình làm ra.
Kim
BỐ TRÍ PHÒNG NGỦ TRÊN BẾP VÀ CÁCH HÓA GIẢI
Phong thủy khi bố trí phòng ngủ trên bếp và cách hóa giải
Saturday, March 29, 2014
"HỘI VIÊN" CỦA VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP VIỆT NAM
- Nguyên Ngọc – nhà văn (Trưởng ban)
- Bùi Chát – nhà thơ
- Bùi Minh Quốc – nhà thơ
- Bùi Ngọc Tấn – nhà văn
- Chân Phương – nhà thơ, dịch giả (Hoa Kỳ)
- Châu Diên – nhà văn, dịch giả
- Dạ Ngân – nhà văn
- Dư Thị Hoàn – nhà thơ
- Dương Thuấn – nhà thơ
- Dương Tường – nhà thơ, dịch giả
- Đặng Tiến – nhà nghiên cứu phê bình (Pháp)
- Đặng Văn Sinh – nhà văn
- Đoàn Lê – nhà văn
- Đoàn Thị Tảo – nhà thơ
- Đỗ Lai Thúy – nhà nghiên cứu phê bình văn học
- Đỗ Trung Quân – nhà thơ
- Giáng Vân – nhà thơ
- Hà Sĩ Phu – nhà văn
- Hiền Phương – nhà văn
- Hoàng Dũng – nhà nghiên cứu ngôn ngữ
- Hoàng Hưng – nhà thơ, dịch giả
- Hoàng Minh Tường – nhà văn
- Lê Hoài Nguyên – nhà thơ
- Lê Minh Hà – nhà văn (CHLB Đức)
- Lê Phú Khải – nhà văn
- Lưu Trọng Văn – nhà văn
- Mai Sơn – nhà văn, dịch giả
- Mai Thái Lĩnh – nhà nghiên cứu triết học, văn hóa
- Nam Dao – nhà văn (Canada)
- Ngô Thị Kim Cúc – nhà văn
- Nguyễn Bá Chung – nhà thơ (Hoa Kỳ)
- Nguyễn Duy – nhà thơ
- Nguyễn Đức Dương – nhà nghiên cứu ngôn ngữ
- Nguyễn Đức Tùng – nhà thơ, nhà phê bình văn học (Canada)
- Nguyễn Huệ Chi – nhà nghiên cứu văn học
- Nguyễn Quang Lập – nhà văn
- Nguyễn Quang Thân – nhà văn
- Nguyễn Quốc Thái – nhà thơ
- Nguyễn Thị Hoàng Bắc – nhà thơ (Hoa Kỳ)
- Nguyễn Thị Thanh Bình – nhà văn (Hoa Kỳ)
- Phạm Đình Trọng – nhà văn
- Phạm Nguyên Trường – dịch giả
- Phạm Vĩnh Cư – nhà nghiên cứu văn học, dịch giả
- Phạm Xuân Nguyên – nhà phê bình văn học, dịch giả
- Phan Đắc Lữ – nhà thơ
- Phan Tấn Hải – nhà văn (Hoa Kỳ)
- Quốc Trọng – tác giả kịch bản điện ảnh
- Thùy Linh – nhà văn
- Tiêu Dao Bảo Cự – nhà văn
- Trang Hạ – nhà văn, dịch giả
- Trần Đồng Minh – nhà nghiên cứu văn học
- Trần Huy Quang – nhà văn
- Trần Kỳ Trung – nhà văn
- Trần Thùy Mai – nhà văn
- Trịnh Hoài Giang – nhà thơ
- Trương Anh Thụy – nhà văn (Hoa Kỳ)
- Võ Thị Hảo – nhà văn
- Vũ Biện Điền – nhà văn (Nhật Bản)
- Vũ Thế Khôi – nhà nghiên cứu văn học, dịch giả
- Vũ Thư Hiên – nhà văn (Pháp)
- Ý Nhi – nhà thơ
ÔNG TA ĐÃ TỪNG BAO GIỜ ĐẾN VIỆT NAM CHƯA?
PHONG THỦY PHÒNG TRẺ
7/. Ánh sáng phải đầy đủ. Kỵ màu hồng, đỏ, đen để tránh tạo tính cách nóng nảy, bồn chồn, bất an.
Wonton chay chiên – Long
Nguyên Liệu:
- 6 muỗng canh đậu nành xay nhuyễn (Đậu nành rửa cho sạch, ngâm qua đêm cho mềm đem xay cho nhuyễn)
- 1 miếng đậu hũ loại cứng
- 1 muỗng canh bột mì căn (gluten flour)
- 3 củ năng (cắt hạt lựu)
- một it bô rô băm
- king oyster mushroom (cắt sợi nhuyễn)
- 4 miếng ham chay (cắt hạt lựu)
- wonton skin
- muối
- bột nấm chay
- tiêu
- dầu để chiên
Cách Làm:
- Đậu hủ đem luộc sợ với tí muối, vớt ra cho ráo. Vắt bớt nước cho ráo thật ráo.
- Trộn hết tất cả các thành phần lại với nhau rồi quết sao cho thật đều.
- Gói vào wonton skin đem chiên với lửa vừa. Khi vàng đều vớt ra dùng với nước chấm chua ngọt bán sẵn trong chai.
Chúc các bạn làm wonton chiên thật ngon.
Long
Thursday, March 27, 2014
Chả chay chưng - Kim
Nguyên liệu
- 5 miếng đậu hũ trắng
- 100g bún tàu
- 10 tai nấm mèo
- Muối, tiêu, đường, bột ngọt, hạt điều, dầu ăn
Thực hiện
-Cho đậu hũ vào một chiếc rổ có lỗ dầy, bóp nhuyễn đậu hũ và rây ráo nước.
-Nấm mèo ngâm, rửa sạch và thái sợi.
-Bún tàu ngâm trong nước cho mềm, cắt khúc.
-Cho nấm mèo và bún tàu vào rổ đậu hũ. Nêm muối, đường, tiêu, bột ngọt cho vừa khẩu vị và trộn đều hỗn hợp này.
-Trải lớp giấy bạc lên khay nhôm tròn rồi đổ hỗn hợp này vào và tán thật tròn, đều.
-Hấp cách thủy hỗn hợp này đến chả nở căng đều (khoảng 30 phút).
-Đổ dầu vào chảo và bật lửa cho dầu sôi già, tắt lửa, đổ hạt điều màu vào rồi đảo đều tay cho màu tan ra. Với cách này bạn sẽ có nước màu điều rất tươi, đẹp như màu gạch cua.
-Gạn bỏ phần hạt điều, lấy phần nước rồi rưới lên mặt khay chả thật đều, tiếp tục chưng khoảng 5-10 phút để màu thấm vào chả thì tắt lửa.
-Lấy chả ra đĩa, cắt miếng vừa ăn.
-Món này dùng với cơm nóng, kèm với dưa leo, xà lách, rau thơm.
Kim
Mì căn kho - Kim
Bạn có thể mua mì căn làm sẵn ở chợ
Hoặc tự làm
Cách làm mì căn:
- 4 oz. bột Vital Wheat Gluten
- 1 tsp muối
- 1/8 tsp baking powder
- Nước ấm (không cần canh nước, cứ lấy nước ấm trong sink ra, đổ nước ấm vào bột từ từ cho bột nở và săn lợn cợn lại, cứ tiếp tục chiêm nứơc vào nhồi sao cho bột dính vào nhau, khoảng 3-5 phút.
- Trong khi đó bắt nồi nước lên bếp cho sôi
- Khi bột dính vào nhau, dích ra từng miếng vừa ý, rồi cho vào nồi luộc 15 phút là chín.
- Vớt ra cho vào nước lạnh ngập mì căn để giữ trắng. Cứ việc ngâm nước lạnh cho đến khi cần nấu ăn. Bạn có thể dùng nước soup chay để luộc mì căn sẽ thấm, mùi vị sẽ thơm ngon hơn.
Các bạn có thể thay đổi, thêm bớt gia vị theo ý thích của mình ...
Cách làm mì căn kho:
- Bắc chảo cho nóng cho một ít dầu ăn vào, chờ dầu nóng, cho boa rô vào, khi boa rô vàng thì bỏ mì căn vào, nêm một tí đường, bột nêm nấm ,xì dầu, dầu hào, chút xíu hắc xì dầu, đảo đều lên cho mì căn thấm gia vị, xong cho nửa lon nước coco vào, đun lửa riu riu.
- Khi thấy nước kho mì căn còn hơi sền sệt thì tắt lửa, múc ra dĩa, rắc lên một tí tiêu. Món này ăn với cơm nóng, kèm theo dĩa dưa leo, xà lách, cà xắt lát..... rất ngon.
Chúc các bạn kho mì căn thật ngon.
Kim
DỰ LUẬT HR4254 TRÒ HỀ CỦA ED ROYCE
Wednesday, March 26, 2014
BIỂU TƯỢNG MÈO TRONG PHONG THỦY
Mang nhiều ý nghĩa phong thủy sâu sắc nên việc tìm hiểu kỹ về loại vật phẩm này luôn là mối quan tâm của các gia chủ. Lựa chọn chất liệu gì, cách bài trí ra sao, dưới đây chúng tôi xin đưa ra một vài gợi ý độc giả có thể tham khảo như sau:
- Vị trí thích hợp trong phong thủy: Mão thuộc hướng Đông cho nên thích hợp nhất là bài trí ở các hướng Đông hoặc Đông Nam, như vậy sẽ có tác dụng tiếp nhận vận hội, tạo may mắn và dung nạp tinh hoa của đất trời. Tránh đặt biểu tượng Mèo ở hướng Tây vì Tây thuộc Kim, khắc với Mộc.
Nếu những hướng tốt không có chỗ bài trí thì nên đặt tại bên trái của cửa chính - hướng Thanh Long, như thế có thể cải thiện quan hệ giao tiếp. Không nên bài trí tại bên phải - hướng Bạch Hổ.
- Người tuổi Dậu không nên bài trí biểu tượng con mèo trong nhà vì Mão - Dậu tương xung.
- Mèo phong thủy có thể tăng cường vận đào hoa, nếu bài trí 2 con mèo tại hướng chính Đông trong phòng ngủ, tình duyên của bạn sẽ có bước tiến triển tốt.
- Chưng mèo phong thủy có tác dụng chiêu nạp Tài Lộc nên màu vàng tượng trưng cho sự vàng son luôn được sử dụng nhiều nhất. Vì vậy, khi đặt linh thú mèo vừa mang ý nghĩa chiêu mộ linh khí, vận may và còn có giá trị về vật chất, cầu tài, cầu lộc, cầu may cho 1 năm phát tài phát lộc.
- Tư thế của linh thú cũng rất quan trọng, với người làm ăn nên chọn các thế của linh thú với ý nghĩa như “kim mao tặng phước” hay còn gọi là “kim mao ban phước” như vậy sẽ mang lại nhiều điều lành và hạn chế điều dữ. Ngoài ra còn có quan niệm rằng tư thế giơ tay khác nhau của con mèo chiêu tài mang ý nghĩa không giống nhau.
Cụ thể, nếu con mèo giơ tay trái là con đực, biểu tượng thu hút tiền tài, an khang thịnh vượng, sự nghiệp phát triển, thích hợp bài trí trong văn phòng. Con mèo giơ tay phải là mèo cái, biểu tượng nạp phúc, gia đình hạnh phúc, an khang.
Lẩu kim chi (Kim chi hot pot) - Kim
Ingredients
1. Vegetable both, can be bought in the super market or simmered root vegetables for 2 hours, strained to get the both
2. Lemon grass, sliced
3. Vegetarian Kim Chi, can be found in Whole Foods or Korean Market
4. Hot pepper sauce, tomato sauce, hot pepper sauté, Korean hot pepper powder
5. Straw mushrooms, button mushrooms, King oyster mushrooms..., 1 cup each, sliced
6. 1 package of soft tofu, cut into small squares
7. Bearn curd, fried
8. Culantro, chopped; mustard greens, Chinese bok choy, bok choy cut into right length
Methods
- On high heat, saute lemon grass, add pepper sauce, tomato sauce, pepper saute, pepper powder, stir quickly, turn off heat
- Add everything to the both pot, add kim chi including its water to have a little sour taste, add sliced pepper
- Cover with lid, lower heat to medium, let it boil
- When the both is boiled (about 5 minutes), add spices to have the right sour and hot taste
- Lastly, add tofu, bean curd and culantro
To serve
- Add vermicelli noodles to a small bowl, pour hot pot over. Serve hot, add vegetables to bowl
- You can mix soy sauce with pepper sauté in a small bowl to have a more flavorful taste
- These are only some ideas, you can add less or more vegetables as you like.
Nguyên liệu
1- Nước dùng hầm từ các loại rau củ
2- Sả bào
3- Kim chi loại chay có bán tại các siêu thị
4- Tương ớt, tương cà, ớt sa tế, ớt bột hàn quốc
5- Nấm rơm, nấm button,nấm bào ngư..., mỗi thứ một chén nhỏ, xắt lát vừa ăn
6- Một hộp đậu hũ non cắt miếng vuông
7- Tàu hũ ky chiên vàng
8- Ngò gai cắt nhỏ, cải xanh, cải bok choy, cải thảo.... cắt khúc vừa
Thực hiện
- Phi sả cho thơm rồi cho tương ớt + tương cà + sa tế + ớt bột hàn quốc vào đảo đều nhanh tay, tắt bếp. Cho tất cả các thứ vừa phi vào nồi nước dùng, cho kim chi vào, cho thêm nước kim chi vào cho có vị chua chua, cho ớt lát vào. Đậy nắp lại, để lửa vừa đun sôi. Chờ nước dùng sôi cho nấm vào nấu chín (khoảng 5 phút) nêm lại gia vị sao cho có vị chua, cay vừa ăn.
- Đậu hũ, tàu hũ ky và ngò gai bỏ vào sau cùng.
Thưởng thức
- Cho bún hoặc mì vào chén, múc lẩu vào. Dùng nóng, bỏ thêm các loại rau ăn kèm vào.
* Bạn có thể pha chén nước tương với ớt sa tế để chấm thêm nếu ai muốn ăn đậm đà và mặn hơn.
*Đây chỉ là cách gợi ý, bạn có thể gia giảm các loại rau cải.... tùy theo khẩu vị mình thích.
Chúc các bạn thành công với món lẩu này nhé!
Kim
Tuesday, March 25, 2014
PHONG THỦY NHÀ NHIỀU TẦNG
Miệng nạp khí và nối kết các không gian với nhau chủ yếu qua hệ thống cửa, cầu thang lên lầu. Nếu nhà chỉ có một gia đình cư ngụ thì cửa chính ở tầng trệt là hướng giao tiếp, nạp khí chính. Nhưng trường hợp nhà có nhiều gia đình, nhà lầu cho thuê hoặc căn hộ chung cư thì cửa chính là lối vào không gian của căn hộ ấy, chung cư ấy.’
Người thầy thông thái và đạo hạnh
Tôi đã tìm một người thầy thông thái và đạo hạnh xin chỉ bảo:
-Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên cảm thấy khổ, mà những người ác lại vẫn sống tốt vậy?
Thầy hiền hòa nhìn tôi trả lời:
- Nếu một người trong lòng cảm thấy khổ, điều đó nói lên rằng trong tâm người này có tồn tại một điều ác tương ứng. Nếu một người trong nội tâm không có điều ác nào, như vậy, người này sẽ không có cảm giác thống khổ. Vì thế, căn cứ theo đạo lý này, con thường cảm thấy khổ, nghĩa là nội tâm của con có tồn tại điều ác, con không phải là một người lương thiện thật sự. Mà những người con cho rằng là người ác, lại chưa hẳn là người thật sự ác. Một người có thể vui vẻ mà sống, ít nhất nói rõ người này không phải là người ác thật sự.
Có cảm giác như bị xúc phạm, tôi không phục, liền nói:
-Con sao có thể là người ác được? Gần đây, tâm con rất lương thiện mà!
Thầy trả lời:
-Nội tâm không ác thì không cảm thấy khổ, con đã cảm thấy khổ, nghĩa là trong tâm con đang tồn tại điều ác. Con hãy nói về nỗi khổ của con, ta sẽ nói cho con biết, điều ác nào đang tồn tại trong con.
Tôi nói:
-Nỗi khổ của con thì rất nhiều! Có khi cảm thấy tiền lương thu nhập rất thấp, nhà ở cũng không đủ rộng, thường xuyên có “cảm giác thua thiệt” bởi vậy trong tâm con thường cảm thấy không thoải mái, cũng hy vọng mau chóng có thể cải biến tình trạng này; trong xã hội, không ít người căn bản không có văn hóa gì, lại có thể lưng quấn bạc triệu, con không phục; một trí thức văn hóa như con, mỗi tháng lại chỉ có một chút thu nhập, thật sự là không công bằng; người thân nhiều lúc không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái…
Cứ như vậy, lần lượt tôi kể hết với thầy những nỗi thống khổ của mình.
Thầy gật đầu, mỉm cười, một nụ cười rất nhân từ đôn hậu, người từ tốn nói với tôi:
- Thu nhập hiện tại của con đã đủ nuôi sống chính con và gia đình. Con còn có cả phòng ốc để ở, căn bản là đã không phải lưu lạc nơi đầu đường xó chợ, chỉ là diện tích hơi nhỏ một chút, con hoàn toàn có thể không phải chịu những khổ tâm ấy.
-Nhưng, bởi vì nội tâm con có lòng tham đối với tiền tài và của cải, cho nên mới cảm thấy khổ. Loại lòng tham này là ác tâm, nếu con có thể vứt bỏ ác tâm ấy, con sẽ không vì những điều đó mà cảm thấy khổ nữa.
- Trong xã hội có nhiều người thiếu văn hóa nhưng lại phát tài, rồi con lại cảm thấy không phục, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị cũng là một loại ác tâm. Con tự cho mình là có văn hóa, nên cần phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngạo mạn. Tâm ngạo mạn cũng là ác tâm. Cho rằng có văn hóa thì phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngu si; bởi vì văn hóa không phải là căn nguyên của sự giàu có, kiếp trước làm việc thiện mới là nguyên nhân cho sự giàu có của kiếp này. Tâm ngu si cũng là ác tâm!
- Người thân không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái, đây là không rộng lượng. Dẫu là người thân của con, nhưng họ vẫn có tư tưởng và quan điểm của riêng mình, tại sao lại cưỡng cầu tư tưởng và quan điểm của họ bắt phải giống như con? Không rộng lượng sẽ dẫn đến hẹp hòi. Tâm hẹp hòi cũng là ác tâm.
Sư phụ tiếp tục mỉm cười:
- Lòng tham, tâm đố kỵ, ngạo mạn, ngu si, hẹp hòi, đều là những ác tâm. Bởi vì nội tâm của con chứa đựng những ác tâm ấy, nên những thống khổ mới tồn tại trong con. Nếu con có thể loại trừ những ác tâm đó, những thống khổ kia sẽ tan thành mây khói.”
- Con đem niềm vui và thỏa mãn của mình đặt lên tiền thu nhập và của cải, con hãy nghĩ lại xem, căn bản con sẽ không chết đói và chết cóng; những người giàu có kia, thật ra cũng chỉ là không chết đói và chết cóng. Con đã nhận ra chưa, con có hạnh phúc hay không, không dựa trên sự giàu có bên ngoài, mà dựa trên thái độ sống của con mới là quyết định. Nắm chắc từng giây phút của cuộc đời, sống với thái độ lạc quan, hòa ái, cần cù để thay thế lòng tham, tính đố kỵ và ích kỷ; nội tâm của con sẽ dần chuyển hóa, dần thay đổi để thanh thản và bình an hơn.
-Trong xã hội, nhiều người không có văn hóa nhưng lại giàu có, con hãy nên vì họ mà vui vẻ, nên cầu chúc họ càng giàu có hơn, càng có nhiều niềm vui hơn mới đúng. Người khác đạt được, phải vui như người đó chính là con; người khác mất đi, đừng cười trên nỗi đau của họ. Người như vậy mới được coi là người lương thiện! Còn con, giờ thấy người khác giàu con lại thiếu vui, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị chính là một loại tâm rất không tốt, phải kiên quyết tiêu trừ!”
- Con cho rằng, con có chỗ hơn người, tự cho là giỏi. Đây chính là tâm ngạo mạn. Có câu nói rằng: “Ngạo mạn cao sơn, bất sinh đức thủy” (nghĩa là: ngọn núi cao mà ngạo mạn, sẽ không tạo nên loại nước tốt) người khi đã sinh lòng ngạo mạn, thì đối với thiếu sót của bản thân sẽ như có mắt mà không tròng, vì vậy, không thể nhìn thấy bản thân có bao nhiêu ác tâm, sao có thể thay đổi để tốt hơn. Cho nên, người ngạo mạn sẽ tự mình đóng cửa chặn đứng sự tiến bộ của mình. Ngoài ra, người ngạo mạn sẽ thường cảm thấy mất mát, dần dần sẽ chuyển thành tự ti. Một người chỉ có thể nuôi dưỡng lòng khiêm tốn, luôn bảo trì tâm thái hòa ái từ bi, nội tâm mới có thể cảm thấy tròn đầy và an vui.
-Kiếp trước làm việc thiện mới chính là nguyên nhân cho sự giàu có ở kiếp này, (trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu). Mà người thường không hiểu được nhân quả, trồng dưa lại muốn được đậu, trồng đậu lại muốn được dưa, đây là thể hiện của sự ngu muội. Chỉ có người chăm học Phật Pháp, mới có được trí huệ chân chính, mới thật sự hiểu được nhân quả, quy luật tuần hoàn của vạn vật trong vũ trụ, nội tâm mới có thể minh tỏ thấu triệt. Để từ đó, biết làm thế nào lựa chọn tư tưởng, hành vi và lời nói của mình cho phù hợp. Người như vậy, mới có thể theo ánh sáng hướng đến ánh sáng, từ yên vui hướng đến yên vui.”
-Bầu trời có thể bao dung hết thảy, nên rộng lớn vô biên, ung dung tự tại; mặt đất có thể chịu đựng hết thảy, nên tràn đầy sự sống, vạn vật đâm chồi! Một người sống trong Thế giới này, không nên tùy tiện xem thường hành vi và lời nói của người khác. Dẫu là người thân, cũng không nên mang tâm cưỡng cầu, cần phải tùy duyên tự tại! Vĩnh viễn dùng tâm lương thiện giúp đỡ người khác, nhưng không nên cưỡng cầu điều gì.
-Nếu tâm một người có thể rộng lớn như bầu trời mà bao dung vạn vật, người đó sao có thể khổ đây?
Vị thầy khả kính nói xong những điều này, tiếp tục nhìn tôi với ánh mắt đầy nhân từ và bao dung độ lượng.
Ngồi im lặng hồi lâu…xưa nay tôi vẫn cho mình là một người rất lương thiện, mãi đến lúc này, phải! chỉ đến lúc này, tôi mới biết được trong tôi còn có một con người rất xấu xa, rất độc ác! Bởi vì nội tâm của tôi chứa những điều ác, nên tôi mới cảm thấy nhiều đau khổ đến thế. Nếu nội tâm của tôi không ác, sao tôi có thể khổ chứ?
Xin cảm tạ thầy, nếu không được người khai thị dạy bảo, con vĩnh viễn sẽ không biết có một người xấu xa như vậy đang tồn tại trong con.
(Theo Stvonline)
http://tientri.net/kenh-video/vi-sao-nguoi-luong-thien-ca-doi-gap-noi-buon-va-trac-tro/
Monday, March 24, 2014
KHI TIẾNG VIỆT BỊ TIẾNG HÀN THẾ CHỖ
Ảnh: Phong cách K-Pop thể hiện rõ ở các thí sinh tham gia "Ngôi sao Việt" |
CHÂU XUÂN NGUYỄN LẠI BỊP “TRƯNG CẦU DÂN Ý” SÁP NHẬP HOÀNG SA.
Cơm nắm với hoa chuối kho - Kim
Cơm nắm
1. Cơm nấu chín , múc ra bỏ vào bao ziploc, zip bao lại nhưng để hở chút xíu. Lấy một cái khăn thấm nước vắt cho khô, rồi bỏ bao cơm lên cái khăn, lấy tay nhồi lăn qua lăn lại cho cơm dẻo.
2. Lấy dao có lau qua chút dầu xong cắt ra từng lát cơm để lên dĩa.
Hoa chuối kho
Nguyên Liệu:
- Hoa chuối
- Chanh
- Bột chuối chiên
- 1 quả trứng (không có cũng được)
- Dầu ăn
- Nớc tương
- Hắc xì dầu
- Đường
- Tiêu
- Muối
- Bột nấm chay
- Bôrô băm nhuyễn
A. Trước khi làm món này thì mình pha bột
1 cup bột chuối chiên thì cho vào 5 muỗng canh nước lạnh, 1/2 muỗng cafe muối, 1/2 muỗng cafe bột nấm chay, 1 quả trứng. Khuấy lên cho đều để qua 1 bên. Nếu ai ăn chay không ăn trứng thì có thể không cho trứng vào bột, hãy khuấy bột không trứng, hoa chuối kho ra vẫn giòn ngon.
B. Chuẩn bị hoa chuối và chiên hoa chuối với bột
1. Tách hoa chuối ra. Chỉ dùng những trái chuối cỏn con ở trong mà thôi.
2. Lấy từng cái tim cứng, dài, đen của từng trái chuối bé tí này ra, xong bỏ vào nước chanh pha loãng cho hoa chuối khỏi bị thâm, rửa sạch vớt ra để ráo.
3. Bắc chảo lên cho dầu vào.Khi dầu vừa nóng thì gắp từng trái chuối bé này nhún vào bột, cho vào chảo chiên, không nên nhún quá nhiều bột. Khi thấy 2 mặt đều vàng thì vớt ra rổ có lót giấy cho thấm bớt dầu.
C. Kho hoa chuối
1. Trước tiên pha nước sauce gồm có nước tương, hắc xì dầu, bột nấm chay, muối, tiêu bột, đường,nước. Khuấy đều lên.
2. Bắt chảo lên bếp cho dầu vào. Cho bôrô băm vào khi vàng và thơm thì cho chén nước sauce vào. Đợi nước sauce sôi lên thì nêm nếm lại cho vừa ăn, thả hoa chuối đã chiên vào, trộn đều lên đảo nhẹ tay. Khi thấy nước sauce hơi khô và kẹo lại thì trút hoa chuối ra dĩa. Dọn ra dùng với cơm nắm.
Cơm nắm phải ăn nguội, cho vài hoa chuối kho lên miếng cơm nắm, cầm trên tay ăn mới ngon.
Chúc các bạn ăn chay ngon miệng.
Kim
Sunday, March 23, 2014
Đậu hũ kho củ cải – Long
Nguyên liệu chính
-Đậu hũ cứng (rửa, ngâm trong nước gia vị muối, bột nấm cho thấm rồi mới vớt ra chiên vàng)
-Củ Cải trắng (gọt vỏ, cắt hành miếng vừa ăn)
-Nguyên liệu nước sốt
-Bôrô băm
-Nước, hắc xì dầu, muối, bột nấm chay, tiêu
-Đường phèn hay đường thốt nốt
Cách làm
--Pha nước sốt vào cái chén cho vừa ăn để một bên.
--Bắt 1 cái nồi lên bếp khi nóng thì cho dầu ăn và bôrô vào. Khi bôrô thơm vàng thì cho đậu hủ chiên vào. Trộn lên cho đều, 2 phút sau cho củ cải vào trộn thành phần đều nhau rồi cho chén nước sauce vô. Vặn lửa nhỏ lại để sôi từ từ cho thấm. Nêm nếm lại cho vừa ăn thì tắt bếp dọn ra dĩa dùng với cơm.
Chúc các bạn thành công.
Long
Saturday, March 22, 2014
NHÀ ĐẦU VOI ĐUÔI CHUỘT
Ngoài nhà hoặc đất bị ngã 3 đâm vào thường bị nhiều người chê là xấu, ngôi nhà đầu voi đuôi chuột cũng thường bị coi là xấu trong phong thủy và cả dân gian.
Về dân gian thì mọi người hay nói là nhà đầu voi đuôi chuột sẽ làm người ta làm ăn lụi bại vì khởi đầu thì hoành tráng (như con voi), đến về sau thì lại teo tóp, thu hẹp hoạt động lại. Do đó những ngôi nhà đầu voi đuôi chuột thường giá cũng rẻ hơn. Có lẽ cũng từ tâm lý này mà người đi mua nhà, mua đất thích “đất nở hậu” tức là đầu chuột đuôi voi (ban đầu thì khởi nghiệp như con chuột và về sau thành công, to lớn như con voi; ai mà không ham).
Về phong thủy thì nói rằng, nhà đầu voi đuôi chuột không tốt cho hậu vận, tuổi thọ người già không cao và nguy cơ hô hấp sức khỏe cũng như bệnh tật nhiều.
Vậy thì tại sao nhà đầu voi đuôi chuột thì xấu?
Trước tiên, nhìn theo khí động học, không khí, gió lưu chuyển từ ngoài cửa chính căn nhà đi vào, ban đầu vào theo tiết diện lớn (ví dụ nhà có chiều ngang phần trước sân rộng 4m) nhưng khi vào bên trong thì tiết diện lưu chuyển khí lại teo tóp dần dần đến cuối nhà là hẹp nhất (ví dụ nhà có chiều ngang phần sau đuôi nhà rộng 2m) thì khí sẽ lưu chuyển càng về cuối nhà càng gấp hơn, tốc độ nhanh hơn. Như chúng ta đã nói, khi cùng 1 lưu lượng khí di chuyển thì việc thay đổi đột ngột hoặc dần dần tiết diện lưu chuyển sẽ làm gia tăng tốc độ khí lưu chuyển.
Thứ 2, vẫn xét tiếp theo khí động học, một ngôi nhà tốt là phải có “đầu vào-đầu ra”, tức không khí phải lưu chuyển. Kỵ nhất là khí tù đọng. Như chúng ta để thử một ly nước uống. 5 phút sau chúng ta uống ngay ly nước đó thì không có gì xấu xảy ra. Nhưng nếu để sang 1 ngày sau, 5 ngày sau mà chúng ta uống ly nước đó vào bụng thì chắc chắn bị đau bụng. Nước vẫn là nước, không có ai đem pha thêm chất này kia vào, nhưng khi để tĩnh 1 thời gian đã biến chất. Sự việc này chúng ta thấy thường xuyên khi đi vào rừng, nếu người đi rừng có kinh nghiệm họ sẽ uống nước ở dòng suối đang chảy dù cho nhìn qua thấy có bụi bẩn, đất cát lẫn vào làm màu nước đục ngầu; còn người thiếu kinh nghiệm sẽ uống ngay vũng nước mưa trong vắt tinh khiết tù đọng lâu ngày ở dưới các gốc cây. Dĩ nhiên uống nước đang chảy thì không sao, còn uống nước tù đọng lâu ngày dĩ nhiên là “có sao trăng” liền. Việc này cũng giống như chúng ta mở cửa bước vào ngôi nhà không có người ở khoảng 1 tuần thì cảm nhận ngay sự ngột ngạt, hơi thở khó chịu. Người nằm 1 chỗ đọc sách xem phim cả ngày và người suốt ngày lao động chân tay ; đến cuối ngày thì thử hỏi xem ai mệt mỏi hơn? Tĩnh là xấu, động là tốt. Về căn nhà đầu voi đuôi chuột thì khí di chuyển từ ngoài đường vào sẽ không thoát ra được và bị tù đọng ở phần cuối ngôi nhà. Do đó ai đã từng đi vào tham quan ngôi nhà đầu voi đuôi chuột nếu đứng lâu ở phần đuôi sẽ thấy cảm giác ngột ngạt, khó chịu. Phần “đuôi chuột” lúc này đóng vai trò túi chứa khí tù đọng, ở phần này khí không lưu chuyển được.
Thứ 3, thử quan sát xem cách kết cấu cấu trúc của một ngôi nhà bình thường. Thông thường từ ngoài cửa chính bước vào là phòng khách của nhà, phần giữa ngôi nhà thường được đặt phòng ngủ, phòng làm việc; còn phần cuối tức “cái đuôi chuột” thường bố trí bếp. Như vậy khu vực túi khí tù đọng mà lại được bố trí bếp thì thử hỏi, khói bếp có thoát ra bên ngoài được hay không hay lại bay lẩn quẩn trong nhà, làm người khác hít phải thêm CO2 sinh ra do không khí bị đốt cháy? Chưa kể, bếp là không gian chế biến thức ăn, đồ uống đảm bảo dinh dưỡng cho cả nhà; người ở trong bếp nấu ăn mà hít không khí tù đọng thì làm sao minh mẫn, sáng suốt mà chế biến món ăn dinh dưỡng; hít khí tù đọng và CO2 càng làm đầu óc mụ mị, người khó chịu nóng bức nên đem hết cảm giác bực bội vào trong đồ ăn thức uống gây độc thêm cho cả nhà khi ăn vào.
Thứ 4, điểm này rất quan trọng, mong mọi người để ý kỹ. Như đã nói ở trên, phần đầu voi thường đặt phòng khách, phần giữa nhà thường đặt phòng ngủ, và bếp thường đặt ở đuôi chuột. Quan sát thói quen sinh hoạt của con người, ta sẽ thấy khi còn trẻ, thanh niên thì người ta thích ở phòng khách hơn vì có nhiều thứ giải trí vui chơi như xem TV, đọc sách, học hành...; khi ở giai đoạn trung niên, người ta thường thích nghỉ ngơi, ở trong phòng ngủ là vì giai đoạn này là giai đoạn tập trung kiếm tiền tốt nhất, sau một ngày đi làm mệt mỏi, cái người ta mê nhất là cái giường; và khi về già, người ta thích lụi cụi ở sau bếp, nhóm lửa nấu ăn, đun trà. Như vậy khi càng lớn tuổi thì người ta ở phần “đuôi chuột” hít khí tù đọng nhiều hơn; do đó dễ giảm tuổi thọ và đi theo ông bà sớm. Như vậy thì nhà đầu voi đuôi chuột tuy xấu nhưng không phải xấu với mọi lứa tuổi. Tuổi trẻ ở nhà này vẫn tốt vì họ sinh hoạt ở phần “đầu voi” nhiều hơn; còn càng về trung niên, tuổi cao thì nhà này rất xấu.
Thứ 5, “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”. Khi sinh hoạt ở trong 1 không gian méo mó, không vuông vức thẳng thớm như vậy, về lâu dài những người này từ trong vô thức sẽ có cái nhìn lệch lạc về mọi vấn đề, hay bị ảo giác, tín hiệu thị giác truyền lên não làm cho não trạng đáng giá sự việc sự vật bị sai lệch.
Cách hóa giải:
Có lẽ ai khi mua đất, mua nhà cũng mong muốn ngôi nhà mình vuông vắn, dễ coi nhưng mà nhiều khi hầu bao và mong ước không cân bằng với nhau nên đành phải mua mảnh đất xấu, rồi thì vì muốn tranh thủ xây dựng cho hết diện tích đất để sử dụng chứ không nở bỏ phí diện tích đất nên hình dạng ngôi nhà nhìn từ trên xuống cũng méo mó đủ kiểu theo đúng hình dạng khu đất.