Năm nào cũng thế, điệp khúc “được mùa lại mất giá” vẫn đeo đuổi những người dân trồng dưa miền Trung. Năm nay tình hình còn phức tạp hơn khi hàng ngàn xe tải tập trung ứ đọng tại các cửa khẩu phía Bắc. Để giải quyết phần nào tình trạng trên thì nhân dân cả nước đang phát động phong trào “mỗi trái dưa, một tấm lòng”. ĐÓ là một phong trào thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người dân Việt Nam. Tuy nhiên đó chỉ là giải pháp tức thời để giải quyết tình trạng này.
Ảnh: Phong trào”mỗi trái dưa, một tấm lòng”
Để có thể tìm ra giải pháp phù hợp thì trước hết chúng ta cần làm rõ nguyên nhân của vấn đề? Theo tôi xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến tình trạng này. Cụ thể:
Thứ nhất, xuất phát từ chính người dân không tuân thủ đúng quy hoạch trong sản suất. Bất chấp các khuyến cáo của cơ chức năng thì nhân dân vẫn tiến hành sản xuất theo kiểu phong trào, thấy người khác làm gì thì làm theo. Từ đó dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu, ứ đọng hàng hóa khi thu hoạch. Trong khi đó bên sở nông nghiệp họ chỉ đưa ra các khuyến cáo về tình hình thị trường trong năm, còn chuyện quyết định trồng hay không lại hoàn toàn phụ thuộc vào chính người nông dân.
Thứ hai, xuất phát từ khâu tiêu thụ sản phẩm. Việc tiêu thụ sản phầm hoàn toàn do người dân tự làm lấy, không có kí kết hợp đồng hay có doanh nghiệp bao tiêu. Hơn nữa cần chú ý rằng việc thu doạch dưa chỉ trong vòng một tháng với số lượng hết sức lớn. Điều đó đã tạo áp lực lớn cho thị trường. Lợi dụng điều này nên các thương lái gây sức ép lớn cho người dân. Ngoài ra, lượng dưa thu hoạch được thường quá tập trung đến việc xuất khẩu lên Trung Quốc mà xem nhẹ đến điều phối đến các địa bàn trong nước. Trong khi đó có thể thấy sức mua của người dân trong nước không hề nhỏ.
Thứ ba, xuất phát từ chính phía cơ quan chức năng chưa quan tâm đúng mức đến quy trình sản xuất của người dân. Nếu như trong thời gian trước đây, nhà nước có thể đưa ra được một quy trình kép kín từ khâu quy hoạch sản xuất, đến thu mua, tiêu thụ sản phẩm thì người dân đã không quá khốn đốn như vậy. Cách vào cuộc ì ạch của các cấp đã khiến cho khó khăn không được tháo gỡ.
Thứ tư, xuất phát những mưu mô, thủ đoạn nham hiểm từ phía thu mua Trung Quốc. Như đã biết việc hàng hóa tập trung ứ đọng nhiều ở cửa khẩu sẽ sinh ra tâm lý nôn nóng cho người dân. Chúng tiến hành mua dưa một cách dè dặt, đẩy tình hình lên cao điểm để có thể ép giá đến mức thấp nhất. Khi đó, tâm lý của dân thường là vớt vát được càng nhiều thì càng tốt nên chấp nhận cái giá chúng đưa ra. Thậm chí đây còn là ngón đòn mà Khựa tiến hành để phá hoại nền kinh tế nông nghiệp nước ta. Đó là điều hết sức nguy hiểm.
Như vậy vấn đề trên xuất phát từ nhiều phía khác nhau từ cả người dân, cơ quan quản lý và từ phía Trung Quốc. Chính vì thế cần sự vào cuộc của tất cả các cấp có liên quan. Bên cạnh phát động phong trào “mỗi trái dưa, một tấm lòng” thể hiện tinh thần đùm bọc của nhân dân cần được khuyến khích. Thì theo tôi, vấn đề mấu chốt ở đây chính là việc cơ quan chức năng phải vào cuộc để xây dựng một quy trình tiêu thụ khép kín. Vẫn biết rằng việc hình thành một quy trình như thế là không hề dễ dàng, mất rất nhiều thời gian công sức nhưng vẫn phải tiến hành ngay, không thể chậm trễ. Để làm được điều này thì cần đưa các doanh nghiệp trong nước góp sức, với sự hỗ trợ vốn của nhà nước và chia sẽ khó khăn của nông dân. Đồng thời cần đàm phán, kí kết với bên phía Trung Quốc để tạo điều kiện cho dưa hấu xuất khẩu thuận lợi. Đây là cácbiện pháp về lâu về dài cho vấn đề.
Có thể nói bài toán tiêu thụ dưa hấu ở nước ta không phải là không có cách giải quyết. Chỉ cần có quyết tâm từ cả người dân lẫn cơ quan quản lý thì mới có thể giải quyết được tận gốc rễ vấn đề.
Nhưng trước mắt, người dân miền Trung cần nhiều, nhiều lắm sự giúp đỡ, chia sẽ của mọi người dân. Mỗi trái dưa bạn ủng hộ là một tấm lòng cao cả!
Quang Phúc
No comments:
Post a Comment