Trên đời này, loài động vật nào càng to xác thì tỷ lệ giữa trọng lượng não và trọng lượng cơ thể càng thấp, và con vật nào càng to mồm thì con vật đó càng kém thông minh. Con bò to lớn và nặng đến 200 kg, con chó mồm to sủa in ỏi ... thường bị loài người dùng hình tượng để chữi "ngu như bò", "ngu như chó" là vậy. Những loài động vật này không phân biệt được màu, không phân biệt được xa hay gần, không biết cái nào là sạch cái nào là dơ, do đó nó không đủ khả năng tư duy để hiểu đâu là vinh đâu là nhục như con người.
Người biết một mà nói mười, biết mười là nói một trăm, thì hể chuyện gì nó không nói tức là chuyện đó nó chưa nghe, chưa biết, loại người này chẳng có gì đáng sợ. Người ta chỉ ngại thằng cha biết đủ thứ chuyện mà không thèm nói gì, bởi nó không thèm nói ra chứ không phải tại vì nó không biết gì để nói.
Còn đối với hạng người chỉ có một chuyện mà cứ nói hoài, nói tới nói lui, ắt hẳn những người đó không có cái nhìn bao quát và không có sức tập trung trong công việc gì cả, biểu hiện của sự "lẩn", "lẩm cẩm" của người già.
Đó là những chuyện trong sách, không biết nó đúng bao nhiêu phần trăm, nhưng ngẫm lại, tui thấy nó đúng y chang với chuyện thằng cháu nhà mình.
Số là, tui có thằng cháu họ, gốc nó ở dưới quê gia đình nông dân rặc, từ nhỏ nó lại mê chơi hơn mê học mê làm, nhưng nghĩ nó còn con nít nên ba má nó không la rầy gì. Lớn lên, nhằm lúc gia đình gặp cảnh khó khăn, nợ nần, bửa đói bửa no, lẻ ra là con trai trong nhà nó phải ra sức làm lụng phụ cha mẹ, chị em, đàng này thấy cảnh nhà thiếu trước hụt sau nó bỏ đi một nước lên thành phố chẳng thèm liên lạc tin tức gì, giỗ nội ngoại cũng không về.
Ở thành phố, nó đi làm công cho một xưởng, do trình độ không có, bản chất quê mùa nên nhiều năm culi vẫn là culi. Nhưng nó tự hào lắm bởi vì bây giờ nó đã là người thành phố rồi, tệ gì thì tệ nhưng chiều chiều cũng vận được quần jean đạp xe đi vòng vòng, xem chỗ này nhìn chỗ nọ, còn hơn ở dưới quê tối ngày cũng chỉ cày bừa, nhổ cỏ, gặt lúa, nắng nôi đen đúa cả người. Hể có dịp ngồi với ai, là nó làm giọng ta đây hiểu biết, chê bai họ hàng, cha mẹ, chị em dưới quê đầu óc không phát triển, chậm tiến, chỉ khư khư giữ nếp cũ làng quê. Mọi người nghe riết cũng nhàm, không ai để ý nghe nó nói gì nữa, chỉ ừ à cho qua. Riêng ông chủ của nó, thì nhìn nó ngao ngán, lắc đầu, chẳng buồn khuyên lơn câu nào, bởi ổng biết bản chất của nó có giải thích gì thì nó cũng chẳng hiểu được.
Nó đâu biết rằng giờ này ba má nó, chị em nó đã không còn cảnh nghèo đói như xưa nữa, bây giờ thì mỗi mẫu ruộng cũng làm được cả chục tấn thóc một năm, nhà cửa đã khang trang, đường nhựa tuy còn nhỏ nhưng xe máy chạy một lèo là từ Thị xã là tới ruộng nhà nó. Chỉ tội cả nhà đau đáu trông chờ, không biết giờ này nó sống chết ra sao, mập ốm thế nào, ăn ở nhà ai.
Nó đâu biết rằng, ở dưới quê trong xóm nhiều người phải gọi nó là chú, là cậu, nếu đi ra ngỏ mấy đứa nhỏ gặp nó phải cúi chào. Giờ này nếu nó ở dưới quê, tuy không được như thành phố, nhưng cái ăn cái mặc thì khỏi phải lo, rãnh thì đi câu, bắt ếch về họp nhóm nhậu lai rai nếu không muốn tốn tiền mua mồi.
Còn ở thành phố, cuộc sống của nó có khắm khá gì đâu, lương tuy cũng được vài triệu mỗi tháng nhưng có thấm thá gì đối với cuộc sống ở thị thành, nào là tiền nhà, tiền điện nước, tiền xăng, ăn uống tuềnh tàng thì cũng hết. Bởi vậy, mười mấy năm làm thợ nó chẳng dư được một đồng xu nào, quần áo chỉ tàm tạm chẳng có cái gì sang nói chi đến chuyện để dành tiền mua nhà, cưới vợ. Trong xưởng, người ta gọi nó bằng mày, bằng thằng, ra đường đi ngang mấy cái nhà hàng nó chẳng dám dòm vô, làm việc hùng hục cả ngày tối về ngủ, chẳng biết miếng bia miếng rượu nào, nhưng nó vẫn tự hào nó là người thành phố. Chẳng biết nó cảm thấy VINH hay NHỤC khi được sống ở thành phố.
Ông chủ của nó giàu có, của ăn của để còn nghĩ đến chuyện về quê mua miếng đất làm vườn, mai này có chết thì có đất mà xây mộ. Còn nó, cũng là người thành phố mà sao tương lai nó mịt mùng, làm ngày nào ăn ngày đó, có chết chắc chẳng ai đưa đám, mà đưa nó về đâu, vì nó chẳng còn quê.
Nhân dịp lễ 30/4 kỷ niệm ngày đất nước thống nhất, lên mạng xem tin tức thấy mấy người Việt mình ở nước ngoài lên tiếng chữi bới tục tỉu Nhà nước, chữi dân mình ngu, mình bổng nhớ đến thằng cháu, thấy họ sao cũng hơi giống giống cái kiểu như thằng cháu nhà mình. Ngẫm lại cũng thấy tội nghiệp và thương cho họ và cho nó.
Mấy thằng Tây nó cũng nói dân mình ngu thiệt, tối ngày chỉ biết chữi nhau, không lo làm ăn gì cả. Mình bổng nhớ đến lời một tay blogger trẻ cho rằng những người hay chữi bới tá lả không phải vì họ ham nói, mà tại vì cuộc sống của họ vô vị. Mấy cha này có ăn có học nên nói thâm thuý ghê.
No comments:
Post a Comment