Hai ngày gân đây dư luận rât quan tâm đến sự việc nóng hổi mới xảy ra từ 16h ngày 15/4/2015 tại huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận. Đó là sự việc nhiều người dân đã chặn đường quốc lộ 1 để phản đối sự việc nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 hoat động gây khói bụi tràn lan. Trong quá trình sự việc xảy ra đã gây chú ý rất lớn từ dư luận đến chính quyền các cấp, phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã phải chỉ đạo trực tiếp vụ này. Sự việc còn đáng lưu tâm hơn là có sự đụng độ giữa người dân với lực lượng chức năng có nhiệm vụ giải tỏa ách tắc trên quốc lộ 1. Người dân đã dùng gạch đá, bom xăng tấn công lực lượng chức năng, đốt phá xe…. Sau hơn 30h tắc nghẽn, quốc lộ đã được thông đường trong sự mừng vui của những người lưu thông trên tuyền bắc nam. Sự việc đã được đảm bảo khi giám đốc nhà máy cùng chính quyền địa phương cam kết sẽ xử lý hiện tượng bụi trên. Sự việc đáng buồn trên xảy ra là nguyên nhân do đâu, ai đúng ai sai, chúng ta cùng phân tích.
*Về phía nhà máy
Không thể dùng sự ngụy biện mà nói rằng nhà máy hoạt động là phải có khói bụi, điều này không đúng. Bất kỳ ngành nghề nhà máy nào trước khi xây dựng, đi vào hoạt động đều phải tuân thủ luật bảo vệ môi trường. Đó là công nghệ sản xuất đó phải đảm bảo được những yêu cầu trong luật để đảm bảo không tác động một cách tiêu cực đến môi trường. Nhà máy chắc chắn đã phải làm 1 dạng Báo cáo gọi là BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG. Đó là Báo cáo trình bày những lưu ý, những tác động tiêu cực đến môi trường từ các công đoạn hoạt động sản xuất của nhà máy và có biện pháp xử lý để cho các nguồn thải như khí thải, nước thải, độ rung, tiếng ồn, khói bụi…… sau sản xuất phải đạt các tiêu chuẩn môi trường gọi tắt là QCVN. Trong đó khí thải của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân phải tuân thủ theo QCVN 22:2009/BTNMT, nước thải phải tuân thủ theo QCVN 40:2011/BTNMT….. Nhà máy thực hiện các biện pháp cam kết đảm bảo khắc phục kịp thời các sự cố có thể phát sinh để không làm ảnh hưởng đến môi trường. Nếu cái Báo cáo này được Bộ Tài nguyên Môi trường hoặc Sở Tài nguyên Môi trường các tỉnh đồng ý, thẩm định đồng ý thì mới được cấp phép đi vào hoạt động và chịu sự giám sát chặt chẽ từ phòng TNMT cấp huyện đến Sở TNMT cấp tỉnh cho đến Tổng cục môi trường cấp Bộ. Trong trường hợp này, BÁO CÁO ĐÁNH GÍA TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của nhà máy là do Bộ TNMT thẩm định, sau đó là do Sở TNMT tỉnh Bình Thuận giám sát chắt chẽ quá trình tuân thủ. Do vậy không thể nói là nhà máy hoạt động phải có khói bụi.
*Về phía chính quyền
Trách nhiệm của cơ quan kiểm soát môi trường bao gồm Phòng TNMT huyện, Sở TNMT tỉnh: Do hiện tượng khói bụi tràn lan đã xảy ra rất lâu, nhiều tháng, dân kêu mãi không được thì phải làm liều, đó là trách nhiệm của các cấp chính quyền mà cụ thể ở đây là phòng TNMT huyện Tuy Phong, Sở TNMT tỉnh Bình Thuận. Nếu họ làm đúng chức năng nhiệm vụ trong quá trình giám sát môi trường, trong quá trình thanh tra, kiểm tra và lắng nghe nghiêm túc lời kêu ca của dân thì sự việc đã khác. Nếu trong quá trình kiểm tra, phát hiện sai phạm của công ty đã lập biên bản xử phạt mà công ty không chịu thực hiện thì phải tham mưu cho UBND tỉnh, làm công văn gửi Bộ TNMT vào cuộc.
Lòi đuôi những kẻ âm mưu lợi dụng gây rối |
Trách nhiệm của UBND: Nếu UBND huyện Tuy Phong, UBND tỉnh Bình Thuận mạnh tay hơn, làm tốt hơn trong việc xử lý trên thì sự việc không nặng nề như vậy. Nếu bộ phận chuyên môn là phòng TNMT và Sở TNMT chưa làm tốt thì UBND vẫn còn những kênh thông tin khác để nắm bắt các vấn đề trên. Nếu Bộ TNMT chưa làm tròn trách nhiệm thì UBND tỉnh có quyền báo cáo lên Chính phủ, không thể để 1 nhà máy không thực hiện tròn trách nhiệm đã cam kết trước nhân dân tỉnh hoạt động 1 cách bừa bãi mà ảnh hưởng đến những “ông chủ” của mình như vậy được.
* Về phía người dân
Không ai có thể hiểu được nỗi khổ khói bụi nếu không nằm trong hoàn cảnh của họ. Có lẽ họ cũng đã phản ánh nhiều lần nhưng không được theo ý nguyện nên mới làm liều như vậy. Nhưng giá như họ kiềm chế 1 chút, xác định đâu là nguyên nhân gây ô nhiễm và nhắm vào đó thì tốt hơn. Nếu họ hiểu rằng, nhà máy và những xe tải chở xỉ kia là nguyên nhân gây nỗi khổ cho họ thì họ nên phong tỏa cái nhà máy đó, ngăn chặn nguồn ô nhiễm cho mình thì tốt hơn. Đằng này họ lại chặn tuyến quốc lộ gây tắc nghẽn giao thông, gây khổ ải cho chính những người dân, những đồng bào của mình đang trên đường mưu sinh kiếm ăn. Đó là một nỗi buồn đáng suy nghĩ
Sự việc đã có thể nói là tạm ổn, dân đã giải tán, quốc lộ đã thông xe. Những kẻ quá khích kích động bạo lực rồi sẽ bị pháp luật trừng phạt. Nhưng thế chưa có nghĩa là đủ, chúng ta phải tìm cách giải quyết các vấn đề môi trường từ gốc, đó mới là cái thiết thực nhất. Môi trường trong thế kỷ này là 1 vấn đề nóng, nếu không làm tốt thì có nhiều cái nguy hại không chỉ trong tương lai mà là ngay trước mắt. Đây là 1 bài học về việc quản lý để cho Chính Phủ nói chung và các địa phương nói riêng lấy làm gương để rút kinh nghiệm. Với tư cách của 1 người dân, mong sao những sự việc trên sẽ được giải quyết từ gốc để những sự việc tương tự đừng xảy ra. Vì chả ai được lợi, chính quyền mất việc, công an mệt mỏi mà người dân thì cũng là bước đường cùng mới làm vậy.
(**) Luật Bảo vệ môi trường 2014 được ban hành ngày 23/6/2014 có hiệu lực vào 1/1/2015 là bộ luật khá đầy đủ, kèm theo nó là rất nhiều thông tư nghị định chi tiết khác hướng dẫn, bổ sung để đảm bảo thực thi tốt. Đừng đổ cho Luật thiếu.
Mai Anh
No comments:
Post a Comment