Tuesday, April 7, 2015

"LỊCH SỬ VIỆT NAM QUA ẢNH" HAY "LỊCH SỬ VIỆT NAM BỊ BÓP MÉO QUA ẢNH"

Có lẽ đối với nhiều người chúng ta, lịch sử là cái gì đó xa vời, không thiết thực, nó quá trừu tượng mà nếu không có những bức ảnh chúng ta khó mà hình dung nổi những gì đã thực sự diễn ra trong quá khứ. Những bức ảnh giúp ta hình dung được rõ ràng hơn về diện mạo của quá khứ. Điều đó đúng, nhưng chưa đủ.
Trang Lịch sử Viêt Nam qua ảnh với cái nhìn sai lệch về “Vụ Thảm Sát Tại Huế Năm 1968”
Chúng ta nhìn hình ảnh bằng mắt. Phải, rõ ràng rồi. Do đặc tính gây thu hút mạnh hơn của những điều liên quan đến chức năng thị giác so với các giác quan còn lại mà hình ảnh thường gây được ấn tượng mạnh hơn trong đối tượng tiếp thu. Có thể thấy ngay điều này trong chính cuộc sống của chính các bạn. Ấn tượng đầu tiên về dung mạo rất quan trọng. Không quá lời và cũng không loại trừ phái nào chúng ta yêu bằng mắt, ít nhất đó là điều kiện của buổi đầu. 

Nhưng hiểu về lịch sử không đơn giản là việc chúng ta chỉ bày hình xưa ra để quan sát mà phát sinh sự yêu ghét mà phải hiểu về nó ở nhiều góc độ, và việc quan sát hình ảnh chỉ là một trong số đó mà thôi. Gây ấn tượng manh, đến rất nhanh, hình ảnh là một thứ dễ đánh lừa cảm giác và khiến ta dễ ngộ nhận nhất.

Hình ảnh là một chứng cứ dễ ngụy tao bằng nhiều cách. Do đó, trong nghiên cứu khoa học, một bức ảnh sẽ là không có giá trị của một chứng cứ để đi đến một kết luận nếu nó không làm rõ các điều kiện sau:
 "Người chụp và chịu trách nhiệm công bố
 Địa điểm chụp
 Thời gian chụp
 Hoàn cảnh chụp"
Trang Lịch sử Viêt Nam qua ảnh với phương châm rất tốt đẹp là "Gìn giữ sự thật cho lịch sử Việt Nam qua những bức ảnh trung thực", tuy nhiên họ quên hay cố tình quên nguyên tắc tối thiểu đó trong những bức ảnh post với nội dung khẳng định chứ không còn đơn thuần là kiểu khôn ngoan hơn là dẫn dắt người đọc mà họ thường làm như hình ảnh trên./

Các bạn có thể xem thêm bài tiểu luận được đánh giá là công trình dày dặn nhất thế giới Tây phương về Sự kiện Tết tại Huế có tựa “Vụ Thảm Sát Tại Huế Năm 1968” (The 1968 Hue Massacre) đăng trên tạp chí Indochina Chronicle, số 33, ra ngày 24/6/1974 của tiến sĩ Gareth Porte.
-----------
Huyền thoại "Thảm sát Mậu Thân ở Huế 1968" qua công trình của sử gia Gareth Porter

Tiến sĩ Gareth Porter, sinh 1942, bang Kansas, Mỹ, Tiến sĩ Chính trị học, Sử gia, Nhà báo điều tra, Chuyên gia phân tích chính sách an ninh Mỹ.

Sáu năm sau sự kiện Tết, sau khi tập hợp đủ tư liệu, Gareth Porter cho công bố tiểu luận “Vụ Thảm Sát Tại Huế Năm 1968” (The 1968 Hue Massacre) đăng trên tạp chí Indochina Chronicle, số 33, ra ngày 24/6/1974. 

Dưới là phần trích kết luận công trình

"Vấn đề mà các nhà sử học phải cân nhắc về thời gian Mặt trận giải phóng dân tộc Miền Nam chiếm giữ Huế không phải là các vụ tử hình có xảy ra hay không, mà là chúng đã là các hành động bừa bãi hay là kết quả của một sự "thanh trừng" có kế hoạch đối với toàn xã hội - như các chuyên gia chiến tranh chính trị (political warfare specialists) của các chính quyền Mỹ và Sài Gòn. Cũng quan trọng tương đương là câu hỏi cái gì đã gây ra cái chết cho hàng ngàn thường dân Huế trong các trận đánh trong thành phố, Mặt trận giải phóng dân tộc Miền Nam hay bom và pháo của Mỹ

Các bằng chứng hiện có - không phải từ các nguồn của MTGPDTMN mà là từ các tài liệu chính thức của Mỹ và Sài gòn và từ các quan sát viên độc lập - cho thấy rằng câu chuyện chính thức về một vụ tàn sát bừa bãi những người được coi là không đi theo phía MTGPDTMN là một sự ngụy tạo hoàn toàn. Không chỉ số lượng tử thi được phát hiện ở trong và quanh thành phố Huế đang để ngỏ cho các câu hỏi, mà quan trọng hơn, nguyên nhân của cái chết có vẻ như đã bị dịch chuyển từ chính trận đánh sang chuyện tử hình của MTGPDTMN. Và các tường trình "có thẩm quyền" và chi tiết nhất về các vụ được cho là tử hình được kết nối với nhau bởi chính phủ không đứng vững trước thẩm tra.

Ngày nay, hiểu biết về các kỹ thuật bóp méo và diễn đạt sai mà các nhà tuyên truyền của Sài Gòn và Mỹ thực hành trong khi tạo dựng một chiến dịch chiến tranh chính trị từ thảm kịch của Huế cũng có tầm quan trọng trong kém khi quân Mĩ vẫn còn tham chiến tại Việt Nam. Nó đi vào tận gốc rễ của vấn đề đối mặt với sự thật về cách mạng Việt Nam và các nỗ lực của Mỹ nhằm trấn áp nó bằng vũ lực. Tầm màn sai trái được dựng lên quanh cuộc Tổng tấn công Mậu Thân tại Huế đã và sẽ là một cơ chế phòng vệ khác của chính phủ Mỹ cũng như phần lớn công luận Mỹ để tránh phải đối mặt một cách thành thực với tính chất thực của cuộc đấu tranh ở đó."
--------------
Chú thích: Gareth Porter, Vụ, “Thảm Sát Tại Huế” Năm 1968, Tạp chí Indochina Chronicle, số 33, ra ngày 24/6/1974

Xem thêm chi tiết tại trang Việt ngữ: Tại ĐÂY  Đối chiếu nguyên ngữ: Tại ĐÂY

Khểnh

No comments:

Post a Comment