Chỉ còn vài ngày nữa là chúng ta chính thức kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Lẫn trong khí thế tưng bừng phấn khởi của nhân dân Việt Nam, vẫn còn văng vẳng đâu đó vài tiếng rên rỉ, khóc than của số rất ít những kẻ mà đến giờ vẫn đang đau lòng nuối tiếc những địa vị, lợi ích mà chúng đã bị mất về tay cách mạng.
Mới hôm qua, 25/4, trên trang BBC TV và Fanpage NKYN có đăng 1 bài phát biểu của Bùi Kiến Thành- Nhà tài chính người Mĩ gốc VNCH. Bài đăng trên NKYN đc giật 1 cái tít nực cười: "Chính quyền ngày nay học được gì từ Việt Nam Cộng hòa", kèm theo đó là những câu của nhà tài chính kém lịch sử hoặc cố tình xuyên tạc lịch sử.
Trước hết, là 1 gạch vào cái tít của NKYN "Chính quyền ngày nay học được gì từ Việt Nam Cộng hòa?" Nói thẳng ra: Chẳng có một chút gì đáng để học, riêng cái khoản rước voi giày mả tổ, cõng rắn cắn gà nhà của chế độ Sài Gòn từ đời Diệm đến đời Thiệu đã thể hiện hết cái đen tối, dã man của nó rồi.
Câu đầu tiên của "nhà tài chính": "Nói chung nền kinh tế VNCH là một nền kinh tế thị trường có nhiều tiềm năng, nếu được phát triển trong hòa bình thì sẽ có nhiều khả năng phát triển tốt hơn là chính sách phát triển tập trung sau 30/4/1975". Đọc lại lịch sử từ nhiều nguồn, nhưng chẳng thấy cái gọi là "tiềm năng" nào rõ nét trong nền kinh tế của miền Nam trước 1975. Sản xuất nhỏ lẻ, chẳng có ngành công nghiệp nào gọi là "triển vọng", thị trường trong nước bị hàng ngoại nhập lan tràn bóp nghẹt... Tệ hơn, nếu nói kinh tế VNCH là kinh tế tư bản nhưng nó không có chỗ nào cho tư sản dân tộc đứng chân, thực tế là tư sản Hoa Kiều kiểm soát gần như toàn bộ thị trường vs các ngành sản xuất, Đến cuối năm 1974, người Hoa kiểm soát hơn 80% các cơ sở sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim, điện... và gần như đạt được độc quyền thương mại: 100% bán buôn, hơn 50% bán lẻ và 90% xuất nhập khẩu.
Còn tài chính với ngân sách thì khỏi chê vào đâu được, mà cũng không có câu nào để chê. Thử hỏi kinh tế "phát triền" như kể trên thì tự lực được bao nhiêu % ngân sách, tài chính VNCH tất nhiên dựa hoàn toàn vào viện trợ của Mĩ.
Sau giải phóng, thống nhất, Nhà nước Việt Nam đã quốc hữu hóa toàn bộ tài sản tư bản ở miền Nam- Việt Nam, gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của tư sản Hoa kiều, hơn nữa các chính sách pháp luật mới áp dụng còn áp chế mạnh hoạt động kinh doanh của tư sản người Hoa, do đó lực lượng người Hoa ở miền Nam đã ồ ạt di cư về nước sau 1975, chính sự kiện này đã làm leo thang mâu thuẫn giữa chính quyền Bắc Kinh với Nhà nước Việt Nam, Trung Quốc lấy cớ này để dựng nên sự kiện "Nạn kiều" như một cái cớ gây ra cuộc chiến tranh Biên giới phía Bắc năm 1979.
Bùi Kiến Thành nói tiếp: ..."kinh tế là việc của nhân dân chứ không phải của chính phủ, chính phủ không làm kinh tế. Đó là bài học lớn nhất"... Cứ cho là vậy đi, xem cái kiểu quản lý kinh tế sống chết mặc bay của chính phủ VNCH thì đã quá rõ, đó không phải việc của Chính phủ.
Tiếp theo, cho rằng: Nhà nước Việt Nam hiện nay phải học VNCH cách "trọng dụng nhân tài"... không cần đọc các câu tiếp theo, thử hỏi, nhân tài VNCH khi đó gồm những ai? Ngô Đình Diệm chăng? hay là Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Khánh?... ai dám thử kể tên các "nhân tài" trong chính phủ VNCH.
Cuối cùng, chúng khẳng định: Nhà nước hiện nay phải học VNCH cách làm giáo dục..."Ở miền Nam trước 75 thì là một nền giáo dục rất mở, người sinh viên và các thầy giáo được quyền tiếp cận các nền giáo dục, tư tưởng, dù là tư bản hay cộng sản, không hạn chế,"... nghe ông Bùi Kiến Thành nói mà khó tin hơn Cuội. Khi vừa nhậm chức Tổng thống chế độ Sài Gòn, Ngô Đình Diệm hùng hổ tuyên bố: "Thấy cộng sản ở đâu là phải bắn bỏ ngay, thấy ai tuyên truyền cho cộng sản cũng bắn bỏ ngay"... Điều 7 Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1956 quy định "Những hành vi có mục đích phổ biến hoặc thực hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thái đều trái với các nguyên tắc ghi trong Hiến pháp"... thử hỏi làm sao ngành giáo dục dưới chế độ như vậy dám "tiếp cận" tư tưởng cộng sản.
Chốt hạ của NKYN là một bức ảnh để chứng minh cho cái gọi là thịnh vượng, phồn vinh của chế độ Sài Gòn, "Hòn ngọc Viễn Đông", chẳng biết có thật không, cứ cho là thật đi thì chẳng lẽ một thành phố thủ phủ của chế độ mà không có nổi một số góc sang sang để chưng diện!!!
No comments:
Post a Comment