Thursday, September 10, 2015

AI MỚI LÀ KẺ CƯỚP?

Đọc “Thỉnh nguyện thư” của Pheerro Dương Văn Thạnh - giám quản giáo phận Vĩnh Long mà tôi suýt ứa nước mắt vì thương cho anh em tín hữu ở nơi đây, vốn là giáo phận có truyền thống yêu nước nồng nàn, tín hữu ki tô nơi đây một mực thờ phụng Chúa và luôn cầu nguyện cho những anh em tín hữu trên khắp cả nước có cuộc sống trong sáng và nhận được nhiều Tin mừng của Chúa.


Giáo dân ai cũng muốn có một nơi để thành tâm kính Chúa và thể hiện lòng thành tâm của con chiên đối với đấng sáng thế. Cho nên những nhu cầu về mục vụ cho các giáo sỹ cũng như nhu cầu về tâm linh của giáo dân là hết sức cấp bách, đòi hỏi phải được giải quyết nhanh chóng.

Theo như “Thỉnh nguyện thư” thì UBND tỉnh Vĩnh Long đã đầu tư số tiền 138 tỷ để nâng cấp xây dựng trung tâm hoạt động thanh thiếu niên tỉnh với quy mô lớn hơn nhằm phục vụ nhu cầu cho thanh thiếu niên và nhân dân của tỉnh Vĩnh Long.

Việc làm này đúng hay sai? Thế nhưng mà giám quản giáo phận Vĩnh Long (chưa có giám mục thay thế) là phero Dương Văn Thạnh thì chính quyền đã “ăn cướp” mảnh đất này của giáo phận từ năm 1977 nên giờ đúng ra chính quyền Vĩnh Long phải giao trả lại đất này cho giáo phận Vĩnh Long.

Vậy ai mới là kẻ “ăn cướp” thì đúng nghĩa đây?

Xét về nguồn gốc của mảnh đất rộng 21.036,8 m2 trước ngày 7.9.1977 vốn là đất của giáo hội, giáo hội Vĩnh Long sử dụng để xây dựng cơ sở cho đào tạo linh mục của giáo phận, gọi là Đại chủng viện Vĩnh Long. Nhưng sau đó đã được bàn giao cho chính quyền sử dụng để phục vụ cho nhân dân toàn tỉnh Vĩnh Long, khi đó cơ sở của cả tỉnh đang còn khó khăn nên việc tự nguyện bàn giao cơ sở tôn giáo này là tâm nguyện của tất cả bà con giáo dân, vì tương lai phát triển chung của cả tỉnh.

Về mục đích sử dụng của cơ sở này, khi được bàn giao cho chính quyền tỉnh Vĩnh Long thì chính quyền nơi đây đã sử dụng vào công việc chung, phục vụ cho nhân dân. Vị trí của cơ sở “đại chủng viện” này nằm ở trung tâm của thành phố, nơi tụ tập đông dân cư và phù hợp để xây dựng thành trung tâm dành cho thanh thiếu niên của cả tỉnh, đây chính là sự đầu tư lâu dài cho thế hệ trẻ của tỉnh nhà chứ đâu chỉ mang tính riêng tư của một tôn giáo cụ thể.

 Đối với luật pháp thì cơ sở tôn giáo này đã “hết hạn sử dụng”, khi giấy tờ sổ sách bàn giao với chính quyền năm 1977 vẫn đang còn đó, theo quy định của điều 10 Luật đất đai năm 2003 thì “Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất và không xem xét giải quyết khiếu nại về việc đòi lại đất mà Nhà nước đã giao cho người khác sử dụng theo các chính sách ruộng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 trong các trường hợp” trong đó có trường hợp của giáo phận Vĩnh Long, vốn được bàn giao từ năm 1977 cho chính quyền.

Xét về nhu cầu đào tạo của giáo phận thì hiện nay công tác đào tạo giáo sỹ cho giáo phận vẫn được tiến hành tại một cơ sở khác của giáo hội, chính quyền đã chấp thuận cho giáo phận một khu đất mới nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng công tác đào tạo giáo sỹ, nhưng đã có 5 địa điểm được cấp cho, vậy sao giáo phận lại không chấp thuận mà lại vòi vĩnh ở cơ sở cũ.

Phải chăng giáo hội Vĩnh Long “được voi thì đòi tiên” khi mà vừa đòi cấp đất mở rộng cơ sở tôn giáo, vừa tham lam đòi lại những cơ sở cũ của giáo hội vốn đã được chuyển nhượng sử dụng cho nhân dân cả toàn tỉnh.

Khi mà giáo xứ Thái Hà và 42 nhà Chung ở Hà Nội đã lắng xuống thì giáo phận Vĩnh Long mà cụ thể là Cha Thạnh không nên coi đó là “tấm gương” để học tập, mà đó là bước đi của những kẻ tham lam và muốn đẩy giáo dân vào con đường vi phạm pháp luật.

Giờ đây khi nhắc tới giáo phận Vĩnh Long thì Cha Thạnh hãy để lại cho người dân nói chung và giáo dân cả nước nói riêng về hình ảnh đẹp kính Chúa, yêu Tổ quốc, chứ không phải hình ảnh “vừa ăn cắp vừa la làng”.

Đừng lấy “thỉnh nguyện thư” để làm giá với chính quyền.

Lam Hồng

No comments:

Post a Comment