Monday, September 21, 2015

PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI NHẬP CƯ

Theo ước tính năm 2010 số người nhập cư bất hợp pháp vào EU qua Hy Lạp có xu hướng tăng lên. Quy chế Dublin 11(1) yêu cầu người nhập cư phải xin tị nạn tại nước đầu tiên khi vào EU đã đặt gánh nặng lên việc giải quyết vấn đề xin tị nạn vốn đã có vấn đề của Hy Lạp. Sự cải cách này của ủy ban châu Âu đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của một số nước thành viên. Giữa năm 2010, Tòa án Nhân quyền châu Âu (ECTHR) ra lệnh cho các nước thành viên tạm dừng đưa hơn 750 người trong quy chế Dublin đến Hy Lạp, kết quả là hàng ngàn người phải chờ giải quyết hoặc không được giải quyết ở cấp quốc gia. Tháng 9/2010, Chính phủ Anh tạm dừng đưa tất cả các trường hợp như trên đến Hy Lạp, sau đó Hà Lan, Bỉ, Phần Lan, Thụy Điển, Iceland và Na Uy cũng có hành động tương tự.


Các nước EU đang phân biệt đối xử với người nhập cư (Trong ảnh: Người nhập cư tại biên giới nước Áo)

Ủy ban châu Âu cũng đã xây dựng Chương trình hành động dành cho trẻ em di cư không có người lớn đi kèm. Chương trình này đòi hỏi các nước EU có cách tiếp cận chung để đảm bảo các giải pháp lâu bền về lợi ích tốt nhất cho trẻ em. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều quan ngại về an ninh và biện pháp bảo vệ đối với trẻ em di cư không có người lớn đi kèm khi Anh và các nước EU theo đuổi kế hoạch xây dựng các trung tâm tiếp nhận trẻ em hồi hương ở Kabul, Afganistan.

Bất chấp sự phản đối của Cao ủy LHQ về người tị nạn, hàng chục người không được chấp nhận tị nạn được đưa trở về Iraq giữa năm 2010. Chính phủ Anh tiếp tục vi phạm quyền của công dân nước ngoài khi chuyển giao họ cho các nhà chức trách Anh quản lý. Một người Angola đã chết trong khi bị các nhân viên an ninh Bộ nội vụ Anh trục xuất. Nhiều cáo buộc các cơ quan tình báo ở Anh tiếp tay cho việc tra tấn tù nhân ở Iraq. Trẻ em tiếp tục bị giam giữ trong các trung tâm nhập cư bất chấp việc chính phủ cam kết ngừng việc làm này. Phụ nữ, trong đó có cả những người thoát khỏi bạo lực tình dục ờ Pakistan, Sierra Leone và Uganda tiếp tục được đặt vào tình trạng “giam giữ khẩn cấp”...

Điều kiện sinh hoạt trong các trại tị nạn, đặc biệt các trại tị nạn giành cho trẻ em, ở Tây Ban Nha và Hy Lạp vẫn chưa được cải thiện. Khoảng 200 trẻ em di cư từ tiểu vùng Sahara không có người lớn đi kèm vẫn bị bỏ mặc trong các trung tâm cứu trợ khẩn cấp trên quần đảo Canary, bất chấp việc chính quyền địa phương cam kết sẽ đóng cửa trung tâm này. Có khuyến nghị rằng Tây Ban Nha nên thành lập trung tâm thân thiện cho trẻ em và lồng ghép cơ chế khiếu nại vào hệ thống luật pháp để trẻ em có thể phản ánh tình trạng ngược đãi. ở Hy Lạp, tình hình không khả quan hơn vì người di cư và người xin tị nạn tiếp tục bị giam giữ trong các điều kiện không đạt tiêu chuẩn. Hầu như không có sự trợ giúp nào đối với trẻ em di cư không có người lớn đi kèm và các nhóm dễ bị tổn thương khác. Nhiều người trong số họ sống trong cảnh thiếu thốn hoặc sống trên đường phố, cố nguy cơ bị bóc lột và bị buôn bán. Sau chuyến thăm vào tháng 10, báo cáo viên đặc biệt của LHQ phụ trách về tra tấn đã gọi các điều kiện trong các cơ sở giam giữ người nhập cư là vô nhân đạo và hạ thấp phẩm giá con người.

Việc phân biệt chủng tộc và bài ngoại, quan điểm chính trị thù địch vẫn là vấn đề bức xúc ở Pháp, Đức, Italia và Hà Lan. Người Gypsy, cộng đồng thiểu số lớn nhất ở châu Âu, tiếp tục phải đối mặt với sự phân biệt đối xử, bị trục xuất và sống trong đói nghèo cùng cực. Trước khi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh EU lần thứ hai về người Gypsy được tổ chức vào cuối tháng 4/2010 ở Tây Ban Nha, lần đầu tiên ủy ban châu Âu ra thông báo yêu cầu các nước trong EU phải có các chính sách hữu hiệu hơn để giải quyết vấn đề người Gypsy. Tuy nhiên, các nước EU, nhất là Đức, tiếp tục trục xuất người Gypsy về Kosovo bất chấp yêu cầu và quy định của ủy ban châu Âu và Cao ủy LHQ về người tị nạn. Các chính sách nghiêm ngặt nhằm hạn chế người nhập cư vào Pháp tiếp tục được áp dụng. Tính đến tháng 8/2010, 1.000 người Gypsy được đưa trả về Romania và Bulgaria. Tháng 10/2010, Quốc hội Đức thông qua dự thảo luật nhập cư làm giảm quyền của người xin tị nạn và người di cư bất chấp sự chỉ trích của ủy ban chống tra tấn của LHQ và Tòa án nhân quyền châu Âu về các biện pháp bảo vệ không đầy đủ đối với các yêu cầu xin tị nạn khẩn cấp. Chính phủ Pháp cũng có một số sửa đổi trong dự luật không cho phép công dân EU được hưởng hệ thống phúc lợi của Pháp.

Bạo lực tiếp tục diễn ra tại Italia. Tháng 1/2010,11 công nhân di cư theo mùa bị thương nặng trong khỉ đang lái xe, vì bị bắn và tấn công trong 3 ngày ở Rosamo, Calabria. Hơn 1.000 người di cư rời khỏi thành phố sau khi có bạo lực, tất cả họ được nhân viên thực thi luật pháp đưa đi sơ tán. Người Gypsy tiếp tục phải chịu sự phân biệt đối xử, sự nghèo khổ và điều kiện sống hết sức tồi tệ ở các trại tị nạn hợp pháp và bất hợp pháp. Họ sống trong những nơi không chính thức và phải đối mặt với cưỡng ép tịch thu nhà cửa và nhận tiền để hồi hương. Tháng 10/2010, ủy ban quyền xã hội châu Âu của Hội đồng châu Âu công khai lên án Italia phân biệt đối xử với người Gypsy về nhà ở và tiếp cận công lý, hỗ trợ kinh tế và xã hội.

Tình trạng phân biết đối xử với người nhập cư và người Hồi giáo vẫn tồn tại ở Hà Lan. Lãnh đạo Đảng tự do Geert Wilders ra hầu tòa vì đã kích động phân biệt đối xử và thù hận đối với những người nhập cư Hồi giáo, những người không đến từ phương Tây, đặc biệt là người Moroco và cỏ những lời phỉ báng liên quan tới đạo Hồi.

Bất chấp Cao ủy LHQ về người tị nạn đã đề nghị không được đưa người tị nạn về miền Trung Nam Somali và người tị nạn có nguy cơ bị khủng bố về Libya, Chính phủ Hà Lan vẫn áp dụng một chính sách mới được thông báo  để trục xuất người tị nạn ra khỏi nước này.

Đức và các nước khác chưa nỗ lực thúc đẩy luật chống phân biệt đối xử của EU về tôn giáo, tuổi tác, khuyết tật và xác định giới tính, vẫn còn có những trở ngại từ cấp quốc gia trong việc chấm dứt phân biệt đối xử với người đồng tính nam/nữ, lưỡng tính và chuyển giới, trong đó có Hà Lan, nơi mà người chuyển giới chỉ có thể thay đổi giới một cách chính thức nếu họ trải qua phẫu thuật chuyển đổi giới tính, và ở Italia vẫn thiếu sự bảo vệ rõ ràng trước việc phân biệt đối xử về xác định giới tính, ủy ban châu Âu cũng đưa vấn đề của Ba Lan lên Tòa án công lý EU để giải quyết vì nước này không thực hiện chỉ thị về bình đẳng chủng tộc của EU. 40 nhóm nhân quyền liên minh với nhau đã phê phán dự luật này vì không bảo vệ trước sự phân biệt đối xử về giới tính, khuyết tật, tuổi tác, tôn giáo ở nhiều lĩnh vực.

Như vậy, có thể thấy những khó khăn mà người nhập cư vào các nước EU đang phải đối mặt trong việc thực hiện các quyền tiếp cận giáo dục và chỗ ở của họ, về quan điểm chính trị trong việc phân biệt đối xử, gia tăng bạo lực phân biệt chủng tộc và bài ngoại ở các nước này. Mặc dù EU không ngừng nỗ lực cải cách nhằm làm hài hòa các thủ tục xin tị nạn của người nhập cư, nhưng trên thực tế cho thấy có sự khác biệt và thiếu sót đáng kể giữa các nước trong cách thức giải quyết vấn đề này. Đã đến lúc các nhà lãnh đạo EU cần thống nhất để tìm ra cách giải quyết vấn đề nhập cư trong khuôn khổ luật pháp quốc tế về quyền con người để không gây ra những tác động tiêu cực tới an ninh trật tự của các nước thành viên, đồng thời đảm bảo các quyền cơ bản cho người tị nạn theo Hiến chương của LHQ.

Phong Linh

No comments:

Post a Comment