Friday, September 18, 2015

LÀN SÓNG BẠO LOẠN Ở THỤY ĐIỂN- HẬU QUẢ TỪ KHỦNG HOẢNG DI CƯ CHÂU ÂU

Hậu quả đầu tiên của cuộc khủng hoảng di cư châu Âu là làn sóng bạo lực nghiêm trọng được so sánh với tình trạng nội chiến, hay các chuyên gia quân sự gọi là “chiến tranh bạo loạn” ở Thụy Điển và không loại trừ khả năng sẽ bùng phát ở các nước khác. Loại hình “chiến tranh bạo loạn” đã từng diễn ra trong các biến động chính trị xã hội mang tên “Mùa Xuân Arập” và nay là các nước châu Âu.




Làn sóng di cư đang biến thành các cuộc bạo loạn

Thật trớ trêu chính nhiều nước châu Âu cùng với Mỹ đã từng cổ súy cho “Mùa Xuân Arập” để lật đổ chính thể ở các nước Tunisia, Egypt, Libya và hiện nay đang diễn ra ở Syria, thì nay, chỉ trừ Mỹ ra do ở xa cách biệt bên kia bờ Đại Tây Dương, bắt đầu được nếm trải “trái đắng” của “Mùa Xuân Arập”.

Chỉ cần xem qua băng ghi hình theo địa chỉ trang web sau đây cũng đủ thấy làn sóng bạo loạn đang diễn ra ở Thụy Điển, nơi người di cư tới trú ngụ khá đông. Còn một số nước Châu Âu và Ban Căng như Hunggary hay Serbia trên thực tế đã trở thành “trại tập trung” khổng lồ của những người di cư từ Bắc Phi-Trung Đông. 

В Швеции началась гражданская война: http://ru-an-info.livejournal.com/4058871.html

Theo thông tin mới nhất, làn sóng di cư ồ ạt từ Bắc Phi-Trung Đông sang châu Âu được tổ chức từ các trang mạng xã hội facebook và Twitter ở Mỹ và Anh! Toàn bộ hoạt động này được các tổ chức phi chính phủ của Mỹ trả tiền công.

Câu chuyện này lặp lai y nguyên "công nghệ" gây bạo loạn trong "Mùa xuân Arập" mà Ngoại trưởng Mỹ hồi đó là bà Hillary Cliton gọi là "cách mạng xã hội từ Internet"!


Nhân sự kiện thảm hoạ ngày 11-9-2001 ở Mỹ làm rung chuyển toàn thế giới, giới quân sự đã bàn tới chủ nghĩa khủng bố như là một "hình thái chiến tranh hiện đại". Tuy nhiên, những gì mà đa số mọi người giờ đây mới biết đến đã từng được nhiều chuyên gia quân sự dự báo vào cuối thế kỷ XX.

Một trong những người đầu tiên đưa ra dự báo về chiến tranh bạo loạn là Đại tá Quân đội Nga Hoàng Yevgeny Messner. Ông đã viết về loại hình chiến tranh này trong các tác phẩm với những tựa đề "Diện mạo chiến tranh hiện đại" (năm 1957), "Bạo loạn-một loại hình chiến tranh thế giới lần thứ ba" (năm 1960), "Sĩ quan hiện đại" (năm 1961), "Chiến tranh bạo loạn toàn thế giới" (năm 1971), xuất bản ở Arhetina và Mỹ.

Theo Yevgeny Messner, chiến tranh bạo loạn có những đặc điểm cơ bản khác với chiến tranh thông thường là: 
Lực lượng tham chiến chủ yếu không phải là quân đội mà là các đám đông dân cư.
Vũ khí chủ yếu không phải là pháo hay xe tăng mà là tâm lý đám đông.
Mục tiêu chủ yếu là gây rối và làm tê liệt khả năng phản kháng của đối phương.
Không có chiến tuyến rõ ràng.
Khó phân biệt các hành động phải-trái; tội ác hay lương thiện.
Mặt trận là môi trường chính trị, xã hội, kinh tế. 
Ngọc Tuấn 

No comments:

Post a Comment