Wednesday, September 16, 2015

CHẾ SÁT VÀ HÓA SÁT

Chế sát và hóa sát
    Người xưa, khi trạch cát, đoán ngày hung, ngoài việc xem số lượng và sức mạnh của cát thần, hung thần trong ngày, còn xem xét tường tận mức độ của cát, hung, việc sinh khắc, chế, hóa của ngũ hành xem có chế hay không chế, có thể hóa hay không thể hóa, để quyết định nên theo hay nên chống lại. Nguyên tắc chung là: Đại sát thì tránh, trung sát thì chế hoặc hóa, tiểu sát thì không cần quan tâm. Có nghĩa là, với các loại nguyên hung đại sát như Thái tuế, Tuế phá, Nguyệt kiến thì có thể tránh xa hoặc tìm cơ hội luồn lách vào chổ sơ hở của các thần sát trên. Đối với các hung thần loại trung như Tọa sát, Hướng sát, Nguyệt hình, Nguyệt hại, Bệnh phù, Tử phù, có thể dùng biện pháp “chế” hoặc “hóa” để đối phó. Còn đối với những tiểu sát bé vô danh thì không cần quan tâm đến. Việc “chế sát”, và “hóa sát” là cách xử lý linh hoạt thứ hai của cổ nhân khi trạch cát.
    Thế nào là “chế sát”? “chế sát” là phương pháp căn cứ vào ngũ hành của hung sát, dùng yếu tố tương khắc để kiềm chế đi. Sát thuộc Kim, ta dùng Hỏa để chế; thuộc Hỏa dùng Thủy để chế; thuộc Thủy dùng Thổ để chế; thuộc Thổ, dùng Mộc để chế; thuộc Mộc, dùng Kim để chế, ngũ hành của sát theo phương vị của sát quyết định, Thí dụ: Sát ở hướng Tây, Canh, Dậu, Tân thuộc Kim, ta dùng Bính, nếu được cả năm, tháng, ngày, giờ đều ta dùng Bính, nếu được cả năm, tháng, ngày, giờ đều là Bính là tốt nhất, lúc đó Kim sát sẽ bị Hỏa thần khắc, không có cách gì hoành hành được. Nếu sát ở phương Nam, Bính, Ngọ, Đinh thuộc Hỏa, ta dùng ngày Thủy Quý, Hợi... thì sẽ khắc phục được hung sát đó, biến hung thành cát.
    Thế nào là “hóa sát” ? Cũng căn cứ vào ngũ hành của hung sát, dùng yếu tố tương sinh, tương thân mà “hóa” đi. Sách Trạch Cát Hội yếu viết: “Nếu sát thuộc Mộc, ta dùng Hỏa, (tức chọn hướng Nam, là phương vị ứng với Hỏa), hoặc năm, tháng, ngày, giờ Bính, Ngọ, Đinh ứng với Hỏa, sẽ khiến Mộc sinh Hỏa dể sinh Thổ, sẽ trở thành tương thân, không những không khắc mà còn đem lại ân huệ.
    Nếu sát thuộc Thủy, ta cũng dùng Thủy, đồng loại tương thân nên hung sát sẽ trở thành thần phù trợ. Theo cách trình bày trong Trạch Cát Hội yếu, nếu hung sát ở hướng Đông Bắc, vị Dần ta dùng ngày Giáp (nếu được cả năm, tháng, ngày, giờ đều là Giáp thì tốt nhất). Một mặt, Giáp thuộc Mộc đồng loại tương thân; mặt khác, lộc của Giáp ở Dần, sát sẽ chuyển thành lộc của ta; dùng giáp Mệnh sẽ thành lộc của sinh mệnh nếu dùng Giáp sơn, Canh hướng, sẽ có lộc sơn hướng. Nếu hung sát ở hướng Bắc, vị Hợi thì dùng Dậu, Kỷ hoặc ngày Kỷ Dậu (nếu năm, tháng, ngày, giờ đều là Kỷ Dậu thì càng tốt). Ngưu (Mã) của Kỷ Hợi, thì sát sẽ trở thành ngựa của ta; dùng Sửu Mệnh của Kỷ Dậu, lại thành ngựa của sinh mệnh; dùng Sửu sơn hướng Kỷ Dậu, sẽ thành ngựa của sơn hướng. Những loại như thế, không những không hung ác, ngược lại, trở thành đại cát. Cho nên sách Trạch Cát thời xưa thường nói: “Nhược yếu phát, tu tam sát”, nghĩa là: “Muốn phát đạt, cần có ba hung thần”. Như vậy đủ thấy rằng hung thần cũng có thể biến thành cát thần, miễn là ta hiểu rõ tính tình và có cách đối đãi xử lý đúng. Nếu không biết cách đối đãi, sẽ dẫn đến hậu quả “bỏng tay vì chơi với lửa”.

    So sánh hai cách chế sát với hóa sát, người xưa cho rằng cách chế sátgiống như dùng lực để trị, chẳng may lực không thắng nổi thì sự nguy hiểm lại tăng gấp bội, dưa lại nhiều tai hại. Dù có hàng phục được hung thần, thì chẳng qua cũng là buộc hung thần không giáng họa. Mai mốt tình hình thay đổi, hung thần đó không khỏi vẫn ôm mối hận, sẽ trả thù ghê gớm hơn đến cả đời con cháu. Còn hóa sát, giống như dùng đức để thu phục người, như giặc cướp được triều đình chiêu an, trở thành những kẻ bề tôi trung quân Ái Quốc. Cho nên dân gian có câu “chế sát sao hay bằng hóa sát” và nói chung thường không khinh suất dùng cách chế sát.

No comments:

Post a Comment