Sunday, September 13, 2015

"XÚC TIẾN DÂN CHỦ" HAY CHIẾN TRANH KHỦNG BỐ?

Trong bài trả lời phỏng vấn báo “Izvestia” của Nga, Tổng thống Syria Bashar al-Assad nhận định một cách tự tin rằng những gì mà các lực lượng đối lập ở Syria đã và đang làm trong gần 3 năm qua tại quốc gia này hoàn toàn không có gì giống với “cải cách” hay “xúc tiến dân chủ” như các nước phương Tây vẫn cổ xúy, mà là đang 1 tiến hành cuộc chiến tranh khủng bố tàn bạo nhất, phức tạp nhất.



"Xúc tiến dân chủ" đã khiến hàng triệu dân vộ tội bị lâm vào cảnh chết chóc và lầm than triền miền


Điều cần cảnh tính lương tri nhân loại tiến bộ là các tổ chức tội phạm đang hàng ngày hàng giờ tiến hành cuộc chiến tranh khủng bố ở Syria, gây ra vô vàn đau thương mất mát cho dân thường ở quốc gia này, trong đó có hàng triệu người phải di tản sang các nước láng giềng, lại được chính những người từng tuyên bố về “cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố” đã và đang ra sức “bảo kê” và ủng 1 hộ toàn diện về chính trị, tinh thần, tiền bạc và vũ khí.

Tổng thống Syria Bashar al-Assad cho biết: “Nguyên nhân chủ yếu khiến cho hoạt động quân sự phải kéo dài chính là có quá nhiều tên khủng bố đến từ nhiều nước khác nhau đã thâm nhập và lan toả trên toàn lãnh thổ Syria. Mỗi tháng có tới hàng chục ngàn tên khủng bố xâm nhập vào lãnh thổ Syria và được nhận viện trợ tài chính và vũ khí từ bên ngoài. Quân đội Syria đã, đang và sẽ truy lùng để tiêu diệt khủng bố ở bất kỳ đâu trên lãnh thổ nước này”. Theo Mohamed Said Aqil, Đại sứ Syria ở Ucraina, trên lãnh thổ Syria hiện có quân đánh thuê và khủng bố đến từ 83 nước.

Tổng thống Syria Bashar al-Assad cho biết: “Vừa qua nhờ chính sách khoan hồng của chính phủ Syria và do nhận ra bản chất cuộc chiến tranh khủng bố tàn bạo mà các lực lượng đối lập tiến hành ở Syria, đã có hàng ngàn chiến binh đối lập từ bỏ vũ khí và quay trở về với người dân. Trong số họ có những người bị lừa dối thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, một số người khác buộc phải đi theo các lực lượng đối lập do bị đe doạ khủng bố. Hiện nay, Chính phủ Syria mở rộng cửa để đón tất cả những ai lầm đường lạc lối và quay trở lại bảo vệ đất nước”.

Hội nghị Geneve bàn về giải pháp chính trị cho cuộc xung đột Syria, Tổng thống Bashar al-Assad nhận định: “Đây là diễn đàn để đưa ra giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột này. Nhưng sẽ không thể có đối thoại chính trị chừng nào các tổ chức khủng bố vẫn nhận được sự viện trợ từ nước ngoài. Do đó, điều mà Syria trông đợi ở Hội nghị Geneve là gây áp lực đối với các nước tài trợ cho khủng bố Syria, yêu cầu họ chấm dứt hoạt động viện trợ vũ khí và tiền bạc cho các lực lượng khủng bố và các đội quân đánh thuê. Chỉ khi Syria chiến thắng trong cuộc chiến chống khủng bố mới có thể có được giải pháp chính trị để xác định tương lai của đất nước”. Nhiều chuyên gia phân tích chính trị quốc tế cho rằng, nhận định của Tổng thống Syria Bashar al-Assad là có lý bởi một khi Hội nghị Geneve đưa ra giải pháp dù hay đến mấy nhưng hàng chục tổ chúc khủng bố quốc tế và đội quân đánh thuê đến từ nhiều nước sẽ không thực hiện bởi chúng là các tổ chức “phi chính phủ”. Điều trớ trêu và nghịch lý là các lực lượng đối lập ở Syria hết sức ô hợp này bao gồm các tổ chức khủng bố quốc tế, đội quân đánh thuê và tội phạm lại được các nước trong nhóm “Những người bạn của Syria” công nhận là “đại diện hợp pháp duy nhất cho người dân Syria”.

Nhìn lại gần 3 năm qua, có thể thấy ngay từ đầu cuộc xung đột, Mỹ và đồng minh của họ trong và ngoài Trung Đông đã muốn can thiệp quân sự vào Syria theo “kịch bản Libya” nhưng đã 3 lần bị Nga và Trung Quốc bác bỏ mọi nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ có thể mở đường cho một cuộc can thiệp quân sự vào Syria.

Do đó, Mỹ và đồng minh chuyển sang chiến lược thực hiện “cuộc chiến qua tay người khác” thông qua việc ủng hộ toàn diện cho các lực lượng đối lập ở Syria để họ thực hiện cuộc chiến tranh tàn khốc nhất, kể cả chiến tranh khủng bố nhằm tiêu diệt Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Tuy nhiên, có thể thấy, tính đến thời điểm này, chiến lược “chiến tranh qua tay người khác” đang đứng trước nguy cơ bị phá sản vì nhiều lý do. 

Do không đạt dược mục đích lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad trong cuộc “chiến tranh qua tay người khác”, Mỹ và đồng minh trong và ngoài khu vực Trung Đông ráo riết chuẩn bị tiến hành “cuộc chiến tranh giải phẫu” bằng tên lửa và bom đạn có điều khiển chính xác cao từ xa tiến công ồ ạt nhằm phá hoại các mục tiêu trọng điểm quốc gia của Syria, kể cả nhằm mục đích tiêu diệt cá nhân Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Để thực hiện kế hoạch này, trong thời gian qua các nước phương Tây tiến hành cuộc chiến tranh thông tin rộng khắp nhằm tạo cớ cho cuộc chiến trạnh xâm lược Syria. Cao điểm của cuộc chiến tranh thồng tin này là các lực lượng đối lập ở Syria dựng lên sự kiện “Quân đội Syria sử dụng vũ khí hóa học sát hại hơn 1.000 dân thường ở ngoại ô Thủ đô Damuscus” trong ngày 21-8-2013. Chính phủ Syria đã nhiều lần tuyên bố khẳng định, thông tin về việc sử dụng vũ khí hóa học tại Crhouta là hoàn toàn bịa đặt.

Trên cơ sở phân tích và tổng hợp nhiều nguồn tin khác nhau, nhiều chuyên gia phân tích chính trị quân sự quốc tế cho rằng quân đội Syria không có bất kỳ lý do nào để sử dụng vũ khí hóa học. Các chuyên gia phân tích cũng khẳng định, do đứng trước nguy cơ thất bại, các lực lượng đối lập ở Syria quyết định sử dụng vũ khí hóa học nhằm mục đích đánh lạc hướng điều tra của đoàn thanh sát viên của LHQ; tạo ra màn hỏa mù đề che đậy hoạt động ráo riết của các lực lượng đặc nhiệm một số nước phương Tây đột nhập vào lãnh thổ Syria để phối hợp hành động với phe đối lập nhằm tàn phá các mục tiêu then chốt trên lãnh thổ Syria, trong đó có mục tiêu sát hại cá nhân Tổng thống Syria Bashar al- Assad; phá hoại Hội nghị Geneve về Syria (đã diễn ra từ 13 đến 15-9); tạo cớ để lặp lại kịch bản chiến tranh Iraq năm 2003 ở Syria. 

Sau 3 ngày đàm phán (từ 13 đến 15-9) tại Geneve (Thụy Sĩ), Nga, Mỹ và LHQ đã đạt được những bước tiến quan trọng trong việc giải quyết cuộc nội chiến kéo dài gần 3 năm qua tại Syria mà không cần đến một cuộc tấn công quân sự. Theo các nhà phân tích, trong bối cảnh hiện nay, hội nghi Geneve 2 là sự lựa chọn sáng suốt cho cả các bên xung đột ở Syria và các nước lớn cần phải đặc biệt quan tâm để tránh lặp lại những sai lầm của quá khứ như chiến tranh Iraq, Kosovo... Tuy nhiên, sau khi LHQ có kết luận chính thức về việc vũ khi hóa học đã được sử dụng trong vụ tấn công tại khu vực Ghouta, thuộc ngoại ô thủ đô Damacus thì Mỹ và đồng minh lại đưa ra những tuyên bố đòi phải có những nghị quyết cứng rắn hơn của LHQ đối với Syria. Trong một tuyên bố, cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Susan Rice ngày 16-9 đã cảnh báo: Mỹ vẫn sẽ sẵn sàng hành động nếu các giải pháp ngoại giao về Syria thất bại. Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Obama vẫn ra một sắc lệnh cho phép cung cấp viện trợ quân sự phi sát thương cho lực lượng đối lập Syria. Trước đó thì để chuẩn bị tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Syria, Lầu Năm Góc đã bố trí sẵn một lực lượng hải quân và không quân hùng hậu tới khu vực gần Syria, sẵn sàng tấn công các mục tiêu trọng điểm của Syria một khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đưa ra quyết định hành động. Theo kế hoạch này, hải quân Mỹ đã điều thêm tàu chiến mang tên lửa “USS Mahan” tới vùng biển Địa Trung Hải, cùng với 3 tàu khu trục khác hiện đang được triển khai ở khu vực này, gồm các tàu “USS Gravely”, “USS Barry” và “USS Ramage”. Mỗi tàu chiến được lắp 50- 60 tên lửa hành trình Tomahawk. Ngoài ra, còn có tàu ngầm “Ohio” mang theo 150 Tomahawk, ở khu vực Vùng Vịnh, Mỹ có có 2 tàu sân bay “Nimitz” và “Truman” được trang bị 100 máy bay chiến đầu và 200 tên lửa Tomahawk. Ngoài ra, Mỹ còn có các căn cứ máy bay không người lái.

Có thể nói, đến thời điểm này, cỗ máy chiến tranh của Mỹ và NATO ở Syria chưa hẳn đã được dỡ bỏ hoàn toàn, những người còn có lương tri trên thế giới vẫn có thể lại phải đau lòng chứng kiến thêm một quốc gia nữa bị tàn phá tiếp theo sau Libya, trong làn sóng biến động chính trị - xã hội được chính các nước phương Tây gọi bằng một cái tên rất mỹ miều là “Mùa xuân Arab”. Nếu cuộc chiến tranh xâm lược Syria do Mỹ và đồng minh tiến hành, thì nó sẽ đẩy quốc gia này - một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, vào thảm cảnh bị tàn phá. Cuộc chiến này thêm một lần nữa sẽ phơi bày toàn bộ bản chất của những lời rao giảng về “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền”, “trách nhiệm bảo vệ nhân đạo” và “chống khủng bố” mà một số nước phương Tây vẫn gieo rắc khắp thế giới. Điều đáng lo ngại hơn là, hành động của Mỹ tấn công quân sự Syria với cái cớ đó chính họ phối hợp với các lực lượng đối lập tạo dựng lên, bất chấp luật pháp quốc tế, là tiền lệ vô cùng nguy hiểm. Theo Điều 42 của Chương 7 Hiến chương LHQ, chỉ có Hội đồng Bảo an LHQ mới có thẩm quyền quyết định cho phép sử dụng vũ lực. Quyết định này phải được tối thiểu 9/15 nước thành viên Hội đồng Bảo an LHQ bỏ phiếu thuận, trong đó 5 nước thành viên thường trực (Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc) không bỏ phiếu phủ quyết. Rồi đây, với cách thức tự tạo cớ để phát động chiến tranh như ở Syria, không loại trừ khả năng Mỹ sẽ sẵn sàng tạo cớ và đơn phương phát động chiến tranh nhằm vào Iran hay bất kỳ quốc gia nào khác. Hành động này của Mỹ sẽ đưa nguy cơ chiến tranh lan rộng, đẩy nhiều quốc gia khác vào tình cảnh bị tàn phá và bất ổn, khiến hàng triệu dân vộ tội bị lâm vào cảnh chết chóc và lầm than triền miền.

Ngọc Tuấn

No comments:

Post a Comment