Chúng ta đang sống giữa xã hội cái tình cái lý đan xen lẫn nhau, văn hóa con người Việt là vậy, thấy nghèo thì thương thấy khó khăn thì giúp dù chưa biết đúng sai, suy cho cùng thì đó cũng xuất phát từ tình thương người, tình đồng bào máu mủ, tình đồng chí đồng đội. Nhưng nếu cái tình đáng quý đó nếu không được định hướng và dựng lại đúng lúc thì nó sẽ tác động xấu cho xã hội, tạo thành tiền lệ dựa vào lòng thương của người khác.
Đặng Thị Huyền Trang (SN 1997) xóm 14 (xã Nghi Liên, TP Vinh, Nghệ An) đỗ đại học, nữ sinh chỉ dám khoe giấy báo lên bàn thờ cha mẹ rồi giấu kín |
Một cậu bé Hào anh bị chủ đầm tôm đánh đập tàn nhẫn mọi người chung tay ủng hộ, và chủ đầm tôm phải trả giá cho những hành vi của mình bằng bán án đích đáng, nhưng khi thoát khỏi động quỷ đó trở thành một thanh niên có tiền, những đồng tiền của sự giúp đỡ từ xã hội thì Hào Anh sa vào con đường ăn chơi trác táng, thâm chí đuổi cả bố mẹ đẻ ra khỏi nhà, một lần nữa xã hội lại đứng trước luồng dư luận mới, họ phân vân rằng liệu những trường hợp tiếp theo như Hào Anh chúng ta có nên giúp đỡ nữa hay không khi mà cái gương đã bày ra trước mắt?
Chúng ta thường nghĩ rằng cứ ban phát tình thương thì ắt người đó sẽ tốt lên, mà không hiểu rằng nếu cứ đem tình thương đi ban phát thì chưa hắn đã nhận lại một thành quả đẹp. Các cụ từng nói "Nên cho cái cần câu chứ đừng cho con cá" sự việc Hào Anh khi chúng ta cho cậu ấy con cá quá to đến nỗi cậu ấy ăn xong con cá đó rồi và không biết phải sử dụng cách nào đế bắp tiếp con cá khác, muốn có tiền tiêu xài cậu ấy lại đâm vào vòng lao lý.
Cách đây hơn một năm chúng ta từng chứng kiến một cậu bé đạp chiếc xe 300km ra Hà Nội dự thi, dù không đỗ nhưng dưới áp lực của dư luận cậu ấy vẫn vào được Sỹ Quan Thiết Giáp, nhưng điều đáng buồn thay, nếu trở thành một sỹ quan giỏi thì đó cũng là một tấm gương có nghị lực vượt khó, nhưng sau một tuần nhập học cậu ấy phát bệnh phải cho ra quân, âu đó cũng là hậu quả dưới áp lực dư luận.
Sự việc gần đây nhất đó là hai thí sinh Nhi và Ngà bị trượt trong kỳ thi vừa qua vào trường công an vì lý do lý lịch, nếu chúng ta cứ chiếu theo luật hai thí sinh đó rớt, nhưng không, một lần nữa cả xã hội đồng thanh tâm thư dưới áp lực dư luận Bộ Công an đã phải nhận 2 thí sinh này vào, nhưng xã hội lại không biết rằng, chính sự thái quá đó có thế giết chết một ước mơ một hoài bão, thậm chí cả sự nghiệp của một con người, nếu tôi là hai thí sinh đó tôi sẽ từ chối không vào trường đó thậm chí phải về quê chăn bò, sự việc đó cũng có thế tạo tiền lệ không tốt về sau khi cơ chế xin cho và lòng vị tha của xã hội đã lấn át lý trí cũng như quy định của pháp luật.
Riêng bản thân tôi nói gì thì nói chửi gì thì chửi rồi nhưng vẫn mong cho hai em ấy học hành nên người, đừng đến hình ảnh cậu bé Hào, hay chàng Tăng thiết giáp lẫn nữa, nhưng định kiến cũng như mặc cảm con người khó xóa bỏ lắm, dưới áp lực của những học viên cùng khóa liệu 2 thí sinh vừa qua có đủ bãn lĩnh để vượt qua?
Xã hội chúng ta đang đứng giữa 2 con đường, tình và lý, quyền lợi lúc nào cũng muốn phải công bằng, nhưng nghĩa vụ thì lúc nào cũng cần phải có lòng vị tha bao dung độ lượng giải quyết sự việc phải thế nào cho hợp tình hợp lý vẹn cả đôi đường mới chịu.
Ở một khía cạnh khác chúng ta lại đỗi đãi quá công bằng với người này mà bất công quá với người kia? Tại sao mấy trường sẵn sàng nhận Bùi Kiều Nhi cấp học bổng thậm chí trải thảm đỏ cho Nhi vào học, nhưng cô ấy không thèm phải vào Công an bằng được?
Tại sao một nữ sinh đỗ đại học Luật lại không được đi học chí vì nghèo? Bởi đơn giản cô ấy không thi Công an, không được lên báo rậm rộ, không tâm thư kể lễ như những thí sinh khác chăng?
Đọc thêm: Nghệ An: Đỗ đại học, nữ sinh chỉ dám khoe giấy báo lên bàn thờ cha mẹ rồi giấu kín
Linh Nguyễn
Đọc thêm: Nghệ An: Đỗ đại học, nữ sinh chỉ dám khoe giấy báo lên bàn thờ cha mẹ rồi giấu kín
No comments:
Post a Comment