Theo từ điển Tiếng Việt quyền tự do dân chủ là quyền chính trị - dân sự của công dân được pháp luật thừa nhận và bảo vệ; mỗi chế độ, mỗi nhà nước đều có những quy định về quyền tự do dân chủ của công dân theo chế độ chính trị của Nhà nước đó. Ở Việt Nam, quyền tự do dân chủ là một trong những quyền cơ bản của công dân, bao gồm: quyền tự do đi lại và cư trú, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, lập hội, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền bất khả xâm phạm về chổ ở, thân thể … Hiến pháp Việt Nam từ năm 1946, 1959, 1980, 1992 và Hiến pháp 2013 đều có những quy định về quyền tự do dân chủ của công dân; Nhà nước có các sắc luật, Sắc lệnh, Luật, pháp lệnh bảo đảm quyền tự do dân chủ của công dân, cấm việc lợi dụng quyền tự do dân chủ để vi phạm pháp luật, xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Người dân Trung Đông đang phải chịu hậu quả tử kiểu "dân chủ, nhân quyền" do Mỹ và phương Tây áp đặt lên nước họ |
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học xã hội nhân văn, giá trị đích thực của quyền tự do dân chủ được toàn thể nhân loại thừa nhận hiện nay là sự kết tinh từ những giá trị văn hóa truyền thống cao đẹp của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, hiện nay tại nhiều vùng trên thế giới còn rất nhiều người bị mất hoặc bị xâm hại đến quyền tự do dân chủ, nạn đói xảy ra triền miên là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thực thi các giá trị tự do dân chủ. Tình trạng người dân không được tiếp cận với chăm sóc y tế, giáo dục, việc làm, được trả lương thấp hoặc không được đảm bảo về an ninh kinh tế, văn hóa – xã hội, bất bình đẳng xã hội … xảy ra ở nhiều nước, thậm chí ở một số nước phát triển. Theo thống kê của Bộ lao động Mỹ, số người thất nghiệp ở Mỹ năm 2012 là 7.7%
Những nghiên cứu xã hội học gần đây cho tháy, rất nhiều người ở nhiều nước khác nhau trên thế giới bị phủ nhận các quyền tư do dân chủ một cách có hệ thống. Đôi khi người ta phủ nhận rằng, việc phủ nhận các quyền ấy là để kích thích tăng trưởng kinh tế. Thậm chí một số người còn ủng hộ hệ thống chính trị tàn nhẫn, phủ nhận các quyền dân sự, chính trị cơ bản, với lý do các hệ thống ấy có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội; luận điểm này được gọi là “luận điểm Lee”. Những so sánh của nhóm này được coi là rất công phu và toàn diện nhưng cũng không đưa ra được bất kỳ xác nhận nào về giá trị của các luận điểm đó, ngược lại chế độ chính trị ở một số nước Trung Đông, Bắc Phi là nguyên nhân chính đẩy lùi sự phát triển kinh tế ở các nước này. Thực tiễn đã chứng minh tăng trưởng kinh tế luôn gắn liền với chế độ xã hội có môi trường kinh tế thân thiện, có tự do dân chủ với những giá trị đích thực chứ không phải là một chế độ chính trị tàn bạo, độc tài, bưng bít.
Sự thiếu đảm bảo về an ninh kinh tế cũng dẫn đến những tác động, ảnh hưởng hoặc có liên quan đến sự thiếu đi các quyền tự do dân chủ. Thực tế cho thấy hoạt động của một chế độ xã hội bảo đảm quyền tự do dân chủ có thể ngăn chặn được các nạn đói và các tai họa kinh tế khác. Những người cầm quyền độc tài, bản thân họ rất ít khi chịu ảnh hưởng bởi nạn đói hoặc những tai họa kinh tế khác, vì thế thiếu sự khuyến khích thực hiện các biện pháp ngăn ngừa. Ngược lại, chính phủ được cho là có nền dân chủ tiên tiến cần phải giành thắng lợi trong các cuộc bầu cử, phải đối mặt với sự chỉ trích của quần chúng, do đó họ mạnh mẽ thực hiện các biện pháp ngăn chặn nạn đói hay những tai họa về kinh tế, môi trường, xã hội có thể xảy ra.
Lịch sử thế giới đã chứng minh, hầu hết không có nạn đói khủng khiếp nào xảy ra ở nước thực thi dân chủ tiên tiến, bất kể ở đó là một nước có nền kinh tế phát triển hay không? Nạn đói thường xảy ra ở các nước thuộc địa bị cai trị bởi của chủ nghĩa thực dân (Việt Nam từ năm 1945, ở Campuchia trong những năm 1970) hoặc ở các nước có chế độ quân phiệt độc tài như Etiopia, Somalia… Hiện nay, vẫn còn một số nước đi đầu trong liên minh của nạn đói đó là Bắc Triều Tiên, Sudan hay các nước nghèo ở Bắc Phi, Trung Đông là những ví dụ điển hình về chế độ độc tài, thiếu tự do dân chủ. Quyền tự do dân chủ là nhân tố cấu thành quyền tự do con người, sự phủ nhận quyền tự do dân chủ là sự cản trở quá trình phát triển đời sống kinh tế, xã hội. Những sự lạm dụng một cách quá mức hoặc lợi dụng các quyền tự do dân chủ để áp đặt hoặc xác định cái gọi là “giá trị chuẩn mực về quyền tự do dân chủ theo kiểu Phương Tây” thì xã hội đó sẽ có tỉ lệ thuận với mâu thuẫn, bạo lực, khủng bố đối với chế độ xã hội của họ như đang diễn ra tại một số nước trên thế giới hiện nay.
Những nghiên cứu, phân tích cho thấy quyền tự do dân chủ có vai trò là nền tảng cơ bản cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Vì vậy, có thể khẳng định mỗi người được sống trong môi trường hòa bình, thân thiện, được thừa hưởng những giá trị đích thực của một nền tự do dân chủ sẽ là động lực phát triển cho chính bản thân họ và có tác động phát triển năng lực con người; mặt khác, định hướng lệch lạc cũng có thể chịu ảnh hưởng tác động ngược lại của công chúng. Mối quan hệ hai chiều này có ý nghĩa căn bản đối với sự phát triển của chế độ xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Có hai lý do riêng biệt cho thấy tầm quan trọng then chốt của quyền tự do dân chủ đối với sự phát triển của một chế độ xã hội. Một là, trong cách tiếp cận mang tính quy chuẩn, các quyền tự do cá nhân thiết yếu được coi là tối quan trọng. Theo quan điểm này, sự thành công một xã hội cần phải được đánh giá chủ yếu bởi các quyền tự do thiết yếu mà các thành viên trong xã hội ấy được thụ hưởng, lập trường đánh giá này khác khác với trọng tâm có tính chất thông tin cả cách tiếp cận quy chuẩn truyền thống chẳng hạn như tính hữu ích hoặc tự do thủ tục. Hai là, quyền tự do dân chủ có ý nghĩa tối quan trọng không chỉ là cơ sở để đánh giá sự thành công hay thất bại mà còn là nhân tố quyết định chủ yếu sáng kiến cá nhân và tính hiệu quả của xã hội.
Trở lại một số vấn đề có liên quan đến quyền tự do dân chủ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, theo nội dung Nghị quyết H.R.1410 và H.R.484 của Hạ viện Mỹ về cái gọi là “Tình hình dân chủ nhân quyền ở Việt Nam có dấu hiệu đáng lo ngại với việc có thêm nhiều người bị bỏ tù vì bất đồng chính kiến, trong đó có Lê Công Định, Nguyễn Văn Lý, Tạ Phong Tần, Nguyễn Tiến Trung, Bùi Thị Minh Hằng … Việt Nam cần cải thiện tình hình dân chủ nhân quyền nếu muốn xây dựng một mối quan hệ tốt giữa Việt Nam và Hoa Kỳ”. Thế giới gọi đây là lối chơi áp đặt, thiếu công bằng, dân chủ của người Mỹ. “Pháp có quốc pháp, gia có gia quy”, Việt Nam xử lý nghiêm khắc đối với những trường hợp vi phạm pháp luật, đi ngược lại lợi ích của dân tộc Việt Nam hoàn toàn dựa trên Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, cũng như phù hợp với các điều ước quốc tế; là những vấn đề mang tính chất nội bộ của Việt Nam mang tính chất răn đe, ngăn chặn, đập tan ảo tưởng, âm mưu của các thế lực thù địch, lợi dụng các quyền tự do dân chủ để tiến hành chống Việt Nam. Hạ viện Mỹ không nên vì sức ép của một số hạ nghị sỹ có tư tưởng cực đoan, thiếu thiện chí hay vì sức ép các thế lực thù địch chống mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ để đưa ra các nghị quyết mang tính phiến diện; nước Mỹ hãy tự soi lại bản thân mình trước khi mang cái gọi là “giá trị chuẩn mực về tự do dân chủ theo kiểu Mỹ và phương Tây” đi áp đặt cho nước khác.
Hải Trang
No comments:
Post a Comment