Saturday, September 19, 2015

ÔNG FRANK JANNUZI: "THỪA NHẬN CÁC BÁO CÁO VỀ VIỆT NAM THIẾU CHÍNH XÁC

Phó Giám đốc Điều hành Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International - AI), ông Frank Jannuzi đã thăm và làm việc tại Việt Nam. Trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, ông Frank Jannuzi đã làm việc với nhiều cơ quan, tổ chức như: Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền của Chính phủ, Ban Tôn giáo Chính phủ, ủy ban Đối ngoại Qụốc hội, Vụ các tổ chức quốc tế và Vụ Châu Mỹ (Bộ Ngoại giao), Viện Nghiên cứu Quyền con người (Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh), Viện Nghiên cứu Tôn giáo (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam), sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, làng trẻ Hòa Bình (Thành phố Hồ Chí Minh), Đại sứ quán một số nước tại Hà Nội, một số tổ chức phi chính phủ nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, Hội thánh Tin lành Việt Nam miền Bắc, Hội thánh Tin lành Việt Nam miền Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, gặp Hồng y Phạm Minh Man, Phạm Hồng Sơn (phạm tội gián điệp, ngày 26-8-2003 bị Tòa án nhân dân tối cao tuyên phạt 5 năm tù giam và 3 năm quản chế; tháng 8-2006 được đặc xá, tha tù) và Nguyễn Văn Đài (phạm tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam, ngày 11-5-2007 bị Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên phạt 5 năm tù giam). Mục đích chuyến thăm của ông Frank Jannuzi là nhằm lắng nghe, đối thoại để hiểu về quan điểm, chính sách, cách tiếp cận, ưu tiên của Việt Nam đối với vấn đề nhân quyền, từ đó tìm kiếm khả năng hợp tác trong lĩnh vực này.


Ông Frank Jannuzi tiếp xúc với Nguyễn Văn Đài, Phạm Hồng Sơn

Tại các buổi làm việc với các cơ quan của Việt Nam, ông Frank Jannuzi đánh giá cao thiện chí của Việt Nam đã cho phép đại diện của AI được thăm Việt Nam, coi đây là bước đi có tính đột phá rất tích cực trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam. Cá nhân ông cảm ơn và đánh giá rất cao thiện chí, sự cởi mở của Chính phủ Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để ông được tiếp xúc với nhiều thành phần, cơ quan, tổ chức, cá nhân để ông có cái nhìn khách quan nhất về mọi mặt đời sống ở Việt Nam; đồng thời ghi nhận sự thẳng thắn, cởi mở, minh bạch của các cơ quan Việt Nam trong quá trình tiếp xúc, trao đổi.
Ông Frank Jannuzi cho rằng, sự phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam thời gian qua đã đảm bảo ngày càng tốt hơn cuộc sống cũng như các quyền của người dân. Thừa nhận, nhân quyền, tiến bộ và phát triển kinh tế - xã hội luôn đi liền với nhau, tôn trọng và đảm bảo các quyền con người, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ông Frank Jannuzi cho biết, mỗi nước đều có hoàn cảnh đặc thù riêng nên có cách tiếp cận, ưu tiên khác nhau trong mỗi giai đoạn phát triển cụ thể, do vậy cách tiếp cận của AI đối với việc đảm bảo quyền con người ở Việt Nam là từng bước. Cá nhân ông đánh giá cao sự nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc đảm bảo quyền cho mọi người dân. Mặc dù cho rằng việc đảm bảo quyền con người ở Việt Nam còn có một vài điểm chưa hoàn thiện nhưng người đại diện cho AI cũng thừa nhận, đây không phải cá biệt riêng Việt Nam mà tất cả các nước, ngay cả Anh, Mỹ cũng còn tồn tại rất nhiều vấn đề về vi phạm nhân quyền.

Các cơ quan Việt Nam đã thẳng thắn trao đổi những thông tin mà người đại diện AI quan tâm. Khẳng định chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng, thúc đẩy và đảm bảo các quyền con người, sẵn sàng đối thoại về các vấn đề nhân quyền trên cơ sở xây dựng, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau; cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật và thực tiễn đảm bảo các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân; nêu rõ thực tiễn sinh động về việc đảm bảo quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, internet, tự do tôn giáo. Bên cạnh đó, các cơ quan cũng thẳng thắn thừa nhận và chia sẻ những khó khăn, thách thức để có thể đảm bảo tốt hơn các quyền con người ở Việt Nam trong thời gian tới.

Các cơ quan của Việt Nam cũng thẳng thắn phê phán một số tổ chức, trong đó có cả AI thời gian qua đã có những báo cáo, nhận xét thiếu khách quan, dựa trên những thông tin sai lệch, một chiều, không phản ánh đúng tinh hình thực tế về nhân quyền ở Việt Nam. Các cơ quan của Việt Nam đề nghị AI nên tham khảo ý kiến chính thống của Việt Nam trước khi đưa ra báo cáo hay nhận xét liên quan.

Thực tế thời gian qua, còn có một số tổ chức, cá nhân cóp nhặt rồi đưa ra thông tin một chiều; áp đặt cách nhìn một chiều; một số tổ chức, cá nhân người Việt ở nước ngoài còn mang tư tưởng hận thù đã lợi dụng chính sách mở cửa của Việt Nam, lợi dụng dân chủ, nhân quyền để phá hoại an ninh, trật tự xã hội. Việc các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam xử lý những hành động như vậy là cần thiết nhằm đảm bảo an ninh của Việt Nam và hoàn toàn phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về nhân quyền. Các cơ quan của Việt Nam khẳng định, những cá nhân bị xử lý mà AI quan tâm đều là những người vi phạm pháp luật Việt Nam. Trước, trong và sau quá trình bị xử lý, các cá nhân này đều được Nhà nước Việt Nam đối xử bình đẳng như mọi công dân Việt Nam khác, hoàn toàn không có sự phân biệt đối xử vì tôn giáo hay bất đồng chính kiến.

Các cơ quan Việt Nam cũng chỉ rõ trách nhiệm của Mỹ trong việc giải quyết vấn đề nạn nhân chất da cam/dioxin, rà phá bom mìn, vật liệu chưa nổ sau chiến tranh, đồng thời đề nghị ông Frank Jannuzi sau chuyến thăm sẽ cung cấp thông tin khách quan, tác động để Chính phủ Mỹ cũng như các tổ chức ở Mỹ hiểu đúng về chính sách và tình hình nhân quyền của Việt Nam; tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa nhằm thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong thời gian tới.

Thừa nhận các báo cáo của AI về Việt Nam còn chưa đầy đủ, thiếu chính xác do sử dụng nguồn thông tín thứ cấp, không qua kiểm chứng, ông Frank Jannuzi mong muốn, thời gian tới Việt Nam tiếp tục cho phép các chuyên gia của AI đến thăm Việt Nam. Đại diện của AI đã cam kết, từ nay AI chỉ tiến hành các hoạt động đối thoại, hợp tác, đánh giá, nghiên cứu, nhận định về tình hình Việt Nam khi được sự cho phép của Chính phủ Việt Nam; chỉ đưa ra các thông cáo về tình hình Việt Nam dựa trên các nguồn thông tin chính thống của Việt Nam, được Chính phủ Việt Nam công nhận hoặc thông qua những đánh giá minh bạch, công khai được Chính phủ Việt Nam cho phép tiến hành; cam kết hỗ trợ Việt Nam trong đấu tranh đòi công bằng cho nạn nhân chất da cam/dioxin, yêu cầu các bên liên quan hỗ trợ rà phá bom mìn, vật liệu chưa nổ tại Việt Nam.

Theo ông Frank Jannuzi, mục tiêu, tôn chỉ AI không phải là thúc đẩy, rao giảng các giá trị dân chủ, nhân quyền của Mỹ và phương Tây, mà là thúc đẩy các tiêu chuẩn phổ cập về quyền con người như được nêu trong Tuyên ngôn Nhân quyền năm 1948 của LHQ; AI độc lập với các chính phủ và luôn cố gắng công bằng trong việc đánh giá tình hình nhân quyền các nước, không ủng hộ bất cứ chính phủ, tổ chức, cá nhân có hoạt động chống phá, lật đổ chính quyền các nước; chỉ quan tâm đến vấn đề nhân quyền, không quan tâm đến thể chế chính trị hay chế độ chính quyền ở các quốc gia; luôn thông báo một cách chính thức, công khai và chỉ tiến hành các hoạt động đánh giá, khảo cứu, hợp tác, đối thoại khi được Chính phủ các nước sở tại cho phép. Mặc dù giới thiệu về AI như vậy nhưng cá nhân ông Frank Jannuzi không dám hứa các báo cáo của AI trong tương lai sẽ thôi chỉ trích Việt Nam. Ông cho biết đây là đặc điểm chung của các tổ chức phi chính phủ hoạt động về nhân quyền, hơn nửa quan điểm và thái độ chung của AI từ trước tới nay thường rất bào thủ và chưa hài lòng tuyệt đối với tình hình nhân của bất kỳ quốc gia nào.

Hoàng Trường

No comments:

Post a Comment