Không bằng lòng trước kết quả bầu cử Quốc hội khóa V, đảng đối lập Cứu quốc Campuchia (CNRP) đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản đối, tẩy chay kết quả bầu cử. Động thái của CNRP khiến tình hình chính trị - xã hội ở Campuchia trở nên phức tạp hơn nhưng trên hết, nó cũng cho thấy một trào lưu đáng lên án hiện nay tại nhiều quốc gia. Đó là khi các yêu sách không được thực hiện, các cuộc biểu tình núp bóng tranh giành quyền lực đã được dựng lên, không chỉ làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia mà còn tạo nên những bất ổn không đáng có trong khu vực.
Campuchia tuyên án 11 thành viên đảng đối lập vì nổi loạn |
Những gì mà giới phân tích thế giới đã nêu ra trước và sau cuộc bầu cử Quốc hội khóa V ở Campuchia, tình hình nước này đang trở nên đáng quan ngại khi đảng CNRP tiếp tục có những động thái gọi là “cố đấm án xôi”. Nói thế bởi lẽ khi NEC đã công bố chính thức kết quả bầu cử với phần thắng nghiêng về phía đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền, các tổ chức chính trị - xã hội nước ngoài cũng khẳng dinh rằng cuộc bầu cử này là hoàn toàn công bằng, dân chủ, CNRP vẫn tiếp tục đâm đơn kiện NEC lên tòa án thành phố Phnom Penh với cáo buộc “giả mạo kết quả bầu cử’ và “vi phạm luật bầu cử’.
Chưa hết, CNRP còn tuyên bố tổ chức các cuộc biểu tình lớn tại Thủ đô và đe dọa tẩy chay cuộc họp Quốc hội khóa V. Trên thực tế, việc khiếu kiện là rất bình thường. Nhưng khi các khiếu kiện đã được giải quyết một cách công minh thì người kiện cũng cần phải có một thái dộ đúng mực. Bản thân Chủ tịch NEC Im Suasday khi được hỏi về việc khiếu kiện của CNRP cũng đã nhiều lần bày tỏ quan điểm rằng, kiên tụng là quyền của CNRP nhưng phải tuân thủ những quy định của pháp luật và ông sẵn sàng chờ đợi ý kiến từ tòa án. Ông Im Suasday cũng khẳng định, NEC không làm gì sai trái trong phạm vi quyền hạn của mình.
Thế nhưng, cái đáng nói ở đây là thái độ và quan điểm của CNRP. Trong một dân tộc, việc quan trọng nhất là đoàn kết toàn dân, chính trường yên ấm. Nhưng CNRP lại không muốn như vậy. Đảng này đã không ít lần từ chối thẳng thừng đề nghị của NEC về việc tham gia nhóm công tác chung giải quyết các khiếu kiện nảy sinh từ sau cuộc bầu cử. Ngay cả khi, NEC nhấn mạnh rằng trên tinh thần trách nhiệm và xây dựng trong việc tạo ra cơ chế làm việc minh bạch, CPP và CNRP cần thực hiện thỏa thuận tham gia nhóm làm việc chung giải quyết khiếu nại trong quá trình tổ chức bầu cử Quốc hội Campuchia khóa V, CNRP vẫn tiếp tục gây khó dễ. Đảng này chính là nơi đầu tiên kêu gọi điều tra lại kết quả bầu cử nhưng cũng là thành phần cố chấp nhất khi liên tục từ chối tham gia thành phần tổ công tác với những lý do không đáng có. Thậm chí, khi thành phần tổ công tác đã được mở rộng theo tuyên bố của Chủ tịch đảng Sam Rainsy, CNRP lại tiếp tục tìm cớ khác để thoái thác rồi từ đó có những động thái gây nhũng nhiễu trên chính trường.
Chưa hết, cay cú với việc không nhận được sự ủng hộ của người dân, Chủ tịch đảng CNRP Sam Rainsy còn có một hành động không thể chấp nhận được là chà đạp lên lịch sử, bôi xấu một dân tộc khác là bạn tốt của Campuchia trong giữ gìn hòa bình và phát triển đất nước. Nghĩa là, chỉ vì cái ghế quyền lực, vì cái lợi cho bản thân, ông Sam Rainsy đã chà đạp lên tinh nghĩa láng giềng bao năm giữa Campuchia và Việt Nam. Phát ngôn của ông Sam Railisy rằng “Hà Nội từng lấn chiếm đất đai của Campuchia" không chỉ vô lý mà còn gây tổn hại tới mối quan hệ Việt Nam - Campuchia, xúc phạm tới tình cảm thiêng liêng giữa nhân dân hai nước được tạo nên bằng cả máu xương và nước mắt. Tất nhiên, con người ta có quyền đưa ra những phát ngôn của mình, của đảng mà mình đứng đầu nhưng nếu những tuyên bố ấy đi ngược lại sự thật lịch sử; mang tính khiêu khích, xúc phạm tới tình hữu nghị Việt Nam - Campuchia, thì chắc chắn sẽ không thể nhận được sự đồng tình cùa dư luận trong và ngoài nước. Bằng chứng là ngay sau khi Chủ tịch CNRP đưa ra những tuyên bố “cạn tình” như vậy, Chính phủ và các lãnh đạo cấp cao của Campuchia đều khẳng định lại rằng, Việt Nam là một trong những người bạn tốt nhất của Campuchia; Việt Nam và Campuchia không thể trở thành kẻ thù, mà phải luôn là đối tác trong giữ gìn hòa bình, cùng phát triển...
Những câu chuyên ở Campuchia cũng chỉ là một ví dụ nhỏ về những gì đang diễn ra ở một số quốc gia, nơi mà có những kẻ đặt quyền lợi của mình lên trên lợi ích của dân tộc dẫn đến những nguy hiểm khôn lường cho cả một quốc gia. Nhìn sang Thái Lan, Philippines, sự nổi loạn của các nhóm vũ trang Hồi giáo đều bắt nguồn từ mục đích tranh giành địa vị, muốn được thâu tóm quyền lực trong tay mà không để ý và coi trọng cuộc sống của người dân. Hậu quả là số người chết trong các cuộc đụng độ bạo lực ngày càng gia tăng, đời sống của người dân khốn khổ dẫn đến bất ổn về xã hội.
Đáng chú ý là Chính phủ Thái Lan, Indonesia, Philippines đều có những động thái khá thiện chí khi tham gia hòa đàm, đề nghị ngừng bắn, ngăn chặn bạo lực nhưng lòng tham của con người vô đáy và những điều kiện mà các nhóm vũ trang Hồi giáo này đưa ra đã khiến cho tiến trình hòa bình đi vào ngõ cụt. Như ở Philippines, dù chính quyền Manila và Mặt trận giải phóng Hồi giáo Moro (MILF) đã vượt qua được rào cản then chốt trong cuộc đàm phán hòa bình nhằm chấm dứt tình trạng bạo lực ở khu vực đảo Mindanao, nhưng trong quá trình thực hiện, sự bảo thủ của MILF lại làm nảy sinh những chuyên không đáng có. Không thể vì mục đích thành lập một khu tự trị cho người Hồi giáo thiểu số ở Mindanao mà MHJF có quyền chà đạp lên cuộc sống của những người dân khác hoặc coi thường luật pháp của Philippines...
Rõ ràng, mọi mâu thuẫn cần phải được giải quyết bằng con đường ngoại giao nhưng bên đòi quyền lợi cũng phải biết rõ trách nhiệm của mình trước bất kể một hành động nào chứ không thể nhân danh điều chính nghĩa để làm việc phi nghĩa.
Quốc Trung
No comments:
Post a Comment