Tuesday, September 1, 2015

NƯỚC LÀ HUYẾT MẠCH CỦA TRÁI ĐẤT, ĐẤT TỐT PHẢI CÓ NƯỚC TỐT

Nước là huyết mạch của trái đất, đất tốt phải có nước tốt

   Lý luận Phong Thủy cho rằng: “Đất tốt không thể không có nước”, “nguyên tắc của địa lý chính là núi và nước mà thôi”. Thậm chí còn cho rằng: “Hãy nhìn nước trước khi nhìn núi, có núi mà không có nước thì chớ tìm đất”.
   Theo quan điểm ngày nay, chúng ta phải xem trọng thủy pháp, trước tiên bởi vì nước vô cùng quan trọng đối với môi trường sinh thái tức là “địa khí”, “sinh khí”. Phong Thủy cho rằng: “Huyết mạch của núi chính là nước”, “xương, thịt, da, lông của núi chính là đá, đất, cỏ, cây”, “tất cả đều kết nối thông suốt với huyết mạch”.
   Tục ngữ nói núi quản nhân khẩu, nước quản tiền tài. Đây chẳng qua là nhận thức lấy nông nghiệp làm gốc, xem nước là huyết mạch sinh mệnh của nông nghiệp. Bởi vì mọi sự thuận tiện trong việc cày cấy, nuôi cá, ăn uống, tắm giặt, tàu bè đi lại cho đến điều hòa tiểu khí hậu, không có cái nào là không nhờ vào nước.
   Các thầy Phong Thủy xem trọng mọi loại học thuyết tốt xấu về xem đất, nếm vị nước để phân biệt chất lượng nước và đất.
   Thứ hai, thầy Phong Thủy rất coi trọng nước trong việc xem đất. Điều này xuất phát từ vấn đề giao thông và địa thế hiểm yếu, giống như Bình Dương Toàn Thư đã nói: “Dựa vào núi là rất nhiều, nhưng cũng phải có nước để có lưu thông tàu bè, sau đó mới có thể xây dựng, nếu không chỉ là thôn ổ”.
   Thứ ba, coi trọng nước trong việc xem đất là suy nghĩ đến việc phòng ngừa lũ lụt. Lựa chọn địa điểm xây nhà nơi khuỷu sông gọi là nhà ở vũng sông, lại thêm có dòng nước bao bọc ở ba phía ắt sẽ rất tốt lành, do đó gọi là”Kim thành hoàn bảo”, “Kim” là lấy hình dáng tròn trịa củ Kim trong Ngũ Hành, còn “thành” tức là “mạng lưới nước bao quanh, cho nên gọi là Thủy thành”.
   Hình thế này còn gọi là “Quán Đới”. Xưa nay vốn được đưa vào bố cục Phong Thủy cát tường, cho nên những con sông, kênh rạch nhân tạo trước nhà, như sông Kim Thủy ở Cố Cung, hồ Phong Thủy hình bán nguyệt trước nhà dân, đều xuất phát từ đây. Hình thức này sở dĩ là nơi ở tốt chính bởi được xuất phát từ lý do an toàn.
   Từ địa lý thủy văn hiện đại cho thấy, do tác dụng của lực lệch hướng được hình thành trong quá trình trái đất tự xoay, vì thế song ngòi thường tạo thành những khuỷu sông hướng về phía Nam, bờ phía Bắc lồi ra và bờ phía Nam lõm vào, nước chảy mang theo phù sa bồi đắp bên bờ lồi ra của khuỷu sông tạo thành bãi bồi. Còn bên lõm vào thì không ngừng bị xói mòn, dẫn đến bờ bị sạt lở. Rõ ràng, việc lựa chọn địa điểm nhà ở ven bờ gần khuỷu sông tức là xây nhà trên bờ có nước bao quanh ba mặt là vô cùng có lợi.
   Nếu dùng “Thủy pháp” của Phong Thủy để bàn về Lãng Trung, chỉ xin bàn một vài điểm về tính khoa học trong lựa chọn địa điểm. Sông Gia Lăng – một nhánh sông lớn của Trường Giang – quanh co uốn lượn và chảy qua ba mặt của Lãng Trung, hình thành nên bố cục hội tụ lớn, thế “Thiên thủy thành viên” và “Kim thành hoàn bão”. Nước sông Gia Lăng tưới mát cho đất đai màu mỡ, điều hòa khí hậu, tạo nên vùng sinh thái trong lành cho nơi này.
   Người xưa nói nơi đây “có lợi cho việc mua bán muối, tơ lụa, tàu bè đi lại thuận tiện, có thể qua lại làm ăn với thương nhân bốn phương”, “có dáng dấp của một kinh thành lớn”. Ngoài ra, nước Lãng Trung “có vị nhạt và ngọt”, “người am tường mùi vị đều rất khen ngọt. Nơi đây sản xuất ra một trong những loại gấm nổi tiếng khắp Trung Quốc (gấm Bảo Ninh – Lãng Trung).
   Thành cổ Lãng Trung nằm trong thế “Kim thành hoàn bão”, địa điểm hiện nay là bố cục thời Đường Tống, đã đạt tới sự ăn khớp nhịp nhàng với lý luận Phong Thủy thời kỳ đó. Theo sách vở cũ ghi chép, thành này vào thời Hán nằm ở phía Tây Bắc thành phố, đã bị nước sông làm xói mòn, cho nên mới di chuyển về phía Đông Nam. Đến thời Đường Tống quyết định chọn nơi này để bắt đầu cuộc sống ổn định. Từ lý luận thủy văn, địa lý, sự diễn biến của khúc sông mà phân tích thì các yếu tố khoa học trong Phong Thủy hiển nhiên dễ nhận thấy, thực tế cũng cần thiết học hỏi để phòng ngừa lũ lụt ngày nay.
   Nước có vai trò quan trọng trong Phong Thủy: Trước tiên, nước có mối quan hệ mật thiết với Long. Nước là huyết mạch của Long, nước lớn thì Long dài, nước nhỏ thì Long ngắn. Nơi nước chảy đến là nơi sinh ra Long, nơi hai dòng nước hội tụ và chổ tận cùng của dòng nước cũng là nơi kết thúc của Long.
   Thứ hai, nước là cơ sở tạo nên cảnh quan Phong Thủy. Dòng nước uốn khúc thì tài lộc tụ hội, dòng nước chảy thẳng một mạch ắt nghèo hèn, chết yểu, Dòng nước phía trước không nên chỉa thẳng vào, dòng nước phía sau cũng không nên chảy thẳng, tất cả phải quanh co khấp khuỷu mới quý.
   Thứ ba, ở miền đồng bằng nước lại đại diện cho Long mạch. Đi đến đồng bằng chớ hỏi về Long, chỉ khi nhìn thấy dòng nước uốn khúc bao quanh mới là chân Long.
   Thứ tư, nước và khí có mối quan hệ mật thiết với nhau, nước chảy đi thì sinh khí phát tán, nước tập trung thì sinh khí ngưng tụ. Nơi tụ hội nhiều nước, ao, sông, đầm, hồ v.v.. chính là những nơi chân Long muốn dừng lại. Khí là mẹ của nước, nước là con của khí, mẹ con theo nhau, bao bọc hội tụ là đẹp (Tướng Trạch Toàn Thư).

   Nước là một loại vật chất vô cùng quan trọng của tự nhiên, nó đóng vai trò trong việc điều hòa khí hậu và làm sạch môi trường, con người lại càng không thể tách rời nó dù chỉ trong chốc lát. Tuy nhiên, nếu lựa chọn địa điểm không thích hợp hoặc sử dụng không tốt thì nó cũng có thể gây ra những trận lụt tàn nhẫn nuốt chửng mùa màng và nhà cửa, hoặc gây ra ô nhiễm, phá hoại hệ thống sinh thái. Vì vậy, vấn đề xử lý nước như thế nào trong việc lựa chọn địa điểm kiến trúc là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng.

No comments:

Post a Comment