Người viết mang bút danh Tống Văn Công (viết rõ để phân biệt với Tống Văn Công nước Tống thời Đông Chu như sẽ nói dưới đây) viết:
"Khi số đông người dân có niềm tin rằng nhà nước đảm bảo được sự công bằng, kẻ ăn cắp của công chắc chắn sẽ bị pháp luật trừng trị, tòa án là nơi thực thi công lý thì những hành vi phi pháp sẽ giảm thiểu. Khi những vị lãnh đạo, bậc cha chú, người thày sống liêm khiết, gương mẫu, hòa nhã, rộng lượng thì lớp thanh thiếu niên mới có gương sáng để mà noi theo."
(Các giải pháp giảm tội phạm - Tống Văn Công)
(Các giải pháp giảm tội phạm - Tống Văn Công)
Trong lý luận của Khổng Tử thì việc chính danh là quan trọng nhất. Trong các việc không "chính danh" thì việc lật đổ một vương triều là điều tệ hại nhất. Do đó, khi đã không thể làm cách mạng lật đổ một vương triều thì hệ quả tất yếu là phải dùng "giáo hoá". Đó là lý do Khổng Tử đề ra thuyết chính danh, vua ra vua, tôi ra tôi. Tuy nhiên thuyết này từ gốc nó có một lỗi chính là không vị vua nào muốn tự tiết chế mình để thay đổi cả. Đó là lý do Khổng Tử đi từ nước này sang nước khác, ai cũng khen thuyết của ông nhưng không ai dùng. Điều đó khiến cho Khổng Tử từng than "trong thiên hạ không ai yêu đức hơn bản thân cả". Chính Nhan Hồi, học trò thân của Khổng Tử cũng từng có ý oán thán là thuyết đó không thực hành được. Để trả lời, Khổng Tử nói rằng
"Núi cao ta trông,
Đường rộng ta đi,
Tuy rằng chưa tới,
Nhưng lòng hướng về."
Hàn Phi Tử sau này cho rằng con người không thể chỉ dùng giáo hoá mà phải dùng pháp trị. Do đó, ông ấy mới đề ra thuyết pháp trị được Nhà Tần sử dụng làm hưng thịnh.
Các hệ thống pháp luật hiện đại được lập ra để đảm bảo rằng hệ thống lãnh đạo phải ứng xử theo một giá trị đạo đức nhất định (không tham nhũng, không lộng quyền... vv). Đó là mục đích chứ không phải phương tiện.
Còn điều người viết mang bút danh Tống Văn Công nói, là biến mục đích thành phương tiện. Tức là thay vì làm các việc ABC để các nhà lãnh đạo phải thực hiện XYZ, thì ông muốn ngược lại, các nhà lãnh đạo phải thực hiện XYZ để có ABC.
Điều đó nói thì hay, thì đúng, nhưng không khả thi. Người viết mang bút danh Tống Văn Công lấy tên mình theo Tống Văn Công nhà Tống, tức là người có đọc Đông Chu. Có đọc Đông Chu tất đọc qua Trung Dung, Đại Học. Đọc qua Trung Dung, Đại Học tất có từng đọc qua Hàn Phi hoặc Trang Tử. Trang Tử từng nói một câu trong Ngư Khiếp "chém thánh nhân đi thì thiên hạ thái bình" là có ý phê cái tư tưởng của Khổng Tử nó bất khả thi ở chỗ biến mục đích thành phương tiện.Thực sự là không muốn nói nhưng đôi khi ngán ngẩm cái sự kết hợp giữa hủ nho với hời hợt của các nhà "phản biện" và "rân chủ".
Mai Anh
No comments:
Post a Comment