Phản biện xã hội là phản ánh một hiện tượng tất yếu trong đời sống chính trị - xã hội và có thể được hiểu là bằng việc đưa ra các lập luận, chứng cứ để đánh giá về các chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, các quyết định, dự án… của Đảng, nhà nước, các cơ quan,ban ngành cũng như các cá nhân, tổ chức liên quan đến quyền lợi và đời sống của mọi thành viên trong xã hội. Qua đó nhằm chỉ ra cái hợp lý, cái bất hợp lý; đưa ra kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh một chính sách, chủ trương nào đó theo hướng “phù hợp với nguyện vọng chính đáng của đại đa số nhân dân dân”. Phản biện xã hội là nhằm phát huy dân chủ, là để Đảng, Nhà nước và các cơ quan ban ngành lắng nghe tiếng nói của nhân dân về hoạt động của nhà nước, là một phương thức để Nhà nước “xích” lại gần dân hơn cũng như thể hiện rõ tiến trình dân chủ hóa và tính ưu việt của chế độ XHCN.
Trong những năm qua, nhận thức rõ được vị trí, tầm quan trọng và ý nghĩa của phản biện xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm, lắng nghe và tiếp thu ý kiến phản biện của các tầng lớp nhân dân và điều đó được thể hiện trong quá trình xây dựng các văn bản, hệ thống pháp luật hay trước những sự việc, sự kiện được dư luận quan tâm. Gần đây, trong văn kiện đại hội lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ: “Đảng tôn trọng tính tự chủ, ủng hộ hoạt động tự nguyện, tích cực sáng tạo và chân thành lắng nghe ý kiến của mặt trận và các đoàn thể. Đảng, Nhà nước có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để mặt trận và các đoàn thể nhân dân hoạt động có hiệu quả, thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội”.
Thế nhưng, bên cạnh những đóng góp chân thành có ý thức xây dựng trên cơ sở những luận cứ khoa học của các tầng lớp nhân dân góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ngày càng giàu đẹp thì thời gian qua có một số đối tượng cầm đầu như Nguyễn Xuân Diện, Trương Văn Dũng, Đoan Trang,Trần Thúy Nga, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Lan Thắng… đã lợi dụng phản biện xã hội để tiến hành các hoạt động chống Đảng, Nhà nước, đi ngược lại với lợi ích quốc gia, dân tộc.
Lợi dụng sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet cũng như được sự hỗ trợ, hậu thuẫn của các thế lực chống đối bên ngoài như tổ chức khủng bố Việt Tân, chúng đã lập ra hàng chục các tổ chức xã hội dân sự kiểu “Tây hóa” như Dân làm báo, NoU, Phụ nữ nhân quyền, Diễn đàn xã hội dân sự… để tiến hành các hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc sự thật về các đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; kích động quần chúng nhân dân tham gia các hoạt động biểu tình, đình công, tranh chấp, khiếu kiện để gây phức tạp về tình hình an ninh trật tự, nhằm mục đích lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Điển hình như lợi dụng sự phản biện xã hội để đi tới sự chống đối Đảng, Nhà nước trong việc phản đối về những hành động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông từ năm 2011 đến nay, dự án kè sông Đồng Nai, dự án cải tạo cảnh quan đô thị thành phố Biên Hòa, dự án xây tháp truyền hình của VTV, dự án thay thế cây xanh ở thủ đô Hà Nội, việc triển khai Luật bảo hiểm xã hội gặp phải sự cản trở của công nhân Bình Dương hay vụ việc khói bụi của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân - Tuy Phong - Bình Thuận … Chúng đã đồng lõa phản biện xã hội theo kiểu xã hội dân sự đối lập với chính quyền để tuyên truyền, kích động người dân, cũng như hệ thống các loại báo chí trong và ngoài nước vào cuộc để tiến hành các hoạt động biểu tình, đình công gây ra tình trạng mất an ninh trật tự, làm xấu hình ảnh của đất nước cũng như nhằm tập dượt cho cái gọi là cuộc “cách mạng màu” ở Việt Nam.
Thiết nghĩ rằng, phản biện xã hội là thực hành dân chủ, góp phần bổ sung, sửa chữa những khiếm khuyết, sai lầm, đem lại những lợi ích chính đáng, hợp pháp, thúc đẩy sự phát triển của xã hội cũng như góp phần vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, chứ không phải như những kẻ lợi dụng phản biện xã hội theo kiểu xã hội dân sự để hoạt động chống đối, đối lập với chính quyền và mong rằng, các cơ quan ban ngành chức năng và đặc biệt là cơ quan Công an cần phải xử lý nghiêm những đối tượng này./.
Hải Trang
Hải Trang
No comments:
Post a Comment