Sunday, June 30, 2013

Chia đất là chia cái khổ cho con !!


Có lẽ, ngoài địa vị “thấp cổ bé họng”, người nông dân còn là đối tượng dễ bị tổn thương trước bất cứ sự thiếu trách nhiệm nào.

      Chưa nói tới thiên tai. Một nửa miền Bắc, một nửa miền Trung vừa bị tàn phá. Mà cũng mới chỉ là cơn bão số 2.
Với bằng kỹ sư cơ khí và 8ha ruộng, ông Huỳnh Kim Hải, ở Tân Hồng, Đồng Tháp có thể coi là một nông dân cổ cồn trắng. Một ngày cuối tháng 6, tâm sự với Tiền phong, ông bảo “Là nông dân, tôi thấm thía mình thuộc tầng lớp “thấp cổ bé họng”, thiệt thòi nhất trong xã hội. Chia đất cho con là chia cái khổ cho con, nên tôi cho con ăn học để tìm một nghề nào đó, quyết không để con làm ruộng”.
     Bán mặt cho đất, bán lưng cho giời, nhưng cả 2 vụ lúa năm 2013, gia đình 6 người của ông Hải chỉ lời 52,8 triệu đồng. Tính ra một tháng mỗi người thu nhập chỉ có 733.000 đồng, nhỉnh hơn tiêu chuẩn cận nghèo tí chút, và kèm thêm một khoản nợ (vay ngân hàng) mỗi năm một tăng và ngày càng chồng chất.
      Tờ Đại đoàn kết, dẫn số liệu từ VFA dùng từ “báo động cho chu kỳ khủng hoảng của ngành nông nghiệp”. Giá gạo giảm bình quân hơn 22 USD/tấn. Giá cao su giảm liên tiếp trong 2 tháng qua. Báo Hà Nội Mới chỉ ra mâu thuẫn: Giá xuất chuồng gà, lợn, trứng…đều giảm mạnh, với mức lỗ 500 ngàn cho mỗi tạ lợn hơi, trong khi giá thức ăn chăn nuôi tăng cao 6-7 lần chỉ trong 6 tháng, và ngoài chợ thì người tiêu dùng phải mua giá cao. Tiền phong cũng cho biết: Cá tầm nhập lậu vào VN với giá rẻ bằng một nửa trong nước, được ném xuống ao ta rồi một thời gian vớt lên bán với cái danh cá tầm ta, bán bằng giá cá tầm ta. Khoai tây Trung Quốc có dư lượng thuốc cao cấp 16 lần quy định, được rửa và nhuộm cho giống khoai tây Đà Lạt. Gà thải loại từ nước ngoài nhập lậu vào, mỗi con là một “tủ thuốc” kích đẻ, siêu trứng, kháng sinh. Chúng được thả chung vào đàn gà ta vài hôm rồi đưa ra bán như…đúng rồi, với giá bằng giá gà xịn.
Tất cả những bản tin đó, không hề tình cờ, xuất hiện trong cùng một ngày, để chỉ những câu chuyện có tính thời sự từ…nhiều năm nay.
       Nếu người chăn nuôi lỗ nặng, người tiêu dùng vẫn phải mua giá cao, thì đương nhiên lãi thuộc về các DN FDI đang thống lĩnh ngành thức ăn chăn nuôi, lãi thuộc về đội ngũ “thương lái” không hề chân lấm tay bùn. Nếu con cá, củ khoai, con gà tủ thuốc cứ vượt biên, đi lại công khai trên các công lộ, trên máy bay của hãng hàng không quốc gia thì không thể nói nó là cái kim hay vô hình không thể phát hiện ra, lại càng không thể không không dùng từ “bất lực” để nói về việc quản lý, kiểm soát. Nông dân ngày càng khổ, ngày càng nghèo, ngày càng chán nản trong khi lương của những “người bán lúa” ở VFA vẫn cao vời vợi. Có lẽ, không cần phải đọc thêm, chúng ta cũng hiểu vì sao người nông dân cổ cồn trắng Huỳnh Kim Hải không muốn chia cái khổ cho con.
Có lẽ, ngoài địa vị “thấp cổ bé họng”, người nông dân còn là đối tượng dễ bị tổn thương trước bất cứ sự thiếu trách nhiệm nào.
Chưa nói tới thiên tai. Một nửa miền Bắc, một nửa miền Trung vừa bị tàn phá. Mà cũng mới chỉ là cơn bão số 2.

Theo Đào Tuấn

Các bài thuốc từ rau diếp cá - Lương y Huyên Thảo

120617afamilyskraudiepca_40a80

Khi bị côn trùng chui vào tai, có thể đuổi chúng ra bằng cách giã nát rau diếp, vắt lấy nước cốt, nhỏ từng giọt vào lỗ tai. Để chữa mụn nhọt sưng đau, hãy lấy rau diếp giã nát, đắp vào chỗ bị nhọt, thay ngày 2-3 lần.

Theo Đông y, rau diếp tính lạnh, vị đắng ngọt, có tác dụng lợi ngũ tạng, thông kinh mạch, được dùng để chữa tiểu tiện bất lợi, niệu huyết, âm hộ sưng đau... Dưới đây là một số ứng dụng khác:

- Chữa bí tiểu tiện: Lấy mầm và ngọn rau diếp, giã nát như hồ, nặn thành bánh, đắp lên rốn, sẽ rất hiệu nghiệm.

- Chữa tiểu tiện ra máu: Lấy rau diếp giã nát, đắp lên rốn.

- Điều trị trĩ lở loét, đại tiện xuất huyết: Dùng một trong 3 bài thuốc sau:

+ Rau diếp rửa sạch, ngâm kỹ trong nước muối, làm món rau sống ăn hằng ngày, không hạn chế liều lượng, có tác dụng nhuận tràng, chỉ huyết.

+ Nước ép rau diếp, nước ép ngó sen mỗi thứ 50 ml, thêm chút mật ong, uống ngày 2 lần, liên tục nhiều ngày cho đến khi khỏi.

+ Trường hợp trĩ lở loét, có thể nhổ 2-3 cây rau diếp, rửa sạch, sắc nước, ngâm và rửa chỗ bị bệnh, có tác dụng sát trùng và giảm đau.

- Chữa âm hộ sưng đau: Hạt diếp 30 g, giã dập, cho vào 1 bát nước, đun sôi trong 5 phút rồi uống khi còn nóng.

Lưu ý: Theo sách Bản thảo diễn nghĩa, nếu ăn rau diếp nhiều quá thì mắt có thể bị mờ. Còn theo sách Điền Nam bảo thảo, người bị đau mắt không được dùng rau diếp.

Lương y Huyên Thảo, NNVN

http://www.ykhoa.net/yhoccotruyen/baiviet/29_251.htm

Chữ Tu Trong Đạo Phật – HT Thích Thiện Siêu

4immeasurables

http://www.buddhanet.net/e-learning/buddhism/bs-s15.htm

Chắc ai cũng hiểu rằng, từ khi mới lọt lòng ra cho đến khi hơi thở cuối cùng, trong đời thường hưởng được mấy lần vui. Cơn vui vừa thoáng qua, cơn buồn lại kéo đến. Đã đành sanh, già, đau, chết là bốn đại hoạn, không ai tránh khỏi, mà những nổi đói nghèo áp bức, oán thù gặp gỡ, ân ái xa lìa, hoàn cảnh lôi kéo cũng đủ làm cho chúng sanh đau khổ vô cùng. Nước mắt ngập tràn cả đại thiên thế giới, mà vẫn còn dâng lên mãi nếu lòng tham lam dục vọng nơi mỗi cá nhân cũng như đoàn thể-không được vùi dập vào phần nào; hành vi xấu xa độc ác, ích kỷ hại người không được sang bằng và tiêu diệt do lòng từ bi rộng lớn biết nghĩ đến mình, đến người theo công lý và chính đạo. Chúng ta chỉ ngó ngay vào cảnh tượng ngày nay cùng thấy rõ đó là biển nước mắt đau thương bởi cơn cuồng vọng của loài người gây tạo. Thế nên chúng ta tin chắc rằng tất cả đau khổ chỉ có một con đường ra là mọi người biết nhìn nhau bằng cặp mắt từ bi, hay nói một cách khác là người biết tu theo đạo chính đáng giác ngộ.

Xưa nay các bậc thánh nhân, các vị đã giác ngộ như chư Phật, Bồ tát, không vị nào mà không trãi qua con đường ấy; cho đến khi dạy người, dạy đời cũng chú trọng ở điều đó. Vậy bất luận người nào ở trong xã hội cũng cần lấy tu làm gốc, nếu không tự mình đã hư hỏng, mình đã làm tổn hại cho mình, thì mong giúp ích cho ai nửa?

Đời còn như thế, huống chi đạo Phật, một đạo chú trọng mục đích tự giác giác tha, tự lợi lợi tha hơn cả mà lại không quan tâm đền sự tu sao được. Phật dạy trong kinh Lăng Nghiêm rằng:" Như tuy lịch kiếp, ức trì Như Lai bí mật diệu nghiêm, bất như nhứt nhựt tu vô lậu nghiệp". Đại ý nói tuy nhiều kiếp học rộng nghe nhiều nhớ hết tất cả pháp môn của hằng sa chư Phật chỉ dạy, chẳng bằng một ngay chuyên tu nghiệp vô lậu xuất thế. Ấy là lời Phật khuyến cáo Tôn giả A Nan mà cũng là khuyến cáo cái tai hại không tu của chúng ta vậy. Nếu chỉ học mà không tu thì khác nào như người thuộc lòng tấm bản đồ rồi ngồi lỳ một chỗ, chẳng đến đâu được cả.

Thế thì biết tu là một điều cần yếu. Nhưng hiện nay, nhiều người trong hàng Phật tử chúng ta, cũng như một số đông ở ngoài vẫn còn ôm mối nghi ngờ sai lạc. Có người nghĩ rằng tu là một việc làm quá khó, phải xa gia đình, xã hội để ép mình trong một khuôn khổ hẹp hòi, bít mắt bưng tai trước mọi hoàn cảnh, vứt bỏ bao nhiêu ước mong khoái lạc mà tu hành ủy mị, hàng ngày nghĩ tưởng đến việc gì xa xăm huyền ảo, ỷ lại thần quyền để cầu mong tương lai trường sanh, bất tử hay hưởng quả phúc đời đời. Tu như vậy phỏng có ích lợi gì cho ai? Giả sử tu như vậy mà thành thánh, thành thần, hưởng quả phúc thì lối tu chỉ thích hợp với hạng người thiếu nghị lực, hạng ông lão bà già! Hạng người thứ hai thì trái lại, họ nghĩ rằng tu là một việc rất hay, là nền tảng cho nhân tâm thuần hậu, cho hòa bình an lạc, vững bền; song khi nào hòa bình đã lan khắp, sinh hoạt được mới có thì giờ nghĩ đến việc tu dưỡng; chứ nhằm lúc đao binh loạn lạc, đói khác tung hoành, chính là lúc phải ra sức dẹp loạn an dân, nổ lực làm lụng để vãn hồi sự no ấm, đợi bao giờ tâm thần ổn định mới lo đến chuyện tu. Những điều nghi hoặc đối với sự tu vẫn còn nhiều nữa, song tóm lại cũng không ngoài hai điều vừa kể trên. Cũng vì nghĩ như vậy, mà bây giờ hễ nghe nói chữ tu thì người ta tưởng tượng ngay một hình dáng yếu hèn, một việc làm quái dị lạc hậu, không phải thời.

Xét kỷ hai lối tưởng đó nhiều phần không đúng, song không sai mấy đối với hạng người mệnh danh là tu, mà kỳ thật áp dụng lắm điều không chính đáng! Nếu bây giờ muốn bổ cứu những khuyết điểm trên đây để làm nhiều lợi ích thiết thực cho khỏi phụ lòng tin Phật của chúng ta, thì tưởng cũng nên cùng nhau tìm hiểu rõ chữ" Tu" trong đạo Phật, trước để khỏi cái nạn xưng càn một khi mình không tu chi cả, sau để khỏi bị e ngại bởi những lời mỉa mai nông cạn có thể làm trở ngại bước đường tu tập chính đáng của chúng ta. Lẽ dĩ nhiên là ở đây chúng ta chỉ hiểu chữ " Tu" trong đạo Phật, chứ ngoài lối tu của đạo Phật ra, trên xã hội này còn bao nhiêu lối tu khác; mà tiếc vì phạm vi bài này không cho phép chúng tôi đem ra bàn cãi, chỉ có thể nói đại khái rằng các lối tu ấy đều chưa diệt tận nguồn gốc thống khổ, nên chưa phải là phương pháp đưa người đến chỗ giải thoát an vui chơn thật.

Thế nào là nghĩa chữ " Tu" trong đạo Phật? Định nghĩa một cách tóm tắt thì tu nghĩa là sửa. Xấu xa sửa lại cho tốt đẹp, tà vạy sửa lại cho chính đáng, độc ác sửa lại cho hiền lành, mê mờ sửa lại cho sáng suốt??.. Như người ta thường nói ngọc có dũa mài mới thành đồ hữu dụng, người có học tập mới trở nên người hay, ấy đều là cắt nghĩa chữ " Tu"vậy. Có nhiều người hay nói: " Phật tức tâm, tâm tức Phật, tôi chỉ tu cái tâm cũng đủ". Mới nghe qua tưởng như hợp lý, song xét kỷ thì đó chỉ là câu nói bướng bỉnh để từ chối việc tu hành mà thôi. Nếu thử hỏi lại tâm vì sao phải tu và tu bằng cách nào, thì ít ai trả lời được. Thậm chí có người khi đã biết đạo cũng như khi chưa biết đạo, cứ giữ nguyên tánh xấu xa cố cựu, không chút gì đổi mới hay lo.

Đã đành rằng " Tâm tức Phật", nhưng hiện nào còn làm chúng sinh thì quyết chắc tâm của ta còn mê lầm, vọng tưởng ích kỷ, biếng lười, chưa được như tâm Phật: sáng suốt, chân thật, rộng rãi, từ bi. Đứng về phương diện sự tướng sai biệt thì ta và Phật hai đàng mê ngộ, khổ vui khác nhau như trời và vực, không thể nói suông mà mong được giải thoát. Trái lại cần phải thành thật cố gắng kiểm điểm lại mình, nghiệm xét nơi mình để thấy rõ cái gì xấu xa, cái gì tà vạy, cái gì độc ác, cái gì mê lầm mà lần lần sửa đổi tu hành cho đến khi hoàn toàn viên mãn. Trong lúc tu hành ấy, hễ sửa được bao nhiêu điều hư quấy, tức là diệt được bấy nhiêu nguyên nhân thống khổ, sự khổ sẽ tách dần ra mà sự an vui lần hồi phát hiện, bao giờ hoàn toàn thanh tịnh ấy là chứng đủ bốn đức Thường, lạc, ngã, tịnh; không bị điều chi làm hệ lụy. Cho nên kinh có câu:" Nhược năng chuyển vật, tức đồng Như Lai". Như Lai hay Phật là vị đã chuyển được mọi vật, bên trong không bị tánh tình ô nhiễm làm mờ tối, và bên ngoài không bị hoàn cảnh sắc, thanh, danh lợi quyến rủ chi phối. Tự mình làm chủ mình, làm chủ hoàn cảnh.

Nếu bây chúng ta muốn được an vui, thì phải tự chủ; mà muốn được tự chủ thì cần nương theo Phật pháp để sửa đổi hành vi, tánh tình, quan niệm hẹp hòi sai lạc đã lâu đời lâu kiếp bám chắc nơi chúng ta. Sửa đổi hành vi tức là sửa đổi những điều độc ác của hành động và lời nói. Thân thường hay sát hại, trộm cắp, dâm ô: miệng thường hay nói dối, dèm pha, nịnh hót v... v ấy là hành vi có hại mà ít ai tránh khỏi. Nếu chúng nó được bồi đắp, lan rộng ra hoài thì nhân loại chúng sanh càng bị xô mau đến chỗ tiêu diệt. Hãy xem như một nghiệp sát, mấy năm lại đây không nơi nào là không do nghiệp sát gieo họa gớm ghê, làm cho sự sống, một điều mật thiết quan trọng hơn cả của mọi vật, không còn chút gì bảo đảm. Đã bao giờ như ngày nay, toàn nhân loại chỉ sống trong hồi hộp lo âu, nơm nớp sợ hãi khi thấy mạng mình nhẹ hơn cát bụi bên vệ đường, không phút nào yên tâm với bàn tay tàn nhẫn của nghiệp sát đang hung hăng chực chờ dọa nạt. Vậy là chưa kể đến tai nạn các hành vi trộm cướp, nói dối v.. v cũng gieo họa ghê gớm không kém.

Nếu ai nấy cũng nhận chân sâu sắc các hành vi ác độc kể trên là nguyên nhân trực tiếp gây ra đau khổ giữa người và mình- vì gieo nhân sát hại thì hoặc cách này hay cách khác cũng phải gặt lấy kết quả bị sát hại; để sửa đổi, tu hành diệt trừ dần đi mới có ngày sống an toàn trong hòa vui thân mật được. Đã sửa đổi hành vi cũng phải sửa đổi tánh tình, vì tánh tình xấu xa mới thật nguy hại nhiều hơn. Tham lam, sân hận, si mê, kiêu mạn, nghi ngờ là những tâm tánh xấu xa cố cựu của chúng sinh.

Vẫn biết đã có thân thì ai lại không tham muốn sống còn, nhưng lắm người vì chất chứa lòng tham vô đáy, điều gì hay ho đều muốn thu góp về phần mình, chỉ muốn đời sống của mình được vinh quang sung sướng, đầy đủ, quý trọng hơn hết thảy mọi người, nên dù việc gì đê hèn hay độc ác mà hễ đưa lại lợi lộc về mình thì không bao giờ từ chối, mặc ai thiếu thốn, khổ não, kêu la, cũng không hề đoái nghĩ! Thậm chí xem tiền tài, danh vọng hơn trăm, ngàn, ức triệu tánh mạng sanh linh đồng loại chỉ vì tham chút lợi danh mà làm cho đời sống nhân loại bị điêu đứng, niệm tham lam vô hình mà tai hại không phải ít, ở trong gia đình có một kẻ tham- tham ăn chẳng hạn- thì sự sống của gia đình mất sự hòa thuận; đến giữa xã hội hễ lòng tham nảy nở mạnh mẽ ở đâu thì ở đấy không sao tránh khỏi cảnh tình xô xát thảm mục thương tâm; vì đã tham tất nhiên có sân, đã sân thì tất nhiên tranh giành xâu xé..

Than ôi! Một tánh tham đã làm cho ai nấy cháy ruột nung gan, huống còn thêm bao nhiêu tánh xấu xa khác nữa. Song, muốn sửa đổi tâm tánh xấu xa một cách dễ dàng đến tận gốc thì đồng thời phải sửa đổi quan niệm hẹp hòi ích kỷ.

Tất cả mọi vật đều sanh sanh, hóa hóa trên một bản thể chung cùng hòa hợp, không có sự vật nào được tồn tại ra ngoài bản thể chung cùng ấy. Chính chúng ta cũng phải nhờ sự liên quan hỗ trợ tất cả mà có ra. Vậy mà chúng sanh mê mờ, tự phân biệt, tưởng tượng chấp riêng một cái Ta, xây ranh giới mà chắn ngang giữa mình và mọi người, mọi vật; luôn luôn đặt cái Ta ra trước, lên trên, lấy cái ta làm định chuẩn cho mọi hành động, nói năng, suy nghĩ. Bởi vậy nên thường bị hẹp hòi, sai lầm, khổ sở. Suy rộng ra nào vinh nào nhục, nào thị nào phi, không có gì là tuyệt đối. Cái vinh của người này là cái nhục của người kia, cái vinh của người kia tức là cái nhục của người này. Ở đời cũng lắm chuyện để cho ta thấy rõ trường đời là nơi đấu tranh nhỏ hẹp ở trong sự phê phán xây nắn của cái Ta hẹp hòi giả dối. Vậy cần phải mở mang trí tuệ thật rộng rãi, phá lần quan niệm sai lầm chấp có bản ngã mới thấy đời rất rộng rãi để khoan hòa đối với mọi loài, mọi vật.

Như vừa nói ở trên, đó là sửa đổi hành vi hung ác, sửa đổi tánh tình xấu xa, sửa đổi quan niệm chấp có cái Ta hẹp hòi, ấy là nói về ngăn ngừa cái xấu, diệt trừ cái xấu, đừng để cho nó đâm chồi mọc nhánh ra hoài. Tu như vầy có thể cho là lối tu tiêu cực hơn là phát huy cái tốt, khuếch trương cái tốt, làm cho cái tốt càng ngày càng rộng rãi lớn lao. Hiện tiền nơi chúng ta không những có rất nhiều điều tà vạy ô nhiễm, mà cũng có rất nhiều điều hay, cần nên bồi đắp, tu dưỡng; như bố thí, nhẫn nại, khoan hòa, sáng suốt, bình đẳng, xét ra chẳng ai không có, nếu biết cố gắng vun bồi thì không việc lợi ích gì mà chúng ta không làm được.

Tóm lại hai phương diện tu hành trên, một đàng lo diệt trừ cái tánh hại người hại mình, một đàng lo cái tánh lợi mình, lợi người. Đã nhận thấy lòng tham lam có hại mà lo diệt bớt lòng tham là tu, diệt trừ lòng giận là tu, diệt trừ lòng kiêu mạn, ích kỷ là tu. Trái lại nhận thấy bố thí là hay, chăm làm bố thí là tu, từ bi cứu vật là tu, khoan hòa rộng rãi là tu. Cho đến bất luận gì hành động tốt đẹp, có nhiều lợi ích cho người mà cố gắng quên mình để thực hành theo cũng đều gọi là tu cả. Tu như vậy đâu có phải là hẹp hòi hay nhu nhược, tu như vậy đâu phải là việc riêng của một nhóm người nào hay của một thời đại nào, chỉ vì có nhiều người chưa hiểu chữ " Tu" có một phạm vi rộng rãi đó, nên tưởng rằng tu là việc chuyên môn của người tu sĩ, của kẻ chán đời, ẩn dật, hay của hạng môn đồ đạo này hoặc đạo khác mà thôi, ngoài ra không liên quan với đại đa số người còn đang lăn lộn, chống chọi, hoạt động sống với đời sống không xa thực tế hơn. Ôi, đâu biết rằng cái quan niệm sai lầm ấykhông khác nào cái quan niệm của mấy người tưởng phép vệ sinh là phạm vi chuyên môn của mấy ông thầy thuốc, hay của mấy người đã mắc bệnh truyền nhiễm.

Đành rằng phương diện điều trị thân xác có nhiều điều ngóc ngách khó khăn mà thầy thuốc phải gia công tầm cứu, phải cần cho mình một hoàn cảnh sạch sẽ hợp vệ sinh hơn, nhưng trong hạng người không phải thầy thuốc mà không cần biết vệ sinh, tự do ăn nhớp ở nhúa thì không chỉ tai hại cho mình, còn lây sang mọi người xung quanh, khiến họ phải sống chung trong một cảnh ngộ nguy hiểm. Phương diện trị thân xác đã vậy,thì phương diện cải tạo tinh thần không kém chi. Muốn diệt hết bao nhiêu tâm niệm xấu xa còn lại, và phát huy tất cả tâm niệm tốt đẹp rộng rãi thêm lên lại càng rất khó, nếu không phải là người có quyết tâm với much đích ấy, nếu không có một hoàn cảnh thuận tiện cho sự tu hành thì khó mong kết quả hoàn toàn. Bởi vậy trong đạo Phật các vị tăng già, các hàng tu sĩ phải xuất gia để bớt ngoại duyên phiền nhiễu, phải ở nơi nhàn tịch mới thấy rõ nguồn gốc sâu xa của tội lỗi mà gội rửa tiêu trừ. Nhưng nếu hiểu thêm rằng không phải là chỉ mấy vị ấy mới tu được, mấy vị ấy mới cần tu, mà tất cả các hạng người ở vào địa vị nào trong thời loạn cũng như thời bình, đều có thể tu, đều cần nên tu cả; nếu không tu tức là tự do để cho thói tham lam, bóc lột, ích kỷ hại người đứng lên làm chủ, gây tai ương không bờ không bến.

Vậy ta có nên xem chuyện tu là việc ngoài phận sự của mình không? Ta có thể không nhận rõ nghĩa chữ "Tu" được không? Hãy nên nhận chân cho rõ, xem đó là một phương châm của đời sống ngay thật thà mà không trao đưa cho ai cả, chỉ tự mình gắng thực hành lấy và khuyên lơn người khác biết mà thực hành, để cùng nhau xây dựng nên một cảnh sống yên vui bền vững tạo cảnh Cực Lạc giữa Ta bà này. Nếu được như vậy tức là đã hiểu đã thực hành đúng nghĩa chữ " Tu" trong đạo Phật.

http://thientongvietnam.net/kinhsach-thike/tk-02/chutu/index-unicode.html

Saturday, June 29, 2013

Có đúng là như thế này không nhỉ?

Cuteo@: Đây là bài trên Kiến thức sáng nay, đọc mà thấy buồn kinh khủng. Không biết chuyện này có đúng như thế không? Các bạn cho ý kiến nhé.


Bài đó ở đây


"Nhất thân, nhì quen, tam quyền, tứ chế"


(Kienthuc.net.vn) - 47% người dân bảo tuyển người vào cơ quan nhà nước là do thân quen. Con số này có lẽ vẫn còn khiêm tốn so với thực tế. 


Trước đây, thời kỳ bao cấp đã có câu "Nhất thân, nhì quen, tam quyền, tứ chế". Câu nói này ngày nay vẫn không cũ. Một người muốn được tuyển vào cơ quan nhà nước sẽ có nhiều cách để làm quen với lãnh đạo (có thể bắc cầu từ người này sang người khác để làm quen...). Từ quen đến thân thì việc tuyển dụng sẽ dễ dàng hơn. 


Ngoài ra, tiền cũng là phương tiện để xin việc ở cơ quan nhà nước. Một giáo viên ở vùng cao muốn chuyển về đồng bằng gần gia đình phải có vài trăm triệu, một người lính hết nghĩa vụ muốn ở lại làm chuyên nghiệp cũng phải có hàng trăm triệu. Sinh viên tốt nghiệp đại học muốn vào cơ quan nhà nước cũng hàng trăm triệu... Những điều này phổ biến hầu như ở lĩnh vực nào, địa phương nào cũng thế. Tất nhiên, những khoản tiền này không thể công khai được. Nếu nói ra không đủ chứng lý lại rơi vào tội vu khống.

Muốn sửa được vấn đề này phải có thời gian, vì nó đã ăn sâu vào tiềm thức mọi người. Muốn làm cho minh bạch trong tuyển dụng, người lãnh đạo phải thực sự chí công vô tư, Nhà nước phải có một cơ chế tuyển dụng hoàn chỉnh, minh bạch.

Sữa Hemp

220px-Hemp-Non-Dairy-Milk

Tuần qua đi thăm Dì Năm, được Dì Năm cho thưởng thức sữa Hemp. Dì Năm bị dị ứng với nhiều thứ lắm, nhưng khi uống sữa Hemp thì không có bị dị ứng mà trái lại thấy khoẻ hẳn lên. Sữa Hemp có mùi vị tương tự như sữa gạo hay sữa hạnh nhân. Người ta có cho thêm vani nên thơm lắm.

Sữa Hemp có chứa nhiều axit béo omega. Axit béo omega giúp tăng chức năng miễn dịch, ngũ tạng và não, còn giúp khoẻ da và móng.

1 ly 8 oz sữa Hemp có chứa các chất dinh dưỡng sau:

• 900mg axit béo Omega-3
• 2800mg axit béo Omega-6
• Tất cả 10 axit amin cần thiết
• 4 gram protein
• 46% RDA của canxi
• 0% Cholesterol
• Kali
• Phốt pho
• Riboflavin
• Vitamin A
• Vitamin E
• Vitamin B12
• Folic Acid
• Vitamin D
• Magnesium
•Iron (sắt)
•Zinc (kẽm)

Nutritional Benefits Hemp Milk

Mình cũng có thể làm sữa Hemp ở nhà. Hạt Hemp có bán ở chợ Whole Foods. Xay 1 cốc hạt Hemp không vỏ với 5 hay 6 cốc nước bằng máy xay sinh tố. Nếu muốn sữa đặc thì bớt nước lại. Mình có thể cho thêm chất ngọt và vani, hay pha với cà phê… Có thể lượt bỏ xác hay uống luôn xác cũng được.

Sữa Hemp là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho người thuần chay hay cho những ai bị dị ứng với sữa bò. Dùng sữa Hemp thay cho sữa bò thì mình đở áy náy cho các bà mẹ bò luôn bị máy hút sữa hoành hành.

Chúc các bạn thành công với sữa Hemp.

Nam Mô A Di Đà Phật

Diệu Sương

Tài liệu tham khảo: http://vegetarianandhealth.blogspot.com/2013/06/nutritional-benefits-of-hemp-milk.html

NGỰA TRONG PHONG THỦY

Ngựa trong phong thủy - Biểu tượng cho kinh doanh phát đạt

                                                     Ảnh minh họa

Mã đáo thành công. Hình tượng ngựa biểu trưng sự gia tăng tiền tài và thăng quan tiến chức.
Hình ảnh Ngựa trong lịch sử luôn đáng để cho người đời khâm phục: Thành Cát Tư Hãn luôn gắn với tuấn mã. Hàn Tín không thể thiếu ngựa. Tam Tạng cũng phải ngồi trên lưng ngựa. Nền văn minh Hy-Lạp mà không có ngựa thì không thể nổi tiếng như chúng ta vẫn biết.
 Người Trung Hoa sử dụng Ngựa làm phương tiện vận chuyển. Cho nên có Ngựa thì di chuyển nhanh hơn, dễ hơn, hiệu quả hơn. Và người Trung Hoa nói rằng Mã Đáo Thành Công (có Ngựa thì sẽ thành công).
Trong Phong Thủy, khi một hình tượng phổ biến mang nội dung tích cực sẽ tạo một “trường khí tích cực”, ngược lại một hình ảnh tiêu cực sẽ làm phát sinh “trường khí tiêu cực”. Theo đó, sự vận dụng hình tượng ngựa cũng không ngoài ý nghĩa này.
Ít ai mê phong thủy ngựa như doanh nhân, họ thường chọn hình tượng con ngựa để trang trí trong nhà mình hay chính nơi làm việc. Bởi theo phong thủy, con ngựa là không những là con vật trung thành nhất, ngựa còn là biểu tượng của sự kiên nhẫn, bền bỉ, lâu dài, là con vật mang lại sự may mắn, tài lộc.
 Một trong những biểu tượng Ngựa Phong Thủy thường thấy là hình ảnh Ngựa phi nước đại (hay “Lộc Mã”). Biểu tượng này tượng trưng cho sự phát đạt trong kinh doanh, sự nhanh nhạy và tăng tiến trong tiền tài.
Ngựa phi nước đại còn hàm ý về sự đi xa, nên rất thích hợp cho những người hay đi công tác lâu ngày hoặc bôn ba đây đó. Đây là một vật khí không thể thiếu cho những doanh nhân thường xuyên đi xa. Trong trường hợp này, nên đặt ngựa ở hướng Tây, Tây Bắc hoặc Đông Bắc để tăng cường cát khí cho các sao tốt ở các hướng này.
Cũng theo quan niệm phong thủy, nếu ai đang ở trong một tình huống cạnh tranh với đối thủ thì treo một bức tranh của chú ngựa cống phẩm là cách tốt nhất để có thể có được vận may chiến thắng. Nếu không thể tìm thấy một bức tranh thì họ tìm thứ gì đó có hình con ngựa (tốt nhất là bạch mã) thồ những vật quý giá và đang được dắt đi (lưu ý là dắt đi chứ không phải là đang bị cưỡi). Điều này còn biểu hiện cho sự thăng quan tiến chức.
Đôi ngựa- Hình ảnh đôi ngựa đồng mang nguyên khí của Kim, đem lại tài lộc, công danh, hóa giải sát khí của sao Nhị - Ngũ hành Thổ vốn đem lại họa về bệnh tật, sa sút trong vận 8 là hung khí. Vật khí phong thủy hợp dùng cho Phong Thuỷ nhà ở, văn phòng, cửa hàng.
Tam ngựa- mang nguyên khí của Thổ, đem lại tài lộc, công danh và phát huy thổ khí.
Tám ngựa- Mã đáo thành công. Tám ngựa mang nguyên khí của vận 8 nên rất mạnh. Nên đặt vật khí này trên bàn làm việc và chỗ tài vị trong nhà, mặt nên hướng ra cổng lớn hoặc cửa sổ sẽ đại cát.
Mã thượng phong hầu (Tượng một con khỉ trên lưng con ngựa) - để mong ước cho việc thăng quan tiến chức, thường được đặt ở bàn làm việc. Lý do của việc dùng hình tượng này là chữ “hầu” nghĩa là khỉ cũng trùng âm với chữ “hầu” trong “vương hầu”. Cặp từ “ Phong hầu” có nghĩa là lên chức, tiến chức, còn chữ “Mã thượng” mang ý nghĩa là ngay lập tức. Do vậy hình tượng con khỉ ngồi trên lưng con ngựa là hình ảnh hàm ý cho câu “ Mã thượng phong hầu” thể hiện chủ ý cầu mong sự thăng quan tiến chức nhanh chóng.
Ngựa cụt đuôi: Hình ảnh ngựa cụt đuôi hay ngựa cột đuôi (ngựa đuôi bím hoặc là ngựa đuôi tó) là hình ảnh phú quý xa hoa bắt nguồn từ lối sống vương giả của các bậc vua tôi, thời nhà Đường, Trung Hoa cổ: tết đuôi ngựa của các cung phi thành các bím, sau đó búi gọn (búi tó) lên thành có bó ngắn trông như bị cụt. Tượng ngựa cụt đuôi mang tính biểu trưng cho sự cầu mong giầu sang, phát phú phát quý của gia chủ.

........

Subject: Những con ngựa quý.

1/. Ngựa Xích Thố
Ngua-Xich-Tho.jpg
Anh hùng có Lã Bố, tuấn mã có Xích Thố.  Tranh: Baidu
Trong số những con ngựa nổi tiếng thời cổ đại, đầu tiên phải nhắc đến Ngựa Xích Thố thời Tam Quốc. Con ngựa này dài một trượng, cao tám thước, màu đỏ rực như lửa, tuyệt không có một sợi lông tạp, ngày đi ngàn dặm, trèo non vượt suối dễ dàng.
Ngựa Xích Thố từng qua tay rất nhiều chủ. Chủ nhân đầu tiên của Xích Thố là Đổng Trác (132-192), tướng nhà Đông Hán (năm 25-220). Trong triều đình lúc bấy giờ, có rất nhiều người khinh thường con người tàn bạo như Đổng Trác, trong đó có Đinh Nguyên, cũng là một tướng nhà Đông Hán. Trong một lần họp triều, Đinh Nguyên đã chửi thậm tệ vào mặt Đổng Trác, Đổng Trác định chém Đinh Nguyên thì con nuôi của Đông Nguyên là Lã Bố từ phía sau xông lên, khí chất anh hùng của Lã Bố đã khiến cho Đổng Trác sững lại, đành phải nhượng bộ. Từ đó, Đổng Trác nảy sinh ý định thu phục Lã Bố.
Vì muốn tiếp cận và thu phục Lã Bố, Đổng Trác đã đem Xích Thố tặng cho Lã Bố. Lã Bố sau khi có được ngựa quý quả nhiên đã giết chết chủ cũ của mình là Đinh Nguyên, quy phục dưới chân Đổng Trác, và trở thành con nuôi của Đổng Trác.
Ngựa Xích Thố đã cùng Lã Bố chinh chiến khắp nơi. Trên chiến trường, ông chuyên cưỡi ngựa Xích Thố, như một mãnh hổ tả xung hữu đột, vạn người không địch nổi. Sau này, Lã Bố bị  trúng kế của một đại thần nhà Đông Hán, giết chết Đổng Trác. Sau đó Lã Bố bị Tào Tháo giết, ngựa Xích Thố thuộc về Tào Tháo, một nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán.
Có lẽ do duyên số, Quan Vũ hay còn gọi là Quan Vân Trường, một trong những người có công lớn thành lập nhà Thục Hán vào thế kỷ thứ 2, vì muốn bảo vệ hai vị phu nhân của người anh em kết nghĩa của mình là Lưu Bị đã tạm thời về phe Tào Tháo. Tào Tháo vô cùng quý mến nhân tài như Quan Vũ, cũng muốn bắt chước Đổng Trác tặng ngựa cho anh hùng.
Nhưng Quan Vũ không như Lã Bố, ông tiếp nhận Xích Thố là để tìm được Lưu Bị nhanh hơn. Sau khi Quan Vũ bị giết, Xích Thố lại rơi vào tay một viên tướng nhà Thục Hán khác là Mã Trung. Nhưng lần này nó không còn ngoan ngoãn đi theo chủ nhân mới như trước, mà tuyệt thực đến chết.
2/. Ngựa Tuyệt Ảnh
Ngựa Tuyệt Ảnh hy sinh thân mình cứu chủ
Ngựa Tuyệt Ảnh hy sinh thân mình cứu chủ. Tranh: Baidu
Ngựa Tuyệt Ảnh là ngựa yêu của Tào Tháo (155-220). Tuyệt Ảnh có nghĩa là phi rất nhanh, đến cái bóng cũng không đuổi kịp được.
Tương truyền, khi Tào Tháo tấn công Trương Tú, Trương Tú dâng thành đầu hàng Tào Tháo. Trương Tú là cháu gọi Phiêu kỵ tướng quân Trương Tế bằng chú. Sau khi Đổng Trác bị giết năm 192, Trương Tế cùng các tướng khác của Đổng Trác mang quân đánh vào Tràng An, lại nắm vua Hán Hiến Đế, thao túng triều đình như Đổng Trác trước đây.
Tuy nhiên, Tào Tháo không ngờ lại bị trúng kế của kẻ thù, bị đánh bất ngờ, trở tay không kịp, suýt nữa thì bị mất mạng. May có ngựa Tuyệt Ảnh mới thoát được ra ngoài.
Ngựa Tuyệt Ảnh bị trúng ba mũi tên trên mình mà vẫn cất vó phi nước đại, sau đó bị trúng một mũi tên vào mắt mới gục ngã. Trong trận chiến này, Tuyệt Ảnh đã hoàn tất sứ mạng của mình.
Đây là một thất bại nữa của Tào Tháo kể từ sau trận Xích Bích. Trong trận đánh này, Tào Tháo bị mất một con trai, Tào Ngang, một cháu trai, Tào An, và một con tuấn mã, Tuyệt Ảnh. Có thể nói đây là một thất bại thảm hại của Tào Tháo.
3/. Ngựa Đích Lô
Ảnh: Ngựa Đích Lô cứu mạng chủ nhân
Ngựa Đích Lô cứu mạng chủ nhân.  Tranh: Weibo
Đích Lô vốn là ngựa của Trang Vũ, vốn là một tướng của một danh sĩ dòng dõi hoàng tộc nhà Hán là Lưu Biểu nhưng sau này phản bội lại Lưu Biểu. Lưu Bị (người sáng lập ra nhà nhà Thục Hán) bị thất bại trong trận giao chiến với Tào Tháo nên về đầu quân cho Lưu Biểu vì hai người cùng trong hoàng thất, đợi thời cơ làm lại sự nghiệp.
Lưu Bị nhìn thấy ngựa của Trương Vũ cho rằng đây là một con tuấn mã, liền hết lời ca ngợi rằng "con ngựa này chắc chắn là ngựa thiên lý". Tướng của Lưu Bị lúc đó là Triệu Vân  lập tức hiểu ngay ý của chủ nhân, liền giết chết Trương Vũ để cướp ngựa. Triệu Vân là danh tướng thời cuối Đông Hán và thời Tam Quốc, người góp công lớn thành lập nhà Thục Hán.
Khi Lưu Biểu nhìn thấy con ngựa này cũng khen không ngớt lời. Lưu Bị đang không biết lấy gì để báo đáp Lưu Biểu liền tặng con ngựa này cho Lưu Biểu. Không ngờ, Lưu Biểu lại thấy con ngựa này "có quầng mắt, trên đầu có những đốm trắng, lại tên Đích Lô, ắt là con ngựa sát chủ", còn nói rằng "Trương Vũ cưỡi con ngựa này bị chết" chính là minh chứng, nên vội vàng tìm cớ trả lại cho Lưu Bị.
Người hầu của Lưu Bị đem tin "ngựa sát chủ" nói cho Lưu Bị, nhưng Lưu Bị không tin. Sau đó, khi nhận được mật báo có người định sát hại, Lưu Bị vội vàng thoát ra ngoài, cưỡi ngựa Đích Lô chạy trốn, nhưng bị nhầm đường, ông chạy đến bên suối Đàm Khê.
Phía trước là con suối rộng lớn, phía sau là quân địch truy đuổi, lúc này Lưu Bị mới nhớ đến lời khuyên "Đích Lô sát chủ" ngày trước, ông vừa điên cuồng quất vào lưng ngựa, vừa hét: "Đích Lô! Đích Lô! Hôm nay mày hại ta đi!". Đích Lô bỗng nhiên vùng lên, phi một phát sang bờ bên kia, lập một kỳ tích chưa từng có trong lịch sử. Sau đó, Lưu Bị càng không tin chuyện "Đích Lô sát chủ" , ông càng yêu quý con ngựa đã cứu mạng mình này hơn.
Khi đem quân đi đánh nước Thục, thấy ngựa của Bàng Thống, một trong những mưu của Lưu Bị, già yếu quá, nên để thể hiện sự trọng dụng của mình với Bàng Thống, Lưu Bị đã đem ngựa yêu của mình tặng cho Bàng. Ai ngờ Bàng Thống không có phúc được hưởng, vừa mới cưỡi lên Đích Lô đã bị kẻ địch tưởng nhầm là Lưu Bị nên bắn chết. Sau này ngựa Đích Lô cũng không rõ lưu lạc về đâu.
4/. Dạ Chiếu Ngọc Sư Tử
Ngua-Da-chieu-ngoc-su-tu-28Ha-My-2c-baid
Dạ chiếu ngọc sư tử. Tranh: Baidu
Dạ Chiếu Ngọc Sư Tử toàn thân lông trắng như tuyết, tương truyền một ngày có thể đi hàng nghìn dặm. Ngay từ khi mới sinh ra phía dưới cổ đã có một hàng lông dày, trông giống như sư tử, tính khí nóng nảy, sau này lớn lên tính khí bớt nóng nảy hơn, buổi tối con ngựa này còn phát ra ánh sáng trắng bạc, vì vậy mới có tên là Dạ Chiếu Ngọc Sư Tử .
Con ngựa này của Triệu Vân, sống vào khoảng thế kỷ thứ hai. Tương truyền, Triệu Vân đóng quân ở trên núi Trường Bản xuất quân đi đánh trận đều cưỡi Dạ chiếu ngọc sư tử, có lần Triệu Vân cùng ngựa bị rơi xuống hố bẫy sẵn của quân địch, tưởng chừng không thể thoát thân. Nhưng sức ngựa rất lớn, cuối cùng cũng nhảy được lên trên miệng hố, cứu chủ nhân thoát chết. Trong bộ tiểu thuyết Thủy hử cũng từng nhắc đến con ngựa này.
5/. Ô Vân Đạp Tuyết
O-Van-Dap-Tuyet-28Ha-My-2c-baidu-29.jpg
Ngựa Ô Vân Đạp tuyết. Ảnh: Baidu
Ô Vân Đạp Tuyết còn có tên là Vương Truy Mã, sống ở thế kỷ thứ hai, toàn thân màu đen nhưng bốn vó màu trắng. Đây là ngựa của Trương Phi, người anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Quan Công, được coi là anh hùng tuấn mã.
Ngựa của Trương Phi có tên rất ý nghĩa, Vương Truy Mã có nghĩa là con ngựa đi theo hầu hạ Đại Vương. Tương truyền Trương Phi và Ô Vân Đạp Tuyết đều đen như nhau. Trương Phi quý chú ngựa này như con đẻ, thường xuyên tự tay tắm rửa cho ngựa quý.
Người đời về sau thường nói người dũng mãnh cưỡi ngựa dũng mãnh. Quan Công từng nói: "Người tôi nặng nề, ngựa không vác nổi nên thường hay gầy, chính vì vậy mà tôi không thể cưỡi ngựa bình thường được". Trương Phi cũng như vậy, ngựa bình thường thì không thể xứng với hào khí phi thường của Trương Phi được
 
Pttb st
 
 
PTTBST

Tôi khỏi ho nhờ mẹo dùng rau diếp cá đun nước gạo

(Cách chữ bệnh) - Nghĩ lại những năm tháng tuổi thơ với hàng loạt trận ho dai dẳng, tâm trí tôi lại trở nên bấn loạn. Nhà tôi kín gió, mẹ lại chỉ có mình tôi nên chẳng bao giờ để tôi bị lạnh. Vậy mà chẳng hiểu sao, những cơn ho đã xuất hiện ngay khi tôi hai tuổi. Mẹ đưa tôi đi khám bác sỹ và nhận được kết luận tôi viêm phổi.

Vậy là xin nghỉ việc, mẹ cho tôi nhập viện rồi cho tôi uống thuốc, đưa tôi đi tiêm theo đúng liệu trình điều trị của bác sỹ. Bệnh tôi có giảm nhưng chỉ hai tuần sau lại đâu vào đấy. Từ đó, hết lần này đến lần khác, mẹ đã đưa tôi đi gõ cửa biết bao nhiêu bệnh viện, bao nhiêu thầy thuốc đông, tây y đủ cả mà chẳng bao giờ bệnh dứt hẳn.

Còn nhớ, hồi mới đi học mầm non, có nhiều lần ngứa họng, cô giáo cứ đút cơm vào miệng là tôi lại lên cơn ho, cơm văng tung tóe khắp nơi làm cô bực mình khó chịu. Có bữa, vì ho quá nên tôi đành nhịn đói vì không thể nuốt cơm.

Đến chiều mẹ đón, cô giáo than phiền với mẹ, mẹ tôi lại ứa nước mắt. Thương con, mẹ không đưa tôi đi mẫu giáo nữa mà gửi sang nhà bà ngoại, cứ đến giờ ăn cơm lại về nhà kèm cho tôi ăn.

Nhiều lúc ho, làm mẹ phải lúi húi dọn dẹp, lòng tôi lại quặn đau vì thương mẹ. Mãi sau này lớn lên, khi tôi có thể tự lo cho mình, mẹ mới bớt vất vả. Nhưng ánh mắt mẹ vẫn luôn buồn bã mỗi lần nghe thấy tiếng ho của tôi trong đêm.

Uống quá nhiều thuốc làm tôi sợ hãi, nên tôi tìm đến chanh muối, mật ong vỏ quất, bổ phế... đủ cả mà cũng chỉ làm dịu cổ họng chứ không dứt ho. Người tôi gầy gò, da tôi xanh xao cũng vì ho. Tôi ngại đi chơi nhiều, ngại tiếp xúc nhiều cũng vì ho. Và vì ho, tôi luôn thấy cuộc sống của mình chán ngắt xám xịt.

Mãi cho tới khi tôi chuẩn bị thi vào đại học, phép màu mới tìm đến. Tình cờ trong một lần đi chợ, gặp trời mưa rào, mẹ tôi tranh thủ trú mưa cùng mấy người đi chợ. Bỗng có một người phụ nữ trung tuổi bước đến, không ngớt lời hỏi nơi bán rau diếp cá ở đâu. Hỏi ra mới biết, cô ấy muốn mua để chữa bệnh ho cho chồng mà tìm mãi ở chợ không được. Vậy là nhờ có cơn mưa, mẹ tôi đã hỏi được phương thuốc chữa ho gia truyền mấy đời nhà cô gái.

images682884_rau_diep_ca_rau_giap_ca_shu

Cũng chẳng biết có hiệu nghiệm như lời cô gái kia nói thật không, nhưng có bệnh thì cầu tứ phương, nên mẹ tôi cũng tìm mua diếp cá về thử làm thành canh chữa ho cho tôi với hi vọng mong manh.

Mỗi ngày, mẹ mua 2 lạng rau diếp cá rồi về sửa sạch. Sau đó, mẹ chắt lấy nước vo gạo, đổ đầy cái xoong nhỏ chừng bằng một bát ô tô, rồi thả diếp cá vào đun sôi 15 phút thì bắc ra đưa tôi uống.

images682885_nuoc_vo_gao

Tôi chúa ghét cái vị tanh của diếp cá, hơn nữa đã dùng đủ mọi thuốc mà chả khỏi nên lúc đầu cứ dùng dằng mãi chẳng chịu uống. Mẹ ép mãi tôi mới nghe theo. Rất may là ngược lại với suy nghĩ của tôi, thứ canh này không khó uống chút nào, khi kết hợp với nước gạo, vị tanh của diếp cá dường như bay đi hết.

Vậy là đều đặn cứ ngày hai lần, tôi đều uống nước gạo diếp cá. Và kỳ lạ thay, cho đến khi uống đến ngày thứ ba thì những cơn ho của tôi đã nhẹ hơn hẳn, tôi bắt đầu ngủ ngon hơn. Đến hết ngày thứ bảy thì những cơn ho đã dứt hẳn. May mắn nhất là sau đó một năm, hai năm, ba năm,... tôi vẫn không bị tái phát những cơn ho nặng nữa. Đời tôi như bước sang một trang mới. Tôi ăn tốt hơn, ngủ nhiều hơn nên càng lúc càng nhuận sắc. Nhìn tôi, ánh mắt mẹ không khỏi ánh lên niềm hạnh phúc vô bờ...

Kể từ đó đến nay, hễ cứ biết ai bị ho, tôi đều phổ biến cho họ cách chữa ho vừa hiệu nghiệm, nhẹ nhàng lại vừa không hề tốn kém này. Những người ho nặng như tôi sau khi kiên trì uống đều đã khỏi, còn những người chớm ho hầu như chỉ uống từ một đến hai bát rau diếp nấu cùng nước vo gạo là đã khỏi...

Tôi đang hạnh phúc chờ từng ngày để đón con trai đầu lòng ra đời. Và tôi hoàn toàn tin tưởng, với bài thuốc này, con tôi sẽ có một tuổi thơ khỏe mạnh, hạnh phúc.

Trang Vy (Yên Bái)

http://phunutoday.vn/suc-khoe/cach-chua-benh/201205/Toi-khoi-ho-nho-meo-dung-rau-diep-ca-dun-nuoc-gao-2151981/#

Friday, June 28, 2013

Nước rau diếp cá – Kenny C.

nuoc rau diep ca

Mùa hè rau diếp cá mọc nhiều quá trời ăn không hết, Kenny không biết ăn rau diếp cá, vì có mùi hơi khó chịu, nên đã nảy ra ý kiến là xay rau diếp cá uống, nước diếp cá có vị hơi chua chua một tí, ngon lắm. Các bạn hãy thử xay uống một lần xem sao, chắc hẳn bạn sẽ thích.

Nguyên liệu:

Diếp cá

Nước

Đường (định lượng tùy theo khẩu vị của bạn)

Thực hiện:

Diếp cá rửa qua nhiều lần  cho thật sạch, ngắt bỏ bớt cọng cứng, để rau lên rổ cho ráo nước.

Cho 1 chai nước lọc (hoặc nước đun sôi để nguội) vào máy xay sinh tố, sau đó bỏ từ từ rau diếp cá vào xay tùy theo bạn thích uống loãng hay đặc mà cho lượng nước  và rau, xay thật mịn, lọc qua rây lấy nước bỏ xác. Phần nước diếp cá, bạn  cho vào bình sạch, để vào tủ lạnh.

Khi uống  rót ra ly, thêm đá lạnh, dùng lạnh, có thể cho thêm tí đường quậy đều cho đường tan trước khi uống.

Ngoài ra bạn có thể xay chung với đậu xanh (đậu xanh đã xát vỏ đem hấp chín đậu mới cho vào xay nha). Uống rất mát giải nhiệt ngày nóng.

Chúc các bạn làm được nhiều món nước mát ngon cho những ngày nắng nóng.

Kenny

PHONG THỦY CHO PHÒNG KHÁCH

Phong thuỷ phòng khách

 Theo quan niệm phong thuỷ thì mỗi nhà đều dành 1 khoảng không gian nhất định(dù lớn hay nhỏ) để làm nơi tiếp khách. Đã là phòng khách thì đương nhiên việc chính là dùng để đón tiếp giao lưu giữa chủ và khách, thứ nữa dùng làm nơi sinh hoạt chung , hội họp, dùng trà, nghỉ ngơi, xem phim nghe nhạc của các thành viên trong nhà .
  Do tính chất trung tâm trao đổi âm dương, nội ngoại (trong ngoài), giao lưu qua lại liên quan tới tình cảm, công việc, công danh, tài lộc giứa Chủ & Khách nên phòng khách chính là cung quan lộc, tài bạch của gia chủ.
 Xem phong thuỷ phòng khách có thể biết được công danh, sự nghiêp, sức khoẻ, lài lộc, hạnh phúc của chủ nhà.
 Những điều nên trong phòng khách :
 Chủ nhà toạ cát hướng cát, khách toạ hung hướng cát.
 Ghế Chủ phải rời ( riêng rẽ) ghế khách phải liền (kép)
 Xác định chủ khách, giữ uy thế chủ, tôn trọng khách bằng cách khi đón khách chủ nhà đứng phía Đông, Khách đứng phía Tây, mặt quay về hướng Nam là tốt nhất, (quy ước từ xưa tới nay đều như thế). Nếu điều kiện không cho phép thì Chủ Tả, Khách hữu (chủ  nhà đứng bên trái, khách đứng bên phải) là được. Khi bắt tay mời khách thì chủ nhà chỉ việc đưa tay ra, còn khách phải xoay người 90 độ về phía trái. Dựa vào đó để bố trí phong thuỷ cho phù hợp, tiện lợi.
 Nội thất phòng khách không phải to lớn, đắt tiền là tốt, mà quan trọng phải xem đến tỉ lệ, chất liệu, màu sắc, hình khối thế nào?
 Phòng quá lớn mà bàn ghế, đồ đạc bé nhỏ thì chủ nhà lận đận, bệnh ôn hoàng, quan sự, khẩu thiệt.    Ngược lại phòng khách nhỏ mà đồ nội thất  quá to lớn và nhiều thứ chen chúc, chật chội thì là tiền cát hậu hung, đa dị tật, hung bại.
 Không nên có hình thù kỳ dị, méo mó, lộn xộn. Hình ngăy ngắn, vuông vức, tròn trịa hoặc đa giác đều là chuẩn phong thuỷ.
 Không phải cứ gỗ quý ,Da quý, kim loại đắt tiền mà tốt. Chất liệu và màu sắc phải theo bản Mệnh của chú nhà.Nên dùng tỵ hoà hoặc sinh nhập, ít dùng sinh xuất, khắc xuất,  không dùng khắc nhập.
 Mệnh Kim tốt là Kim,Thổ. Vừa là Mộc, Thổ. Kỵ Hoả.
 Mệnh Mộc tốt là Mộc, Hoả. Vừa là Thổ, Thuỷ. Kỵ Kim.
 Mệnh Thuỷ tốt là Thuỷ, Kim.Vừa là Hoả, Kim. Kỵ Thổ.
 Mệnh Hoả tốt là Hoả, Mộc. Vừa là Kim, Thổ. Kỵ Thuỷ.
 Mệnh Thổ tốt là Thổ, Kim. Vừa là Thuỷ, Hoả. Kỵ Mộc.
 Nên treo tranh Bát tuấn viên đồ, Tranh sơn thuỷ, hoa hồng, hoa sen, hoa cúc, hồ nước, chữ thánh hiền, tượng thần tài, phúc lộc thọ.v.v.
 Dùng cây chịu được bóng râm, lành tính. Nên chọn loại có tiêu chuẩn : Mốc bì, thân quái, rễ kiềng, gốc bồ, ngọn chỉ, sẹo liền, cành ngoan.
Những điều cấm kỵ trong phòng khách:
Hình thù dị dạng, nhiều góc cạnh, méo mó.Có thể dùng chậu cây cảnh, đồ pháp khí phong thuỷ (qủa cầu pha lê, tháp trụ đá thạch anh) đặt vào chữa chỗ xấu.
 Nhìn thẳng vào phòng ngủ, wc, Bếp.
 Ghế chủ nhà quay lưng ra cửa.
 Bàn ghế dựa cột, dưới xà nhà, cầu thang.
 Ảnh riêng gia đình,thượng thọ, cưới ,sinh nhật, tắm biển vv
Thấp tối, không đủ sáng .
 Lò sưởi, điều hoà, bể cá, tiểu cảnh,loa đài, treo gương là con dao 2 lưỡi, nếu đặt vào cung xấu thì có tác dụng hoá giải cái xấu đem cái tốt về. Nhưng nếu đặt vào cung tốt sẽ phản tác dụng lại còn rước hoạ vào nhà.
 Khi treo gương cũng phải để ý xem trong gương có phản chiếu wc, bếp, giường ngủ hoặc những hình ảnh gì bất tiện không.
 Tránh  cây dây leo ,gốc nhỏ, gốc ngọn bằng nhau, xù xì, gai góc. ( xương rồng tròn có thể dùng trấn yểm cung xấu)

 Người đang làm quan, kinh doanh, trọng trách  không treo trong phòng khách Đầu trâu, bò, mãnh thú nhồi, thuyền vật  sóng, ruộng vườn,  chiều tà, hoàng hôn, vinh quy bái Tổ, và các đồ vật dị dạng .

Thư để lại cho các con – Tôn Vận Tuyền

Lời nói đầu

TonVanTuyen1Tôn Vận Tuyền (孫運璿, Sun Yun-Suan, 10/11/1913 - 15/2 /2006), một nhà kinh tế, một chính trị gia Đài Loan, xuất thân là kỹ sư, quê ở Bồng Lai, Sơn Tây (Trung Quốc). Ông tốt nghiệp ngành Công nghệ điện tại Đại học Công nghệ Harbin (Harbin Institute of Technology).

Từ năm 1937 đến 1940 ông làm việc tại Hội đồng tài nguyên quốc gia (National Resources Commission). Ông được gửi đi tu nghiệp tại Tennessee Valley Authority (Hoa Kỳ) từ năm 1943 đến 1945. Ông làm Bộ trưởng gần 20 năm ở các bộ Giao thông vận tải, Truyền thông và Bộ Kinh tế . Ông là Bộ trưởng Bộ Kinh tế từ năm 1969 đến 1978, sau đó được bầu làm Thủ tướng Đài Loan (Premier of the Republic of China ) từ năm 1978 đến 1984. Ông có công xây dựng Mười dự án siêu cấu trúc , trong đó có sân bay quốc tế Chiang Kai-shek International,Nhà máy Điện hạt nhân số 1, đường cao tốc Quốc gia Tôn Dật Tiên (Sun Yat-sen National Expressway) Viện nghiên cứu Công nghiệp Quốc gia (Industrial Technology Research Institute) và Công viên Công nghệ khoa học Tân Trúc (Hsinchu Science-based Industrial Park)...

Nhờ những biến đổi có tính cách mạng này mà từ những năm 60 của thế kỷ trước, Đài Loan đã trở thành nơi xuất khẩu mạnh mẽ các loại hàng dệt may, giầy dép, đồ nhựa, nông sản phẩm, công nghệ hóa dầu, thiết bị cơ khí và đặc biệt là các linh kiện điện tử. Ông được coi là một trong những người tạo ra sự bứt phá về Công nghệ và Kinh tế ở Đài Loan.

Ngày 24 tháng hai năm 1984 ông bị đột quỵ do xuất huyết não và sau khi phục hồi chỉ có thể ngồi trên xe lăn. Tháng 2 năm 2006 , ông qua đời tại Đài Bắc, hưởng thọ 92 tuổi. Ngoài các trước tác về Kinh tế, Chính trị, tôi quan tâm đến một bức thư ông để lại cho các con của ông. Một bức thư giản dị nhưng thật chân tình và sâu sắc. Tôi (GS Nguyễn Lân Dũng - NV ) xin phép được giới thiệu lại cùng các bạn bức thư này:

KIẾP SAU (NẾU CÓ) DÙ THƯƠNG HAY KHÔNG THƯƠNG, CŨNG KHÔNG CÒN DỊP GẶP LẠI NHAU ĐÂU ".... Tôn Vận Tuyền đã để lại những lời căn dặn như sau:

Các con thân mến, viết những điều căn dặn này, cha dựa trên 3 nguyên tắc như sau :

1. Đời sống là vô thường, không ai biết trước mình sống được bao lâu, có những việc cần, nếu được nói ra sớm để hiểu thì hay hơn.

2. Cha là Cha của các con, nếu không nói ra thì chắc không ai nói rõ với các con những việc này đâu!

3. Những điều căn dặn để ghi nhớ này là kết quả của bao kinh nghiệm xương máu, thất bại đắng cay trong cuộc đời của chính bản thân mà Cha ghi nhận được, nó sẽ giúp các con tránh những nhầm lẫn hoang phí trên con đường trưởng thành của các con.

Dưới đây là những điều nên ghi nhớ trong cuộc đời :

1. Nếu có người đối xử với con không tốt, đừng thèm để tâm cho mất thời giờ. Trong cuộc đời nầy, không ai có bổn phận phải đôi xử tốt với con cả, ngoại trừ cha là mẹ của các con. Nếu có người đối xử tốt với con, ngoài việc các con phải biết ơn, trân quý, các con cũng nên thận trọng một chút, vì người đời thường làm việc gì cũng có mục đích của nó, chớ có vội vàng cho là bạn tốt của mình ngay.

2. Không có người nào mà không thể thay thế  hay tồn tại mãi với mình được cả; không có vật gì mà nhất thiết phải sở hữu, bám chặt lấy nó. Nếu hiểu rõ được nguyên lý nầy, thì sau nầy trong cuộc đời, lỡ người bạn đời không còn muốn cùng đi trọn cuộc đời, hay vì lý do gì con bị mất đi những gì trân quý nhất trong đời con, thì cũng nên hiểu: đó cũng không phải là chuyện trời sập.

3. Đời người ngắn ngủi, nếu hôm nay ta để lãng phi thời gian, mai đây hiểu được thì thấy rằng quãng đời đó đã vĩnh viễn mất rồi! Cho nên, nếu ta càng trân biết quý sinh mạng của mình càng sớm, thì ta được tận hưởng cuộc đời mình càng nhiều hơn. Trông mong được sống trường thọ, chi bằng mình cứ tận hưởng cuộc đời mình ngay từ bây giờ.

4. Trên đời nầy chẳng hề có chuyện yêu thương bất diệt. Ái tình chẳng qua là một cảm xúc nhất thời, cảm giác nầy tuyệt đối sẽ theo thời gian, hoàn cảnh mà biến thiên, thay đổi. Nếu người yêu bất diệt rời bỏ con rồi, hãy chịu khó nhẫn nại một chút, để thời gian dần dần trôi qua, để tâm tư mình từ từ lắng đọng, cái đau khổ cũng sẽ từ từ nhạt nhòa đi. Không nên cứ ôm ấp cái ảo ảnh yêu thương mãi, cũng không nên quá bi luy vì thất tình.

5. Tuy có nhiều người trên thế giới này thành công, nổi tiếng mà chẳng có học hành nhiều, chẳng có bằng cấp cao, nhưng điều đó cũng không có nghĩa là không cần học hành nhiều sẽ thành công. Kiến thức đạt được do việc học hành, giáo dục là vũ khi trong tay của mình. Ta có thể lập nên sự nghiệp với bàn tay trắng, nhưng không thể trong tay không có tấc sắt. Nên nhớ kỹ điều nầy!

6. Cha không yêu cầu các con phải phụng dưỡng cha trong nửa quãng đời còn lại của cha sau nầy. Ngược lại, cha cũng không thể bao bọc nữa quãng đời sau này của các con. Lúc các con đã trưởng thành, độc lập, đó cũng là lúc cha đã làm tròn thiên chức của mình. Sau nầy các con có đi xe Bus công cộng hay đi Auto nhà, các con ăn soup vi cá hay ăn mi gói, đều là trách nhiệm của các con.

7. Các con có thể yêu cầu mình phải giữ chữ TÍN, nhưng không thể bắt người khác phải giữ chữ TÍN với mình. Các con có thể yêu cầu mình phải đối xử TỐT với người khác, nhưng không thể kỳ vọng người khác phải đối xử TỐT với mình. Mình đối xử người ta thế nào, không có nghiã là nguời ta sẽ đối xử lại mình như thế , nếu không hiểu rõ được điều nầy, sẽ tự chuốc lấy buồn phiền cho mình.

8. Trong mười mấy, hai mươi năm nay, có người tuần nào cũng mua vé số, nhưng vẫn nghèo trắng tay, điều nầy chứng minh: muốn phát đạt, phải siêng năng làm ăn mới khá được. Trên thế gian nầy không có cái gì là miễn phí cả.

9. Sum họp gia đình, thân thích đều là duyên phận, bất luận trong kiếp nầy chúng ta sống chung với nhau được bao lâu, như thế nào, nên trân trọng và hãy quý khoảng thời gian chúng ta được chung sống với nhau, kiếp sau (nếu có), dù ta có thương hay không thương, cũng không có dịp gặp lại nhau đâu.

Hồng Phúc ( sưu tầm )

Thursday, June 27, 2013

Rau thơm bài thuốc – Tổng hợp

Các loại rau này nghe quen thuộc, duy chỉ có đinh lăng là DS không biết. Mùa hè vườn sau nhà có rau răm, diếp cá, húng quế, húng cây, húng lũi, kinh giới, tía tô, sả… Ăn rau thơm vừa ngon miệng vừa có vị thuốc nữa, thích quá đi thôi!

1. Rau răm 

rau răm

Còn có tên gọi là thủy liễu, hương lục... Rau răm vị cay, tính ấm, không độc, dùng để chữa đau bụng lạnh, chữa rắn cắn, chàm ghẻ, mụn trĩ, kích thích tiêu hóa, kém ăn, làm dịu tình dục. Rau răm được trồng khắp nơi và thường được mọi người dùng làm rau sống và gia vị vào canh để có thể sát trừ một số độc chất có trong hải sản (tôm, cá...). Thường khi làm thuốc, người ta dùng tươi, không qua chế biến.

2. Thì là (thìa là)

thi là

Còn gọi là thời la, đông phong. Thì là được dùng làm gia vị vào các món ăn, nhất là các món chế biến từ cá. Trong đông y, thì là là một vị thuốc rất thông dụng. Theo Nam dược thần hiệu, hạt thì là vị cay, tính ấm, không độc, điều hòa món ăn, bổ thận, mạnh tỳ, tiêu trướng, trị đau bụng và đau răng.

3. Rau mùi (ngò rí)

ngò rí
Còn được gọi là ngò ta, hương tuy. Rau mùi có vị cay, tính ấm, không độc, tiêu thức ăn, trị phong tà, thông đại tiểu tiện, trị các chứng đậu, sởi khó mọc, phá mụn độc... Rau mùi được trồng phổ biến ở miền bắc và thường có trong mùa đông.

Xuất hiện rất nhiều trong các món canh và là gia vị dùng để trang trí chủ chốt trong nhiều món ăn từ truyền thống đến hiện đại. Lá ngò mỏng manh này lại chứa hàm lượng caroten (tiền vitamin A) trong lá gấp 10 lần cà chua, dưa chuột. Hàm lượng canxi, sắt cao hơn cả các loại rau khác. Ngoài ra còn có các loại Vitamin B1, B2, B6, B12, C, E và các chất khoáng như kẽm, ma-nhê, đồng…có tác dụng hiệu quả trong việc chữa trị những bệnh liên quan đến tiêu hoá, như kiết lị, tiểu tiện, mụn nhọt, lên sở, thiếu sữa, mất sữa, cảm mạo, nhức xương… Khi dùng loại gia vị này thường người ta dùng tươi để ăn sống hoặc sắc uống.

4. Mùi tàu

mùi tàu

Còn gọi là ngò tây, ngò gai, ngò tàu. Cây mùi tàu được nhân dân ta trồng phổ biến khắp nơi, dùng để ăn sống, nấu canh và làm thuốc chữa bệnh. Mùi tàu có vị the, tính ấm, mùi thơm hắc, khử thấp nhiệt, thanh uế, mạnh tỳ vị, kích thích tiêu hóa...

5. Húng chanh

húng chanh

Còn gọi là cây rau tần dày lá. Trong dân gian thường dùng lá tươi làm rau sống trong các bữa ăn. Húng chanh vị chua the, thơm hăng, tính ấm, vào phế có công dụng giải cảm, tiêu đờm, khử độc và các chứng bệnh cảm cúm, lạnh phổi.

Dân gian vẫn sử dụng loại rau này như một loại rau sống trong các bữa ăn hàng ngày vì nó có vị chua the, thơm hăng. Vì có chứa một lượng tinh dầu nên húng quế còn có tác dụng trị các chứng ho bổ phế, giải cảm, tiêu đờm, khử độc và các chứng bệnh cảm mùa lạnh… Khi dùng, hái lá tươi đem hấp chín hoặc giã nát lấy nước. Cũng có thể đun sôi với một số loại khác như sả, tía tô, rau răm, hẹ, mật ong, kinh giới… để đun lấy nước xông giúp ra mồ hôi để giải cảm. Trong một vài trường hợp húng chanh còn được dùng để chữa rắn cắn, ong đốt, hen suyễn…

6.Húng quế

húng quế

Theo Đông y, húng quế có vị cay, tính nóng, có mùi thơm, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, giảm đau. Quả có vị ngọt và cay, tính mát, có tác dụng tốt cho thị lực. Toàn cây có tác dụng chữa cảm cúm, cảm sốt nhức đầu, nghẹt mũi, đầy bụng, kém tiêu.

7. Bạc hà (húng cây)

húng cây

Bạc hà là một bài thuốc khá hữu hiệu trong việc chữa trị cảm cúm và các vết côn trùng cắn, giúp lọi tểu hóa, chữa chứng đầy hơi, thấp khớp, nấc cục, thông cổ, trị viêm xoang nhẹ… Dầu bạc hà cay có thể làm dịu cơn hen suyễn nhẹ bằng cách ngửi. Phụ nữ có mang thì nên thận trọng khi dùng vì rất có thể dẫn đến sẩy thai.

8. Sả (cỏ chanh)

sả

Sả rất tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng kích thích ra mồ hôi, hạ sốt ở người bệnh cảm và giúp lợi tiểu. Sả còn được dùng để điều trị chứng co thắt cơ, chuột rút, thấp khớp, đau đầu..

9. Tía tô

tía tô

Tía tô là vị thuốc được y dược học đông phương xếp vào loại giải biểu (làm cho ra mồ hôi) thuốc nhóm phát tán phong hàn (nhóm do lạnh gây bệnh) cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt. Không chỉ là rau gia vị thơm ngon, tía tô còn là cây thuốc được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Tía tô có hai loại: tía tô mép lá phẳng, màu tía nhạt, ít thơm và tía tô mép lá quăn, màu tía sẫm, mùi thơm nồng.

Tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng trị cảm lạnh, đầy bụng, nôn mửa. Cành tía tô có vị cay ngọt, có tác dụng an thai, chống nôn mửa, giảm đau, hen suyễn. Ngoài ra, với giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe, và P... tía tô có tác dụng đẹp da. Lương y Đinh Công Bảy - Tổng thư ký Hội Dược liệu TP.HCM cho biết, tía tô tốt cho phế quản, phổi. Theo Đông y, phổi tốt sẽ giúp thần sắc tươi tắn, da hồng hào. Chính vì thế, nhiều người đã dùng tía tô như một phương thuốc làm đẹp da ít tốn kém, nhưng hiệu quả.

10. Rau diếp cá

rau diếp cá

Từ lâu rau diếp cá đã được y học cổ truyền dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, phát ban, tắc sữa… Gần đây y học hiện đại cũng phát hiện ra nhiều tác dụng quý của loại rau - cây thuốc này như: kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng.

Cây này đã được ghi trong các sách thuốc từ cách đây hàng nghìn năm. Với giá trị làm thuốc thanh nhiệt, giải độc do làm mát huyết trong cơ thể nên trong các trường hợp bị viêm nhiễm trong cơ thể như mụn nhọt, mẩn ngứa có thể dùng rau diếp cá làm mát máu. Hoặc khi bị bệnh đường ruột, bị tiêu chảy cũng có thể dùng diếp cá.
Rau diếp cá có thể dùng để hạ sốt cho trường hợp trẻ sốt mà không muốn dùng thuốc Tây, hoặc phụ nữ có thai không dùng được Tân dược. Rau này còn có thể dùng để trị táo bón do đại tràng bị nhiệt, hay dùng chữa mụn nhọt, lở ngứa.

11. Lá lốt

lá lốt

Lá lốt còn có tên là tất bát, thuộc họ hồ tiêu ( Piperaceae), Lá lốt là loại cây mọc hoang và được trồng ở khắp mọi nơi.

Lá lốt có công dụng ấm trung tiêu, ấm dạ dày. Chữa nôn mửa do bị khí lạnh bụng đầy đau. Chữa nhức đầu, đau răng, mũi luôn luôn chảy nước, đại tiện lỏng ra nước, ra máu. Trong nhân dân, lá lốt thường được dùng chữa các bệnh sau: Chữa đau nhức xương khớp, Chữa bệnh phụ khoa (các viêm nhiễm ở vùng âm đạo, ngứa, ra khí hư, Chữa đổ mồ hôi nhiều ở tay chân, Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay, Chữa đau rang, Chữa viêm xoang, chảy nước mũi đặc, Giải say nắng, Chữa đau bụng lạnh, đi tiêu phân lỏng, buồn nôn, nấc cụt…

12. Đinh lăng

đinh lăng

Đinh lăng có tác dụng tăng biên độ điện não, tăng tỉ lệ các song alpha, beta và giảm tỉ lệ song delta. Những biến đổi này, diễn ra ở vỏ não mạnh hơn so với ở thể lưới.Tăng khả năng tiếp nhận cả các tế bào thần kinh vỏ não với các kích thích ánh sáng. Tăng nhẹ quá trình hung phấn khi thực hiện phản xạ trong mê lộ, tăng hoạt động phản xạ có điều kiện gồm phản xạ dương tính và phản xạ phân biệt. Dưới tác dụng của cao đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn.

13. Lá sung

lá sung

Sung là loại cây thường được trồng ven ao hồ để lấy bóng mát, lá dùng gói nem. Làm thuốc nên chọn những lá có nốt sần. Ta hay gọi là lá sung vá hay lá sung tật.
Lá sung tính mát, vị ngọt hơi chát, có tác dụng thông huyết, giảm đau, lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu đờm, tiêu thũng, sát trùng, bổ huyết. Trong dân gian, lá sung thường được dùng để chữa sốt rét, tê thấp, lợi sữa

14. Cây kinh giới

kinh giới

Cây kinh giới có tác dụng “đánh bay” căng thẳng, bạn có thể thấm một ít tinh dầu kinh giới bằng miếng bông rồi hít thật sâu. Ngoài ra, kinh giới còn có tác dụng giảm huyết áp và là thứ gia vị không thể thiếu trong một số món ăn ngon.

15. Húng lũi

hung-lui

Trong húng lũi có chứa hợp chất perillyl, có khả năng giải tán sự tụ tập của các tế bào gây ung thư ruột, phổi, da…

- Húng lũi là làm dịu đi những cồn cào khó chịu ở dạ dày. Cho dù chỉ cần vài lá bỏ vào tách trà nóng hoặc vài cọng húng lũi cũng đủ làm chén cơm thêm phần hương vị thì húng lũi đều có khả năng phát huy tối đa công dụng. Do một loại hương liệu có trong lá húng lũi, loại hương liệu này sẽ kích hoạt tuyến nước bọt cũng như các tuyến khác tham gia vào quá trình tiêu hóa, làm cho những tuyến này tiết ra những men (enzymes) tiêu hóa.

- Húng lũi còn giúp cải thiện hội chứng kích ứng ruột, làm chậm đi sự tăng sinh của vi khuẩn và các loại nấm gây bệnh. Húng lũi cũng có công trong điều trị bệnh suyễn, các bệnh về hô hấp do khả năng làm “nguội” và làm dịu cổ họng, mũi, các ống hô hấp…

Những nghiên cứu gần đây cũng cho thấy húng lũi có khả năng phòng chống ung thư do trong húng lũi có chứa một loại hợp chất gọi là perillyl, chất này có khả năng giải tán sự tụ tập của các tế bào gây ung thư ruột, phổi, da… Nước ép húng lũi là loại nước vệ sinh da mặt tuyệt hảo. Tinh dầu húng lũi còn chống lở chốc, đặc tính này còn được áp dụng chữa trị những vết cắn của côn trùng như muỗi, ong…

- Húng lũi còn có một đặc tính  khác là giúp vệ sinh răng miệng, làm hơi thở thơm tho do có khả năng ức chế sự tăng trưởng của các vi khuẩn sống bám ở răng, lưỡi…

Hiện nay, người ta dùng húng lũi vào nhiều lĩnh vực khác nhau như thực phẩm (kem, rượu, bia…), mỹ phẩm, dược phẩm. Ngành công nghiệp thuốc lá cũng ăn theo. Hóa chất nổi tiếng có trong húng lũi là menthol. Các nhà sản xuất thuốc lá đã đưa menthol vào thuốc lá để đem lại vị the và hương thơm. Đã có những khuyến cáo rằng phụ nữ hút nhiều thuốc lá có nhiều menthol càng khó có khả năng sinh nở, đàn ông hút nhiều thuốc lá có menthol sẽ dễ bị bất lực. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn không biết chắc rằng menthol có phải là đồng phạm với khói thuốc lá hay không.

http://forum.bacsi.com/chua-benh-khong-dung-thuoc/gia-vi-bai-thuoc-42761.html

http://giaoduc.net.vn/Suc-khoe/Suc-khoe-360/13-loai-rau-thom-chua-benh-ba-noi-tro-nen-biet/302699.gd

http://www.baomoi.com/7-loai-tinh-dau-giup-ban-giai-toa-lo-au-phien-muon/138/9137650.epi

http://trongraulamvuon.com/cach-trong-rau/rau-hung-lui-va-nhung-cong-dung/

Huỳnh Ngọc Chênh-trở thành con bệnh biến thái nghiện sex


Cu Ti

      Anh thấy thực sự sốc trước tình trạng xuống cấp về đạo đức của các bloger lề trái. Anh giật mình khi bloger Phạm Viết Đào bị bắt, Trương Duy Nhất bỏ nghề để viết blog chống Nhà nước cũng bị tóm luôn. Nay lại đến chuyện bloger Huỳnh Ngọc Chênh viết tự truyện về sex của cuộc đời hắn. Đúng là kẻ bệnh hoạn, anh thấy choáng khi những tên đang tự nhận mình là các nhà dân chủ hàng đầu mà lại bỗng dưng mất dạy thế này.

Huỳnh Ngọc Chênh-nhà dâm chủ 
     Trên cái trang blog của tên Huỳnh Ngọc Chênh này có cái bài viết có tên là “Những mẩu chuyện sex trong cuộc đời tình ái của tôi-kỳ 1” đã cho thấy tên này đang đến giai đoạn điên loạn và cuồn sex. Anh biết rằng ai cũng có nhu cầu sex , nó là một phần của cuộc sống con người nhưng không có nghĩa là thích thể hiện ở đâu cũng được và viết lách theo kiểu mất dạy, vô văn hóa cũng được. Anh nghĩ tên Chênh này sau một thời gian thủ dâm chính trị nên giờ sinh ra bị điên và hội chứng sex đã ngấm vào máu rồi.

      Cụ thể là anh thấy trong câu chuyện của hắn có đầy yếu tố sex mang tính loạn luân. Mà cái yếu tố đấy thì hẳn ai cũng biết là nó đi ngược lại thuần phong mỹ tục của Việt Nam, làm xói mòn các giá trị đạo đức của dân tộc. Đấy là điều không thể chấp nhận được. Sự bệnh hoạn trong tự truyện của Chênh không phải là hắn viết truyện sex bạo lực mà là yếu tố loạn luân mà hắn là một nhân vật chính trong đó. Hắn kể rằng khi đó hắn còn bé tí tẹo nhưng hắn đã nằm trên bụng bà chị họ và có các hành động xxx. Anh thật sự thấy sợ cái độ bệnh hoạn mang bản chất của tên Chênh này. Từ cái thời chim chưa mọc lông, chưa mở mắt mà hắn đã cảm thấy đê mê khi nằm trên bụng của một bà chị họ.Hắn còn kể rằng hắn đã thò tay vào trong bẹn bà chị họ mà kéo quân của bà chị tên Q ấy lên cao để lộ ra mọi thứ…Hắn còn kể “chị Q hắn ôm mông hắn ru lên ru xuống nhấp nha nhấp nhổm, và hắn ngất ngây và tột đỉnh”. Anh nghĩ hắn thật đúng là có một bản năng mãnh liệt và táo bạo. Hắn có được cái tính dâm dục trời phú từ bé nên mới có những chuyện kinh tởm và khốn nạn như thế này chứ.


     Hắn còn bỉ ổi hơn là đã đem chuyện này đi bán rẻ bà chị họ cho bọn thanh niên làm trò đùa. Anh thấy hắn bảo hắn còn bảo sau này hắn còn mộng tinh mà đúng hơn là thẩm du về chị Q nữa chứ. Thật là bệnh hoạn hết chỗ nói.Anh nghĩ cái tên Huỳnh Ngọc Chênh này có bản chất dâm dục vô đối. Từ nay anh phải phong cho hắn cái chức là “thiên hạ đệ nhất dâm dục mất”. Từ nay chúng ta có khi phải gọi các vị như Huỳnh Ngọc Chênh và đồng bọn là các nhà “dâm chủ” thì mới đúng. Lâu nay cứ gọi là các rận chủ thì thật là không phù hợp. Xin lỗi vì đã làm nhục những con rận

     Nhưng mà buồn cười hơn cho cái lý do mà tên Chênh này đưa ra là do Nhà nước không cho tự do báo chí nên hắn mới viết truyện sex. Nói gì thì nói nhưng chốt lại là hắn không thể kiềm chế cái bản tính bệnh của hắn nên hắn mới nói vậy thôi. Nếu nói như vậy thì có khi các nhà báo ở Việt Nam bỏ nghề để về viết truyện sex hết chắc. Thế các tờ báo ở Việt Nam hiện nay vẫn tồn tại đấy thì sao? Chỉ có những kẻ vô tài bất đức mới ngồi bên lề xã hội mà viết truyện sex để đầu độc người khác mà thôi.  
     Chênh có nói gì đi chăng nữa thì cũng không thể chối bỏ được bản chất của hắn đâu. Qua cái vụ này có khi Chênh lại nổi tiếng cũng nên. Đây đúng là các tư tưởng mà các nhà dâm chủ muốn du nhập vào Việt Nam cũng nên. Chúng ta hãy chờ đợi sự biến thái của các nhà "dâm chủ" khác sẽ được bộc lộ như thế nào.