Friday, June 21, 2013

Lại đỗ tốt nghiệp gần hết


 Cu Ti


      Dạy và học là việc của mọi thời đại của mọi Quốc gia, dân tộc. Một dân tộc có thực sự phát triển và thịnh vượng hay không phụ thuộc rất nhiều vào nền giáo dục nước đó. Ai cũng biết vậy nhưng việc giáo dục ở nước ta mãi là câu chuyện muôn thưở để mà ùm xùm bàn cãi. Một kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông vừa trôi qua nhưng những nghi ngờ lại nổi lên đó là vấn đề kết quả thi tốt nghiệp. Sau đây là một số ý kiến của tác giả xung quanh vấn đề này. 
 
 


      Việc thi tốt nghiệp năm nay được Bộ Giáo dục và đào tạo thông báo là diễn ra đúng quy củ nền nếp. Số lượng thí sinh bị vi phạm quy chế thi và số lượng giám thị bị phạm luật khi coi thi cũng giảm. Đây được cho là một kỳ thi tốt nghiệp yên bình. Nhưng liệu đây có thật sự là một kết quả tốt so với thực tế. Truyền thông và báo chí đã thực sự đi đến được mọi ngóc nghách của vấn đề thi cử. Đây là những câu hỏi mà các thí sinh với những người trong cuộc của ngành giáo dục là hiểu rõ cả.

      Thiết nghĩ vấn đề quy chế thi và coi thi được đảm bảo hiệu quả và vấn đề kết quả thi tốt là hai vấn đề khác nhau hoàn toàn. “Theo thống kê của Bộ Giáo dục và đào tạo thì tỉ lệ đỗ tốt nghiệp là 97,5 %”. Thế phải chăng nước ta nền giáo dục đang có những sự thay đổi lớn và tiến bộ chóng mặt. Đây là tín hiệu đáng mừng hay đáng lo? Chỉ mấy năm thực hiện cái khẩu hiệu “x không” trong giáo dục mà kết quả đã khả quan đến bất ngờ. Nếu thế thì có khi nước ngoài phải học tập Việt Nam trong việc giáo dục và đào tạo mất.

       Sao thông tin về những cái gì tiến bộ, tích cực thì rầm rộ thế mà thông tin ngược lại thì chẳng thấy đâu nhỉ. Hay là hoàn toàn không có. Sao cái việc cứ thi xong là phao thi trắng xóa sân trường đến hàng đống thì chẳng thấy ai nói gì cả. Tôi nghĩ nếu về cái mùa thi tốt nghiệp này các quán photocopy phao thi sẽ phát tài. Cả những người thu nhặt giấy phế liệu nữa. Họ tha hồ mà thu lượm phao thi đem đi bán giấy vụn.

      Đã có phao thi tức là đã có tiêu cực trong cả tư tưởng. Các thí sinh dự thi thì chơi cái trò “được tí nào hay tí đấy”. Xem được từ đầu thì càng tốt, không được thì về cuối giờ xem. Tư tưởng đã như vậy thì hành động sẽ dễ tiêu cực là tất yếu. Cái thời bác Nhân nhà ta làm rầm rộ phong trào “x không” liệu có còn tí dư âm nào hay không nữa thì ai mà biết được. Chẳng lẽ mới có mấy năm mà cái phong trào học tập bác Nhân phát động ở nước mình nó tiến lên nhanh như vậy à. Thật là đáng khâm phục!




       Không kể đến những cái chuyện lớn lao như chúng ta có hàng tá giáo sư tiến sĩ mà chẳng có cái bằng sáng chế nào. Chúng ta là “trùm học vấn’ của thiên hạ nhưng nhìn vào thì lại méo mó, ít ứng dụng thực tiễn. Nhìn vào cái kỳ thi tốt nghiệp THPT mà thấy nhiều nỗi lo âu. Có hay không việc xin xỏ trong thi cử, có hay không việc sợ mất thành tích của các trường trong đào tạo. Ai dám đứng ra chắc chắn là không?
 
      Đã có chuyện đồn rằng các thầy cô của một trường cấp 3 nọ đã quán triệt với phụ huynh và học sinh khối 12 rằng. Nếu phụ huynh và học sinh không cam kết con mình đậu được vào trường đại học mà mình thi thì không được thi. Thế thì có mà thánh mới biết. Đấy là câu trả lời có hay không việc giữ “chỉ tiêu”, giữ “thành tích”. Những việc nhỏ như vậy cũng đã thấy nền giáo dục của chúng ta có những sự thực khó nói và ít ai dám nói.

       Nói ra để mà nghĩ mà hy vọng là sẽ có những sự thay đổi trong nền giáo dục cho phù hợp với thời đại. Hy vọng chất lượng của nền giáo dục nước ta sẽ không có những sự tiến bộ chỉ trên những con số.

No comments:

Post a Comment