Lại nhắc đến cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc năm 1979, nhiều tên chống cộng cực đoan (CCCĐ) đã đọc không kỹ lại thích phán bừa về cuộc chiến như thể chúng đã từng ở đó mà chứng kiến nó như thế nào vậy. Nhưng thực tế có đúng như vậy không?
Thứ nhất rằng ai bảo ở biên giới phía bắc không có quân chính quy? Lực lượng quân chính quy tuy ít nhưng cũng tham chiến cùng dân quân và bộ đội địa phương, nhất là ở Lạng Sơn. Trung đoàn 12 thuộc sư đoàn Sao Vàng đã phải gồng mình chiến đấu bảo vệ Đồng Đăng từ ngày 17 trước sức tấn công của 2 sư đoàn bộ binh, 1 trung đoàn xe tăng và 6 trung đoàn pháo binh Trung Quốc. Đến tận ngày 22, quân Trung Quốc gọi quân trong Pháo Đài hàng nhưng không được đã cho tấn công bằng thuốc nổ, súng phun lửa, lựu đạn và vũ khí hóa học làm chết tất cả những người cuối cùng cố thủ bên trong. Bên cạnh đó là sự có mặt của các sư đoàn 3, 327, 338, 337, 347 trực thuộc quân đoàn 14 tại Sao Mai, Lạng Sơn cũng tham gia chiến đấu.
Sự giúp đỡ của Liên Xô không có nhiều, chủ yếu là lời đe dọa sẽ tấn công, điều động các đơn vị quân sự ở Siberi sẵn sàng tham chiến khiến Trung Quốc đã phải sơ tán dân chúng ra khỏi một số nơi tại khu vực biên giới giáp ranh với Liên Xô. Bên cạnh đó, Liên Xô cũng hỗ trợ vận tải bằng máy bay AN-12 cho Việt Nam để đưa quân đoàn 2 từ Campuchia ra Lạng Sơn và không vận vũ khí cho nước ta.
Nên nhớ lúc đó chiến sự mới chỉ bắt đầu, nhiều đơn vị chủ lực còn đang phải điều từ chiến trường miền nam và Campuchia trước kia ra bắc để sẵn sàng ứng phó khi chiến tranh lan rộng và kéo dài hơn. Lúc đấy còn chưa ai biết Trung Quốc có thể tiến xa đến đâu, tiến vào đâu mà quân của chúng thì quá đông, do đó việc có 5 sư đoàn gồm 30000 quân lập tuyến phòng thủ cánh cung từ Yên Bái tới Quảng Yên với nhiệm vụ bảo vệ Hà Nội và Hải Phòng là một hành động hợp lý, chứ không phải dốc hết toàn quân trên toàn bộ miền bắc lúc đó để ra đối đầu với Trung Quốc ở biên giới khi mà còn chưa biết liệu không quân và hải quân của chúng có tham chiến, đổ bộ sau lưng quân ta hay không. Thực tế trong lịch sử quân sự đã có những vụ “đánh lén” nguy hiểm khi quân tấn công không bảo vệ được hai bên sườn và sau lưng, ví dụ như khi quân Triều Tiên dốc toàn lực lượng xuống để dứt điểm số quân Hàn cuối cùng còn sót lại cộng với các đơn vị bổ sung của Mỹ đang cố thủ ở Pusan vào tháng 9 năm 1950, lúc này Mỹ và Hàn chỉ còn giữ được 10% lãnh thổ bán đảo Triều Tiên, thống chế Douglas MacArthur đã cho một cuộc đổ bộ từ biển vào bờ xa phía sau phòng tuyến của Triều Tiên tại Incheon khiến quân Triều Tiên tiến xuống nam thì rất nhanh mà rút về nhanh không kém.
Và cuối cùng trong cuộc chiến này ta chưa hề có ý định chiến tranh căng thẳng lâu dài hay đánh sang chiếm vùng biên giới Trung Quốc. Việc các đơn vị phòng thủ ở biên giới tuy trang bị không nhiều nhưng có thể gây thiệt hại nặng nề cho quân Trung Quốc suốt 1 tháng trời và làm chúng khốn đốn tiến ì ạch ở biên giới đã là một thành tích to lớn, trong khi đó các binh chủng pháo binh, tăng thiết giáp, không quân và hải quân ở đằng sau đều đang tập hợp càng ngày càng đông đã áp sát mặt trận để sẵn sàng phản công. Quân đoàn 14 với các sư đoàn 337, 327, 338 hầu như còn nguyên vẹn đang bố trí quân quanh thị xã Lạng Sơn. Quân đoàn 2, chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam, đã tập kết sau lưng Quân đoàn 14. Tất cả đã sẵn sàng tấn công để quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi.
Khởi điểm ban đầu khi Trung Quốc bất ngờ tấn công và ta chưa có chuẩn bị gì, nhưng việc giam chân chúng thành công ở biên giới suốt 1 tháng đã cho thấy lòng yêu nước của mọi người dân, mọi người lính Việt Nam không phân biệt dân quân địa phương hay quân chính quy. Còn tiến hành chiến tranh thế nào, điều động quân ra sao thì phải xem xét vào các yếu tố địa lý, trang bị của các binh chủng, quân số ở các nơi và tình hình chiến sự cụ thể chứ không phải ngồi đấy mà phán như thể mình là tổng tư lệnh mọi mặt trận. Mà nhất là với những kẻ bỏ nước chạy theo Mỹ mà ngồi nhìn cuộc chiến thì càng không có tư cách để mà phán xét những người đã thực sự tham gia cuộc chiến để bảo vệ Tổ quốc.
Victor Charlie – CT03
No comments:
Post a Comment