Sunday, February 22, 2015

"XÓT XA" CÁI GÌ?

Ngày hôm qua, với những hình ảnh này, cộng đồng mạng đã rộ lên hai chữ "xót xa" và không tiếc lời chửi rủa những công an viên đang thực thi nhiệm vụ. Chúng ta cần nhìn nhân thế nào? 



Việc xin và cho chữ là một nét đẹp văn hóa truyền thống (dù thực tế là mua- bán chữ), một hình ảnh đặc trưng vào ngày Tết ở khu vực Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Tuy nhiên, năm nay Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Nội, Xuân Ất Mùi 2015 “Phố ông đồ” sẽ được chuyển vào khu vực hồ Văn trong quần thể di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám thay vì diễn ra trên vỉa hè áp sát khu di tích như mọi năm bởi “Phố ông đồ” tự phát không đảm bảo an ninh trật tự, gây ách tắc giao thông, chất lượng “ông đồ” không được kiểm soát, giá cả bị thương mại hóa, việc đóng đinh, căng lều bạt gây mất mỹ quan....

Tuy nhiên, khu vực hồ Văn tối đa chỉ đủ chỗ cho khoảng 70 người, tức là chỉ đáp ứng được gần một nửa nhu cầu của hơn 200 ông đò thường "cho chữ" tại đây các năm trước. Điều này dẫn tới việc dù có quy định cấm nhưng vẫn còn những ông đồ “di động” ngồi cho chữ bên vỉa hè Văn Miếu nên lực lượng chức năng tiến hành giải tán các ông đồ lấn chiếm vỉa hè tạo ra cảnh các ông đồ nháo nhác ôm giấy bút chạy công an.

Có nhiều tờ báo nhân sự kiện này đã viết các bài báo với cái tít nào là "xót xa", "Ông đồ “rình” công an để cho chữ và bỏ chạy"....và có vẻ tất cả lỗi lại đổ lên đầu cơ quan chức năng. Tuy nhiên, cần nhìn nhận rằng việc tổ chức quy hoạch phố ông đồ trong hồ Văn là hợp lý như các lý do mình nêu trên, tuy nhiên sẽ tạo cho một số người cảm giác "kinh doanh chữ", "thương mại hóa" (dù thực tế trước giờ cũng đã thế).

Thứ nữa, chính các ông đồ và người "xin chữ" cũng nên hiểu rằng việc "cho-xin" chữ ở vỉa hè tuy tiện cho cả hai bên nhưng cần phải nghĩ tới việc đảm bảo giao thông, trật tự ngày Tết, nhất là đoạn Văn Miếu ai cũng biết là hay ùn tắc giao thông dù chỉ là ngày thường. Vì vậy, chúng ta cần đánh giá sự việc một cách khách quan, hợp lý nhất!

Hải Trang

No comments:

Post a Comment